
Sau khi được cạo bỏ lớp da dính than, thịt cá lại rất ngọt và thơm nức. Ảnh: I.T |
Cá sau nướng trui trông đầy than nhưng sau khi được cạo bỏ lớp da dính than, thịt cá lại rất ngọt và thơm nức.
Cá lóc nướng trui có thể dùng để cuốn bánh tráng, rau rừng chấm nước mắm đồng hay chấm cùng muối ớt (loại muối hột). Tuy nhiên có loại nước mắm me được nhiều người ưa thích, bạn chỉ cần gỡ thịt chấm vào để cảm nhận hết vị vừa mặn vừa ngọt, vừa cay thơm.
Gà ta nướng
Gà ta nướng mọi là ngon khó cưỡng của khách đến thăm miền Tây. Gà đang chạy trong vườn, đuổi bắt rồi cắt cổ nhổ lông. Sau khi làm sạch, chặt miếng to rồi nướng trên vỉ than hồng. Gà nướng mọi không tẩm gia vị, sau khi nướng chín vàng thơm phức, chỉ cần chấm muối ớt đã có thể gặm luôn tận xương.
Canh điên điển nấu cá rô đồng
Canh điên điển nấu cá rô đồng - cái tên gợi nhớ miền Tây từ những ngày tháng 8 âm lịch kéo dài cho đến hết tháng Chạp. Mỗi năm cứ vào dịp này, điên điển trổ bông vàng đồng, hái về bắc nồi canh cá rô, nêm tí muối tí me, nước sôi bùng thì cho bông điên điển và mớ giá đậu xanh vào. Canh điên điển ăn với cá kho, cá chiên hay chỉ cần chén nước mắm đồng vớt cá canh ra chấm đã đủ khiến bạn mê mẩn.
Chuột đồng nướng chao
Những con chuột đồng béo ngậy được làm sạch bỏ đầu và ruột rồi tẩm ướp chút bột ngọt, nước mắm, hạt tiêu, tỏi, chao, sa tế, ớt tươi, ớt khô, dầu hào khoảng 20 phút cho ngấm đều rồi nướng trên bếp than được đốt cháy lên đỏ hồng.
 |
Chuột đồng nướng chao là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến miền Tây mùa nước nổi. Ảnh: I.T |
Thịt chuột được đảo đều tay, khi nào thấy thịt chuột hơi tái màu, ta có thể phết thêm chao cho thấm và nướng tiếp, khi thấy thịt có mùi thơm và cháy sem sém rìa là thịt đã chín. Nếu nướng chuột bằng bếp than, khi ra lò, thịt chuột sẽ dai, thơm, thấm đều vị beo béo của chao, một chút cay của sa tế và mùi thơm của than củi.
Trên tấm lá chuối đã được rửa sạch hoặc đĩa sứ, bày khế chua, dưa chuột, cà chua thái miếng, rau răm, rau thơm và bày chuột nướng chao vào giữa rồi từ từ thưởng thức. Đây là món ăn đậm hương vị của miền Tây mà có lẽ bạn sẽ khó lòng quên được.

Ghé thăm làng làm tương nức tiếng miền Bắc
Từ xa xưa tương Bần là thứ sản vật ngon dùng để tiến vua. Ngày nay, tương Bần vẫn nổi tiếng khắp nơi và trở thành một loại nước chấm đặc sản khiến nhiều người “mê mẩn”.
" alt=""/>Chuột đồng nướng chao, cá lóc nướng trui ngon quên sầu ở miền Tây

Toàn cảnh cây đa tía 3 gốc được công nhận là Cây di sản Việt Nam |
Cây đa mọc trên lá cọ?
Cách trung tâm TP.Hà Nội khoảng 50 km theo tuyến đường Quốc lộ 21B đi về huyện Ứng Hòa, TP.Hà Nội, có một ngôi đền nổi tiếng, mang đậm giá trị lịch sử khi lưu giữ được một lượng lớn sách cổ và cây đa tía 3 gốc được công nhận là cây di sản Việt Nam. Đó là đền Bách Linh, tọa lạc tại làng Dư Xá Thượng, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa.
Đền Bách Linh là nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng và 100 vị thần của 47 xã thuộc huyện Hoài An, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Hạ trước đây, nay là các huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức (Hà Nội).
Tới đền Bách Linh, ngoài những bộ sách cổ, khách thập phương rất thích thú trước hình thù độc đáo của cây đa tía cổ thụ trăm năm tuổi với 3 gốc đâm thẳng xuống đất. Cây đa tía có tổng chiều cao từ gốc đến ngọn khoảng 20m, với thân cây chính khoảng 4 người ôm, 3 gốc cây tạo hình như chiếc kiềng 3 chân cân đối.
 |
Cây đa tía 3 gốc độc đáo tọa lạc trong khuôn viên đền Bách Linh. |
Ông Nguyễn Như Tơ (SN 1945, trú làng Dư Xá Thượng, xã Hòa Nam), người thủ từ đền Bách Linh đã hơn 10 năm nay cho hay, cây đa tía này đã có tuổi đời khoảng hơn 120 năm.
