Tiếp nối các hoạt động trong khuôn khổDự án Sản xuất phim Tài liệu về Phát triển bền vững 2023-2024, Viện Goethe Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: Lên tiếng cho maisau tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội từ 30/10-3/11.
Sự kiện giới thiệu 10 bộ phim tài liệu đặc sắc và ấn tượng, kể những câu chuyện về cách con người trên toàn thế giới đấu tranh và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của môi trường và xã hội. Các bộ phim được chọn trình chiếu là những mảnh ghép của bức tranh đa chiều về phát triển bền vững, thể hiện sức mạnh của phim tài liệu trong việc nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng hành động để thay đổi cách chúng ta sống hôm nay, để tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau.
Đó là tiếng nói của những đứa trẻ không có đủ ăn dù chỉ một bữa mỗi ngày, của những người dân bến lở trăn trở trước cảnh dòng sông - nguồn sống dần biến mất, của đàn cá heo tỉnh giấc với những vết bỏng da độ 3… Nhưng đó cũng là tiếng nói của chàng trai tìm về với sức mạnh thanh lọc của rừng núi để thoát khỏi bụi bặm của cuộc sống hiện đại, của những chủ khách sạn áp dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa nguồn nước sinh hoạt hay người dành cả cuộc đời trồng và canh giữ vùng rừng ngập mặn ven biển…
Những bộ phim được lựa chọn đề cập trực diện tới vấn đề nóng được cả thế giới quan tâm hiện nay dưới góc nhìn của các đạo diễn đến từ khắp nơi trên thế giới. Đó là:Carbon Xanh: Sức mạnh thiên nhiên ẩn giấu (Anh), Khi mùa lũ về (Pakistan), Trại ghe bà Ba Liên(Nguyễn Thu Hương - Việt Nam), Nghịch cảnh của loài cá heo (Mỹ), Cơn khát đổi thay(Pakistan),Ngành du lịch trong bối cảnh biến đổi khí hậu(Đức),Giữa dòng phù sa (Nguyễn Ngọc Thảo Ly - Việt Nam), Những người hủy diệt hành tinh: Kẻ phá rừng (Pháp), Sông đói(Nguyễn Thị Yến Trinh - Việt Nam),Bụi của cuộc sống hiện đại (Đức).
Bên cạnh các bộ phim của Việt Nam, đáng chú ý có Pa Va Heng - The Dust of Modern Life (Bụi của cuộc sống hiện đại)của nữ đạo diễn người Đức Franziska von Stenglin lấy bối cảnh vùng núi Tây Nguyên của Việt Nam.
Chia sẻ tại họp báo, đạo diễn Nguyễn Ngọc Thảo Ly cho biết khi quay phim về những người nông dân sống giữa dòng sông Hậu, ở nhiều thời điểm nước lên, cô chứng kiến nhiều gò đất đã biến mất. Ông Nguyễn Hoàng Phương - Giám đốc TPD chia sẻ, BTC hy vọng các bộ phim được trình chiếu mang tiếng nói nhất định và thay đổi nhận thức của xã hội về biến đổi khí hậu.
Rất nhiều thứ đẹp đẽ đã bắt đầu biến mất...; Họ không nhận ra rằng chính họ là người đang hủy hoại môi trường; Giờ đây chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng khí hậu; Với biến đổi khí hậu, bạn có rất ít thời gian để hành động. Để làm được điều đó, bạn cần công nghệ và công cụ phù hợp để đưa ra quyết định và hành động nhanh chóng... là những lời bình được sử dụng trong các bộ phim tài liệu sắp được trình chiếu trong Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững tới đây.
Ảnh, clip: Goethe-Institut
Những ngày qua, một thợ trang điểm có tiếng ở miền Tây đã đăng tải clip đám hỏi ở Trà Vinh thu hút cộng đồng mạng.
Ngoài trầm trồ số tài sản giá trị mà cô dâu đeo trên người, cộng đồng mạng còn tò mò trước vẻ trẻ trung, xinh đẹp của mẹ chú rể.
Nhiều bình luận đánh giá “mẹ chồng trẻ như cô dâu”, “mẹ chồng hay chị chồng”, “mẹ chồng và cô dâu như hai chị em”…
Bên cạnh đó, rất nhiều tài khoản ngạc nhiên khi người phụ nữ 38 tuổi đã lên chức mẹ chồng. Một số còn hài hước thừa nhận: “Mình còn chưa có người yêu, người ta đã làm mẹ chồng”.
Bất ngờ nổi tiếng, chị Bùi Thị Kim Lanh (38 tuổi, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) cảm thấy vui buồn lẫn lộn.
“Hai ngày trước, tôi mới biết nhiều người đang bàn tán về mình trên mạng xã hội. Qua tìm hiểu, tôi phát hiện người trang điểm cô dâu đưa clip đám hỏi của vợ chồng con trai tôi lên mạng. Trong clip, tôi chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng lại được mọi người chú ý và tìm kiếm”, chị Lanh cho biết.
