Năm 1950, sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Liên Hợp Quốc thành lập lực lượng liên quân giúp Hàn Quốc, tướng MacArthur được cử làm tổng chỉ huy. Sau khi giành thắng lợi trong trận Pusan, liên quân nhanh chóng đẩy lui quân Triều Tiên và truy đuổi đến tận sông Áp Lục, nằm trên biên giới Triều Tiên - Trung Quốc. Thực hiện “kháng Mỹ viện Triều”, Trung Quốc liền đưa Chí nguyện quân vượt sông Áp Lục và phản công quân Liên Hợp quốc.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Truman- Tổng tư lệnh quân đội Mỹ đã cảnh báo MacArthur không nên khiêu khích Trung Quốc, nhưng ông tự tin Bắc Kinh sẽ không can thiệp, dẫn đến việc chính quân của MacArthur bị bao vây bởi những đơn vị đông đảo của Trung Quốc và buộc phải rút lui qua vĩ tuyến 38.
Trong tình hình đó, MacArthur lại yêu cầu mở rộng chiến tranh sang bên kia sông Áp Lục, triển khai chiến dịch không kích các mục tiêu quân sự tại Trung Quốc, thậm chí ném từ 30 đến 50 quả bom nguyên tử xuống khu vực Mãn Châu và từ Biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông) đến Hoàng Hải, tạo ra vành đai bức xạ hạt nhân trong ít nhất 60 năm để ngăn ngừa các cuộc tấn công.
Lo sợ thái độ quá khích của MacArthur có thể châm ngòi chiến tranh Thế giới thứ ba, ngày 11/4/1951, Tổng thống Truman quyết định cách chức tổng tư lệnh của MacArthur và cử tướng Ridgeway thế chỗ. Một số người nói, trong cuộc đời binh nghiệp, tướng MacArthur chịu thua nhiều trận, trong đó, trận thua đau nhất chính là “trận chiến” với Truman.
Trở về nước Mỹ sau 11 năm ở châu Á, ngày 19/4/1951, MacArthur ra trước Quốc hội Mỹ đọc lời từ biệt dài 11 phút. Trong phát biểu được xem là một trong những diễn văn hay nhất thế giới này, MacArthur đã nói một câu để đời trích dẫn từ một bài ca: “Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ tan vào hư không. Giờ đây, như người lính của bản hùng ca ấy, tôi xin được kết thúc sự nghiệp của mình”.
Douglas MacArthur là người Mỹ duy nhất từng chiến đấu trong 3 cuộc chiến lớn là Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai và chiến tranh Triều Tiên, là một trong 4 quân nhân Mỹ được phong hàm đại tướng 5 sao (cùng với George Marshal, Dwight Eisenhowwer và Omar Bradley), là người Mỹ duy nhất được Chính phủ Philippines phong hàm thống tướng quân đội nước này.
Ông ta qua đời ngày 5/4/1964 tại bệnh viện quân đội Walter Reed, Washington DC, thọ 84 tuổi. Lễ tang MacArthur được cử hành theo quy chế quốc tang. MacArthur được mai táng tại nhà tưởng niệm Douglas MacArthur ở thành phố Norfolk, bang Virginia. Đây là nhà bảo tàng lưu giữ bộ sưu tập về cuộc đời binh nghiệp của viên tướng này, và cũng là nơi yên nghỉ của phu nhân Jean Marie Faircloth, một nhà hoạt động xã hội (1898-2000).
Theo một số nhà nghiên cứu, MacArthur là một nhà quản lý giỏi tại Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng trong Thế chiến thứ hai. Ngoài ra, MacArthur không có gì nổi bật, cả về mặt quân sự và tính cách. Bên cạnh đó, ông này còn gây rất nhiều tranh cãi khi lợi dụng sự quen biết để yêu cầu Quốc hội Mỹ trao huân chương danh dự cho cuộc phòng thủ vô dụng tại Philippines vào năm 1942.