“Theo lời các cụ cao niên truyền lại đến đời tôi thì cây đa này mọc lên sau khi đền Bách Linh đã kiến tạo. Cái cách cây mọc lên cũng là một câu chuyện kỳ lạ.
Trước đây, tại vị trí đối diện mái đền là một cây cọ đã trưởng thành. Một ngày, có một con chim ăn quả và nhả hạt rơi vào tán cọ. Ngày qua ngày, hạt đa đâm chồi nảy nở mọc lên ngay trên cây cọ với rễ chia làm 3 phủ xuống đất.
Các cụ ngày ấy thấy tự nhiên có cây đa non mọc trên cây cọ, rễ phủ xuống đất mới ra cố định 3 rễ của cây xuống đất, còn lại để cây phát triển tự nhiên. Mấy năm qua đi, cây đa ngày ngày hút chất dinh dưỡng từ đất mới lớn dần lên, đè chết và thay thế vị trí cây cọ”, ông Tơ nói.
Chuyện rắn “khủng” xuất hiện không sợ người
Ông Nguyễn Như Tơ chia sẻ, cây đa tía cổ thụ là di tích lịch sử sống, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người dân làng Dư Xá Thượng. Cây đa che chở, là bóng mát cho biết bao khách thập phương mỗi khi đến đền Bách Linh.
Vị thủ từ ngôi đền kể, người dân trong làng truyền tai nhau nhiều chuyện lạ liên quan tới đền Bách Linh và cây đa tía 3 gốc nhưng ông chỉ chia sẻ câu chuyện ông khẳng định trực tiếp nhìn thấy.
 |
Ông Nguyễn Như Tơ chỉ nơi con rắn “khủng” do chính ông cùng một số người dân quanh đền nhìn thấy. |
“6 năm trước tôi từ nhà con trai tới đền thì hốt hoảng phát hiện dưới gốc đa có con rắn hổ mang to, dài khoảng hơn 2m nằm im lìm trên nền đất.
Lúc ấy tôi đã chạy đi gọi một số người dân ở gần đền cùng đến chứng kiến nhưng không ai dám lại gần. Dù biết để đó thì nguy hiểm nhưng chẳng ai dám bắt vì thấy rắn ở trong khuôn viên đền”, ông Tơ kể.
Theo ông Tơ, con rắn thấy người nhưng không bò đi ngay mà vài giờ sau mới bỏ đi. Do sợ con rắn có thể quay lại gốc đa nên ông Tơ cấm các cháu nhỏ tới đền một thời gian dài.
Trao đổi với PV về cây đa cùng câu chuyện rắn “khủng”, ông Nguyễn Như Tuyển, Chủ tịch UBND xã Hòa Nam cho biết đền Bách Linh và cây đa cổ thụ, rễ chia làm 3 đã có từ rất lâu đời.
“Đền Bách Linh thờ vua Đinh Tiên Hoàng cùng các vị thần của các vùng lân cận ven sông Đáy. Cây đa tía 3 gốc trong khuôn viên đền cũng được công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2015. Tổ hợp đền và cây đa đã trở thành một nét văn hóa tâm linh, tín ngưỡng trên địa bàn xã.
Về phần câu chuyện con rắn hổ mang to lớn nằm phủ phục dưới gốc cây đa cũng là câu chuyện truyền miệng ở địa phương.
Lúc người dân phát hiện con rắn cũng không báo tin đến chính quyền địa phương. Bản thân tôi cũng chỉ được nghe kể lại nhưng quả thật vì là vùng ven sông, đồng ruộng nhiều nên quanh khu vực xã cũng thường xuyên xuất hiện rắn. Tuy nhiên loại rắn hổ mang tại địa phương chưa phát hiện con nào to, dài khoảng 2m”, ông Tuyển cho hay.
Năm 2015, cây đa tía 3 gốc tại đền Bách Linh đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Ngoài quyết định và Bằng công nhận cây di sản, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cũng kiến tạo bia Cây di sản Việt Nam ngay cạnh 3 gốc cây của cây đa tía. |
Theo Dân Việt
" alt=""/>Chuyện lạ về cây đa cổ thụ có 3 gốc “độc” cạnh đền thờ vua
Thiên đường du lịch đóng cửaMới đây, vịnh Maya thuộc đảo Koh Phi Phi của Thái Lan đã thông báo đóng tới năm 2021 để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái. Trước đó, vịnh biển tuyệt mỹ này là điểm đến lặn biển, đi thuyền tốc độ, hay chơi đùa cùng đàn cá sặc sỡ của khoảng 5000 khách du lịch mỗi ngày.
