Sau đó, Xu bị bán cho một gia đình ở khu vực phía bắc Trung Quốc, bị đổi tên thành Zhang Hao.
![]() |
Xu Wenbin (phải) trước khi bị bắt cóc |
Cảnh sát không tiết lộ danh tính của gia đình đã mua Xu, chỉ cho biết rằng gia đình này ở tỉnh Hà Bắc.
Kể từ khi mất con, vợ chồng ông Xu Jinhua chưa bao giờ ngừng tìm kiếm con trai.
Sau đó, cảnh sát đã lấy mẫu DNA của vợ chồng ông Xu gửi chúng tới cơ sở dữ liệu DNA quốc gia dành cho những đứa trẻ bị bắt cóc với hi vọng tìm lại con cho họ.
Cuối tháng 12/2018, tin vui đã đến với gia đình ông Xu khi cảnh sát phát hiện có một mẫu DNA trùng khớp với mẫu DNA của hai vợ chồng.
Mẫu trùng khớp là của một người tên là Zhang Hao, hiện sống ở quận Hành Thuỷ, tỉnh Hà Bắc - cách nhà ông Xu khoảng 1.180km.
![]() |
Vợ chồng ông Xu nhận ra ngay con trai dù 2 thập kỷ xa cách |
Hôm 4/4, cảnh sát đã sắp xếp một cuộc hội ngộ sau 2 thập kỷ xa cách.
Ngay khi tới ngôi làng mà con trai đang sinh sống, vợ chồng ông Xu đã nhận ngay ra con mình mặc dù 2 bên đã xa cách nhau một thời gian quá dài.
Những hình ảnh mà cảnh sát địa phương ghi lại cho thấy anh Zhang chạy tới ôm thật chặt mẹ mình. Cả ba oà khóc trong hạnh phúc.
Cuộc hội ngộ chan đầy nước mắt |
Cảnh sát đã sắp xếp cuộc hội ngộ này sau khi nhận thấy các mẫu DNA trùng khớp |
Cảnh sát không cho biết họ đã tái hợp được bao nhiêu gia đình nhờ cơ sở dữ liệu này. Tuy nhiên, theo các bài báo trước đây, ước tính có khoảng 200 đứa trẻ mất tích đã có thể gặp lại cha mẹ đẻ.
Bà nội bé gái cho biết, sự việc bắt cóc chỉ là hiểu lầm. Sau khi rời cơ quan công an, người đàn ông đó đã cùng vợ đến thăm hỏi cháu bé.
" alt=""/>Cuộc hội ngộ chan đầy nước mắt của đứa trẻ bị bắt cóc 21 nămĐó là gia đình ông Nguyễn Văn Khà (SN 1928) và vợ là Đào Thị Nghê (SN 1927) ở Ứng Hòa (Hà Nội).
![]() |
Gia đình ông Khà xếp hàng khi ra máy bay |
Theo lời chị Ninh Hoàng (cháu dâu ông Khà), để ghi lại dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời, ông đã quyết định chi tiền đưa vợ và các con đi du lịch Nha Trang - Đà Lạt từ ngày 9/3 - 13/3.
Ông mong muốn, qua chuyến đi, các con sẽ càng đoàn kết, gắn bó yêu thương nhau. Trong dịp này, ông Khà cũng vào thăm người em gái sống ở Đà Lạt. Đây là lần hội ngộ rất ý nghĩa vì hai anh em chưa gặp mặt suốt 30 năm qua.
![]() |
Ông Khà hội ngộ với em gái sau 30 năm |
![]() |
Tiếp viên chuyến bay hào hứng chụp ảnh cùng vợ chồng ông Khà |
Chị Ninh Hoàng cho biết, tuy tuổi cao nhưng ông vẫn khỏe mạnh, chịu khó tập thể dục. Trong mắt con cháu, ông Khà là người vui vẻ, hài hước và hay cười.
Chuyến du lịch lần này được ông Khà lên kế hoạch từ trước Tết. Do gia đình ít khi có dịp đi chơi đông đủ nên ông đứng ra lo liệu, quyết định toàn bộ và yêu cầu các con ‘tuân thủ’.
Ninh Hoàng thông tin thêm, mặc dù các con đều có điều kiện kinh tế nhưng ông không đồng ý cho ai góp tiền.
![]() |
Người đàn ông 91 tuổi lần đầu đi máy bay |
Toàn bộ chi phí du lịch được ông bà tích cóp từ lương trợ cấp người cao tuổi của địa phương và tiền các con cháu mừng tuổi, biếu các dịp lễ, Tết.