Nguyên Phong
" alt=""/>“Trận thua” đau nhất của tướng Mỹ MacArthurNắm bắt nhu cầu thị trường để chọn đúng ngành học
Tháng 7/2022 đánh dấu cột mốc đáng nhớ của các sinh viên chương trình Tin học và Kỹ thuật máy tính, Trường Quốc tế - ĐHQGHN với sự kiện tốt nghiệp dành cho khóa đầu tiên. Những bước chân bỡ ngỡ khi mới vào trường đã được thay thế bằng sự tự tin và một tâm thế sẵn sàng chuẩn bị cho tương lai.
Nguyễn Ngọc Huy là lứa tân cử nhân tốt nghiệp chương trình Tin học và Kỹ thuật máy tính đầu tiên của Trường Quốc tế - ĐHQGHN. Hiện tại, Huy đang làm IT Business Analyst - IT BA (chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm và truyền thông cho doanh nghiệp) tại FPT software. Công việc cụ thể của Huy là tham gia vào quá trình phân tích nghiệp vụ để phát triển cho domain blockchain của công ty. Tuy chỉ mới ra trường 1 tháng nhưng Huy đã đảm nhận vị trí Senior - vị trí vốn dành cho những người có 2-3 năm kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều dự án, với các kỹ năng như làm việc độc lập, có thể tự giải quyết được các bài toán phức tạp, kỹ năng mềm, xử lý vấn đề tốt, hỗ trợ được các thành viên khác, linh hoạt và sử dụng được nhiều công cụ đồng thời...
Chia sẻ về lý do chọn chuyên ngành đại học, Huy cho biết nhận thấy nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường, thời kỳ chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh nên nhu cầu nhân sự cho vị trí kỹ sư CNTT đang ngày một tăng lên. Ngoài ra, Huy cũng muốn góp phần xây dựng nền công nghệ nước nhà, vì vậy đã quyết định lựa chọn và đăng ký ngành Tin học và Kỹ thuật máy tính.
“Trước khi lựa chọn Trường Quốc tế, thực ra em cũng tham khảo một danh sách các trường đại học đào tạo ngành học này. Tuy nhiên, em mong muốn theo học chương trình nào vừa cung cấp kiến thức chuyên môn vừa cung cấp cho em năng lực ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Và VNU-IS đã đáp ứng được những yếu tố mà em cần”, Huy chia sẻ.
Nâng cao năng lực từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Nguyễn Ngọc Huy cho biết thêm: “Tất cả các môn học trong chương trình em đều được học bằng tiếng Anh. Ngoài học lý thuyết, chúng em còn được thường xuyên thực hành ở phòng lab. Sinh viên cũng được tham gia nhiều hoạt động học thuật khác như các workshop chuyên môn, các hoạt động trao đổi sinh viên với trường nước ngoài. Tất cả các hoạt động đó giúp nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực chuyên môn và cả kỹ năng mềm cho sinh viên - điều mà các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao”.
Bên cạnh đó, Huy cũng tham gia 2 CLB sinh viên về thể thao và học thuật. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa này giúp Huy học được kỹ năng việc sắp xếp thời gian. Ngoài ra, Huy cũng học được kỹ năng quan trọng đó là kỹ năng xây dựng mối quan hệ (networking) rất hữu ích và quan trọng cho công việc sau này.
“Từ đầu năm hai em được IFI Solution nhận làm thực tập sinh tài năng, sau đó em sang làm BA cho Sotatek với thị trường nước ngoài nên em có thể vừa học vừa làm. Em cũng được tham gia các dự án của Viettel Group (Viettel Digital Service)”, Huy cho biết.
Nguyễn Ngọc Huy chia sẻ: “Đối với ngành CNTT nói chung, một trong những thách thức mà em cảm thấy khó nhất là mình phải cập nhật những công nghệ mới mà có thể ở trường lớp chưa kịp học. Cách mà em vượt qua những thách thức này là em tham gia nhiều workshop, khóa học trực tuyến được trường giới thiệu với sự tham gia của những chuyên gia trong ngành để cập nhật những cơ hội hay thông tin mới nhất”.