Tuy nhiên, những rặng san hô đầy sức sống cùng hệ thực vật phong phú tại Maya đã bị ảnh hưởng lớn bởi sức phát triển quá nóng của du lịch. Một lượng lớn rác thải du lịch bị bỏ quên trên bờ biển, mắc trong rặng san hô, thậm chí nhiều loài cá không dám tự do bơi lội khi có con người.
 |
Thiên đường Boracay (Philippines) phải đóng cửa để bảo tồn thiên nhiên |
Tương tự, với Boracay (Philippines) - niềm tự hào, trái tim của ngành du lịch Philippines với vị trí đứng đầu trong top 10 những bãi biển đẹp nhất châu Á và thứ hai trong top 25 bãi biển đẹp nhất thế giới do du khách bình chọn trên trang Tripadvisor.
Sự quyến rũ của những bãi biển cát trắng trải dài bên màu nước biển xanh như ngọc đã kéo theo mặt trái không mong muốn, trong đó nặng nề nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường. Những đống phế thải chồng chất nằm khắp nơi trên đảo, bốc mùi khó chịu ô uế.
Kết quả, từ ngày 26/4/2018 Boracay đóng cửa hoàn toàn không đón khách du lịch trong vòng 6 tháng để phục hồi thiên nhiên. Bên cạnh đó, gần 400 khách sạn và nhà hàng vi phạm các quy định về môi trường đã phải đóng cửa. Chỉ 19.200 khách du lịch được có mặt tối đa trên đảo vào bất kỳ thời điểm nào.
Tham chiếu với Việt Nam, di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long mới đây đã thống kê mỗi ngày đội thu gom rác trên vịnh thu được 6 - 10 tấn rác trôi nổi, còn trên bãi tắm, du khách cũng không ngần ngại “kỷ niệm” bãi biển mới được chỉnh trang trắng tinh trải dài 4km tới 6 tấn rác/ngày.
Tùy thuộc hành động của bạn
Ý thức du khách đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tối đa tác động của du lịch tới hệ sinh thái. Để xây dựng hình ảnh điểm đến lý tưởng cần sự phối hợp không chỉ của các cơ quan chức năng mà còn của chính du khách. Bởi vậy mà tại Amsterdam (Hà Lan) đã phải khởi động chiến dịch “Tham quan và Tôn trọng”, nhắc nhở các du khách đặc biệt là ở độ tuổi từ 18 - 34 không thực hiện các hành động như xả rác, phóng uế và tụ tập hát hò nơi công cộng.
 |
Đội công nhân vệ sinh thu dọn rác từ khách du lịch để lại trên bãi cát |
Với Hạ Long, Quảng Ninh, là top 25 điểm du lịch đẹp nhất thế giới. Dọc bãi biển, ban quản lý đã đặt tới 500 thùng rác, thiết kế những bãi đỗ xe khang trang, hiện đại nhằm hạn chế tình trạng lộn xộn. Đồng thời tổ chức đội công nhân vệ sinh, cứu hộ chuyên nghiệp từ 6h sáng đến 6h tối để thu dọn rác, nhắc nhở, đảm bảo an toàn cho du khách.
Tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng du khách thiếu ý thức vứt rác tràn lan trên bãi cát. Rác thậm chí được vùi sâu xuống cát khiến công tác vệ sinh trở nên khó khăn. Chưa kể, dịp cao điểm mùa hè bờ cát trắng còn bị bức tử bởi vô số than nóng đến từ những cuộc liên hoan, nướng bbq tập thể.
Nếu dành một ngày quan sát bãi biển, sẽ thấy những xe chở rác ngược xuôi hoạt động hết công suất để xử lý rác thải. Bãi biển còn thường xảy ra tình trạng người dân và du khách phớt lờ các biển cảnh báo nguy hiểm để thỏa mãn sự “tiện” của bản thân như bơi ra ngoài phao an toàn hay mặc nhiên đỗ xe ngay dưới biển báo cấm đỗ.
Nếu mỗi khách du lịch mang trong mình ý thức giữ gìn điểm đến bằng những hành động đơn giản như không vứt rác bừa bãi, không phá hoại di sản, hay đơn giản là tôn trọng những biển báo, biển chỉ dẫn trên bãi biển, thì tác động của du lịch tới vịnh di sản sẽ giảm đi đáng kể.
Được biết, từ ngày 1/8/2019 các đơn vị kinh doanh dịch vụ trên Vịnh Hạ Long đã chuyển sang dùng đồ thân thiện môi trường và phải phân loại rác thải. Các sản phẩm từ nhựa dùng một lần như chai, cốc, ống hút, túi nilon… phục vụ trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ, sẽ được thay thế bằng vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng, thân thiện môi trường.
Cũng trong chuỗi hoạt động hưởng ứng chiến dịch “không rác thải nhựa”, các đơn vị trên bãi biển Bãi Cháy, trong đó có Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long sẽ tổ chức ngày hội “Vì Hạ Long xanh - Đồng hành dọn rác” vào ngày 10/8/2019 nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ màu xanh miền di sản, đồng thời thu hút du khách trên bãi biển Bãi Cháy cùng tham gia nhặt rác, giữ gìn thiên đường du lịch miền Bắc.
Doãn Phong
" alt=""/>Ngành du lịch Hạ Long nói không với rác thải nhựa