‘Trước khi lên đường, ông phân công nhiệm vụ cho con cháu tìm khách sạn, đặt vé máy bay và lên lịch trình cụ thể’, Ninh Hoàng nói.
Một số hình ảnh trong chuyến du lịch của vợ chồng cụ ông 91 tuổi:
![]() |
Cụ Khà và con cháu trải nghiệm dịch vụ tắm bùn. |
![]() |
![]() |
Kết hôn với chồng đại gia, Linh từ bỏ công việc tiếp viên hàng không yêu thích. 5 năm sau, cô đau đớn vì quyết định đó của mình.
" alt=""/>Cụ ông 91 tuổi đưa vợ con du lịch Nha Trang, Đà LạtMẹ là cô gái quê lên thành phố làm công nhân thì gặp bố. Lúc đó, bố cao to, đẹp trai, còn đi bộ đội, học kỹ thuật quân sự. Mẹ thuê phòng trong dãy trọ của ông bà nội, vì thế, hai người quen nhau.
Hằng ngày, bố hay qua phòng mẹ chơi, lúc mang qua ít trái cây, khi ly nước, có khi qua nói chuyện đến tận khuya. Mẹ ốm, ông qua nấu cháo, vắt nước cam, ngồi bên trông chừng.
Biết bố quen mẹ, ông bà nội phản đối, nhưng bố vẫn ở bên mẹ. Ông cùng mẹ dọn đi nơi khác ở đến lúc mẹ mang thai tôi mới về nhà. Lúc đó, ông bà nội làm ăn thua lỗ nên bán hết tài sản, nhà cửa trả nợ. Mấy năm sau ông bà mất.
Bố bắt đầu thay đổi khi mẹ sinh tôi. Ông gặp, quen và qua lại với những người cùng giới. Ban ngày ông vẫn về chăm sóc mẹ, giặt quần áo cho con, đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Nhưng đêm đến ông trang điểm, mặc váy áo đi chơi.
Mẹ biết chuyện đã rất sốc, nhưng khi nghe bố nói: trước đây ông luôn khát khao được trang điểm, đi giày cao gót, mặc đầm như con gái nhưng sợ nên chẳng dám. Bố yêu mẹ, nhưng thường day dứt lương tâm. Ông mong mẹ tha thứ và chấp nhận sự thật của ông.
Lúc đó, mẹ rất buồn, bế tôi về quê sống. Còn bố đi theo các đoàn hát lô tô biểu diễn khắp nơi. Tôi chỉ gặp bố khi ông biểu diễn ở một công viên trong thành phố. Lúc đó, nghe mẹ nói, ông là bố tôi, nhưng tôi không tin, vì ông mặc đầm, trang điểm rất đẹp.
Ngày tôi lấy chồng ông không có mặt. Khi hai con tôi đứa 4 tuổi, đứa vừa sinh ông mới về vì bị bệnh. Lúc đó, ông gầy và hốc hác nhưng khuôn mặt, ngực, mắt và môi rất đẹp.
Tôi ban đầu rất giận ông nhưng mẹ nói rằng, bố không xấu, chẳng qua bố chỉ muốn sống đúng với giới tính của mình.
Ngày tôi mới sinh, ông chăm rất kỹ, tự tay làm đủ thứ cho con, tôi thấy mình có lỗi vì giận ông.
Hiện, sức khỏe ông bình thường trở lại. Dù tuổi đã cao nhưng ông rất đẹp.
Với mẹ, khi bố xưng là ông, khi bố xưng là bà nhưng với tôi, ông luôn gọi là con gái và xưng bố. Bố nói, ai gọi bố thế nào cũng được, ông mãi là bố tôi.
Tình cảm của cha con tôi bây giờ rất tốt.
Điều tôi băn khoăn bây giờ là hai con của tôi, chúng nhiều lần hỏi mẹ những câu nhạy cảm về ông ngoại. Có lần, tôi thấy bố buồn vì câu hỏi của con tôi: "Giờ con gọi người này là bà hay ông".
Tôi không muốn bố buồn và không muốn ai kỳ thị giới tính của bố. Nhưng con tôi đang tuổi tập nói và nhận biết. Lúc nhớ chúng gọi bố là ông ngoại, nhưng lúc quên lại có những câu làm bố buồn. Tôi phải làm sao bây giờ. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Sau những trận đánh đau đớn của người bố, Thanh Xuân (SN 1998) phải chạy trốn khỏi chính ngôi nhà của mình.
" alt=""/>Tâm sự cô gái có bố là người chuyển giới