Ban đầu, chị Lanh thấy vui khi được khen trẻ hơn tuổi. Tuy nhiên, nhiều người bình luận tiêu cực, đăng tin không đúng làm ảnh hưởng đến gia đình nên chị cảm thấy mệt mỏi.
Chị Lanh chia sẻ: “Nhiều người nói tôi là vợ sau, không phải mẹ ruột của chú rể hoặc mẹ chồng trẻ hơn con dâu.
Nếu mọi người khen tôi trẻ hơn tuổi, tôi cảm ơn nhưng đừng so sánh tôi với con dâu. Cô dâu mới 20 tuổi, còn tôi đã 38 tuổi nên không có chuyện mẹ chồng trẻ hơn con dâu.
Bên ngoài, con dâu tôi rất trẻ trung, đáng yêu, xinh đẹp. Nếu mọi người so sánh không đúng sẽ làm con dâu tôi buồn.
Tôi khuyên con dâu không nên bận tâm các bình luận tiêu cực, tập trung tận hưởng cuộc sống vợ chồng son”.
Không ít người cho rằng, chị Lanh trẻ hơn tuổi là nhờ thẩm mỹ, căng da mặt, làm răng sứ… Tuy nhiên, chị chưa từng can thiệp thẩm mỹ, không dùng mỹ phẩm làm trắng và đẹp da.
Khi bán hàng ở tiệm vàng, chị chỉ thoa chút son cho tươi tắn, chứ không dùng đến phấn hay kem dưỡng. Lúc nào đi tiệc, chị mới nhờ thợ trang điểm nhẹ nhàng.
“Tôi làm việc trong môi trường máy lạnh, không phải lao động ngoài trời. Mỗi ngày, tôi ăn ít cơm và thức ăn.
Những lúc đói bụng, tôi sẽ ăn yến chưng thay cơm. Tôi có nhà nuôi yến nên không lo tốn kém.
Có thể, những yếu tố trên giúp tôi không suy nhược cơ thể, da dẻ hồng hào và vóc dáng thanh mảnh”, chị Lanh chia sẻ.
Mẹ chồng U40 không sợ già xấu, bởi lớn tuổi thì phải đối diện với các vấn đề về sức khỏe và nhan sắc. Chị chọn sống lạc quan, yêu đời và thoải mái với mọi người.
Hơn hết, chị còn có được người bạn đời yêu thương. Dù anh không khen chị xinh đẹp, trẻ trung nhưng luôn biết cách làm cho chị cười.
Ảnh, video: Nhân vật cung cấp
Xử lý triệt để, dứt điểm các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp
Công điện nêu rõ, thời gian gần đây, việc cải cách thủ tục hành chính tại một số bộ, ngành, địa phương còn hình thức, hiệu quả chưa cao. Phản ứng chính sách trước yêu cầu thực tiễn xã hội còn chậm, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng dự án luật, pháp lệnh; chỉ ban hành và duy trì thủ tục hành chính thật sự cần thiết, với chi phí tuân thủ thấp.
Các bộ ngành, địa phương công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để đội ngũ cán bộ, công chức và người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Định kỳ hàng tháng thống kê đầy đủ những thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ để kiểm soát chặt chẽ việc ban hành và thực hiện thủ tục hành chính...
Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu rà soát, loại bỏ ngay theo thẩm quyền những thủ tục hành chính đang là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.
Đồng thời, khẩn trương ban hành văn bản theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng ban hành văn bản thực thi 797 thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, 627 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và 445 thủ tục hành chính phải phân cấp theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng; hoàn thành trong tháng 9 tới đây.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu xử lý triệt để, dứt điểm các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, để phản ứng chính sách kịp thời trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Trước mắt, các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung xử lý dứt điểm 396 phản ánh, kiến nghị đã có.
Các bộ ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025, bảo đảm mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% thủ tục hành chính nội bộ và cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ.
Thành lập các đoàn kiểm tra cải cách hành chính
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ rà soát, trình Thủ tướng phương án cắt giảm, đơn giản hóa đối với 59 nhóm thủ tục hành chính nội bộ trọng tâm ưu tiên theo Quyết định số 1085/2022 của Thủ tướng; hoàn thành trong tháng 8 này.
Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; thẩm định chặt chẽ quy định thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính trái thẩm quyền.
Bộ trưởng Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu...
Bộ trưởng Bộ Nội vụ tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra công vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó chú trọng thanh tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về cải cách hành chính tại một số bộ, ngành, địa phương.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan có liên quan thành lập các đoàn kiểm tra cải cách hành chính tại bộ, ngành, địa phương để kịp thời xem xét, chấn chỉnh, xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng về chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. Nội dung này trình Thủ tướng trước ngày 25/7.