“Khi các bạn đã quyết định lựa chọn hay nguyện vọng nào thì hãy cố gắng theo đuổi nó đến cùng và đừng bỏ cuộc giữa chừng”, Huy gửi gắm tới các bạn trẻ.
Phụ huynh học sinh có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về ngành Tin học và Kỹ thuật máy tính (mã ngành: QHQ 04) cũng như các ngành học của Trường Quốc tế tại: https://tuyensinh.vnuis.edu.vn/vnuis2023 Văn phòng tuyển sinh Trường Quốc tế, ĐHQGHN: Cơ sở 1: Tầng 1, Nhà E5, ĐHQGHN, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội Cơ sở 2: Phòng 302, Nhà C, Làng Sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Website: https://www.is.vnu.edu.vn/ Hotline: 024. 3555 3555/0983 372 988/ 0989 106 633/ 0379 88 44 88 Fanpage: https://www.facebook.com/truongquocte.vnuis |
Bích Đào
" alt=""/>Tân cử nhân vừa ra trường đã trở thành chuyên viên ‘cứng’ của FPT softwareĐây là kết quả đủ điều kiện trúng tuyển. Kết quả này trở thành chính thức khi: Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT năm 2023 hoặc các năm trước theo Quy chế tuyển sinh hiện hành; Có kết quả thẩm tra hợp lệ của chứng chỉ quốc tế (hoặc chứng chỉ do đơn vị tổ chức thi cung cấp cho trường theo đề nghị của thí sinh) hoặc kết quả đối soát bản chính học bạ THPT với các loại giấy tờ thí sinh đã cung cấp cho trường là thống nhất và hợp lệ, đồng thời thực hiện đúng quy định như sau:
Thời hạn và cách thức thí sinh thực hiện việc đăng ký nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia từ ngày 10/7 đến 17h ngày 30/7.
Thí sinh có tên trong danh sách được xét đủ điều kiện trúng tuyển, nếu vẫn còn nguyện vọng học tại Trường ĐH Luật TP.HCM phải tiếp tục thực hiện việc đăng ký nguyện vọng đã được trường thông báo đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống hoặc trên cổng.
Thí sinh được trường thông báo đủ điều kiện trúng tuyển theo đối tượng, phương thức nào chọn đúng đối tượng, phương thức đó để đăng ký. Cụ thể: Đối tượng 1 (Mã-tên phương thức): 301 - Xét tuyển thẳng theo quy chế; Đối tượng 2 (Mã-tên phương thức): 410 - Kết hợp kết quả học tập THPT với chứng chỉ quốc tế; Đối tượng 3 (Mã-tên phương thức): 303 - Xét tuyển sớm theo đề án của trường và đặt nguyện vọng này ở thứ tự thứ nhất (chỉ khuyến nghị) để đảm bảo trúng tuyển vào Trường ĐH Luật TP.HCM.
Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm đối với các phương thức xét kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2023; xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL...) kết hợp kết quả học tập THPT hoặc xét chứng chỉ SAT, ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/chứng chỉ A-level.
Đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2023 có 12.164 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 25.982 nguyện vọng. Trúng tuyển theo phương thức này là những thí sinh thuộc top 30% thí sinh có điểm cao nhất kỳ thi. Điểm trung bình trúng tuyển năm 2023 là 849, trong đó, điểm trung bình trúng tuyển các ngành thuộc lĩnh vực Kinh tế là 835 điểm, lĩnh vực Kinh doanh là 872 điểm và lĩnh vực Luật là 815 điểm.
Thí sinh Nguyễn Lê Mỹ An (Trường THPT Trịnh Hoài Đức, Bình Dương) đạt 1.091 điểm đã trúng tuyển vào ngành Kinh tế học. Đây cũng là thí sinh có điểm cao nhất kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM đợt 1 (ngày 26/3). Ngành đào tạo có điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển cao nhất là Kinh doanh quốc tế với mức 894 điểm. TP.HCM và Bình Dương là địa phương có nhiều thí sinh nhất trúng tuyển theo phương thức này (Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông, THPT Trần Phú, THPT Phú Nhuận.)
Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL...) kết hợp kết quả học tập THPT hoặc xét chứng chỉ SAT, ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/chứng chỉ A-level. Năm 2023, trường nhận được 2.703 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 9.512 nguyện vọng xét tuyển. Điểm chứng chỉ quốc tế cao nhất ở phương thức này là chứng chỉ IELTS 8.5, SAT 1530. Số hồ sơ có chứng chỉ IELTS 7.0 trở lên nộp vào trường chiếm gần 30% tổng số lượng hồ sơ xét tuyển.
Để xét tuyển bằng phương thức này thí sinh cần đáp ứng một trong những điều kiện sau: Xét theo chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập THPT: Thí sinh có điểm trung bình học tập THPT từ 7,5 (thang điểm 10) và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ tương đương IELTS 5.0 trở lên.
Xét kết quả bài thi SAT hoặc ACT: Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa: SAT (Scholastic Assessment Test): Thí sinh đạt điểm từ 1200/1600 trở lên; ACT (American College Testing) đạt điểm từ 27/36.
Xét theo chứng chỉ A-level hoặc bằng tú tài quốc tế (IB): Thí sinh sử dụng tổ hợp 3 môn thi (trong đó có môn Toán), mức điểm mỗi môn thi đạt từ 80/100 điểm trở lên (tương ứng điểm A); Bằng tú tài quốc tế (IB) từ 32/45 điểm trở lên.
Hội đồng tuyển sinh xét tuyển theo thứ tự ưu tiên như: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế ACT/SAT/Bằng tú tài quốc tế (IB)/Chứng chỉ A-level được ưu tiên xét tuyển trước (lấy tối đa 20% chỉ tiêu của phương thức này).
Trường hợp thí sinh đồng điểm sẽ quy đổi ra % điểm tối đa của từng loại chứng chỉ (VD: điểm của chứng chỉ SAT là 1300 -> % điểm tối đa = (1300/1600) * 100 = 81,25%) và lấy từ trên xuống cho đến khi đạt chỉ tiêu. Đối với các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: điểm xét tuyển là tổng điểm quy đổi của Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nhân hệ số 2 và cộng với điểm trung bình học bạ 3 năm THPT (6 học kỳ). Thí sinh tra cứu kết quả đủ điều kiện trúng tuyển, ngành trúng tuyển trên website của trường.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCMcông bố điểm chuẩn các phương thức xét tuyển học sinh giỏi; Xét tuyển học bạ; Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1.
Cách tính điểm xét tuyển theo phương thức xét tuyển học sinh giỏi và học bạ như sau: Điểm xét tuyển thí sinh = Điểm quy đổi các tiêu chí + Điểm ưu tiên quy đổi xét tuyển (nếu có). Mức điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực quy đổi theo thang điểm 100.
Mức điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực được quy định trong quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ GD-ĐT và được quy đổi đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 75 trở lên (khi quy đổi về thang điểm 100) xác định theo công thức: Điểm ưu tiên quy đổi xét tuyển = [(100 – Tổng điểm đạt được)/25,00] × (Mức điểm ưu tiên đối tượng theo thang điểm 100 + Mức điểm ưu tiên khu vực thang điểm 100).
Trong đó, mức điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực theo thang điểm 100 như sau:
Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 tính như sau: Điểm xét tuyển thí sinh = Điểm thi đánh giá năng lực + Điểm ưu tiên quy đổi xét tuyển (nếu có).
Mức điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực quy đổi theo thang điểm 1.200. Mức điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực được quy định trong quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ GD-ĐT và được quy đổi đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 900 trở lên (khi quy đổi về thang điểm 1.200) xác định theo công thức:
Điểm ưu tiên quy đổi xét tuyển = [(1.200 – Tổng điểm đạt được)/300,00] × (Mức điểm ưu tiên đối tượng theo thang điểm 1.200 + Mức điểm ưu tiên khu vực theo thang điểm 1.200).
Trong đó, mức điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực theo thang điểm 1.200 như sau: