Ảnh minh họa: The Guardian
Theo số liệu của Facebook khu vực Anh quốc, năm 2018, thu nhập từ quảng cáo của mạng xã hội tăng gần 30%, đạt 1,6 tỷ bảng Anh, lợi nhuận trước thuế tăng hơn 50%, từ 63 triệu bảng Anh lên 97 triệu bảng Anh. Facebook cho biết doanh thu thuần từ quảng cáo tăng 50% lên 797 triệu bảng Anh.
Facebook khẩn trương mở rộng hoạt động tại Anh, trong đó nhân viên tăng hơn 50% từ 1.290 người lên 1.965 người. Tiền lương và bảo hiểm vào khoảng 431 triệu bảng Anh.
" alt=""/>Facebook kiếm tiền tỷ nhưng chỉ nộp thuế tiền triệuĐáng chú hơn, khi nghe tên của viên pin, ai cũng nghĩ nó sẽ có dung lượng lên tới 20.000 mAh như lời mô tả của shop, và thực chất đây cũng chỉ là một màn lừa đảo khác mà người dùng chúng ta thực sự nên phòng tránh ngay.
Lừa đảo tinh vi: Lợi dụng tên sản phẩm gây nhầm lẫn để đánh lừa người mua hàng
Với cánh đàn ông hay các anh em dân công nghệ, có thói quen kiểm tra kỹ thông số của món đồ điện tử trước khi mua thì không sao. Nhưng với các chị em phụ nữ, vì thiếu nhiều hiểu biết về lĩnh vực này nên cứ nhìn thấy sản phẩm nào bắt mắt, tên gọi ấn tượng và giá rẻ giật mình thì lại “ngứa túi” mua ngay.
Vậy là qua vài lời quảng cáo như dưới đây, không biết có cánh mày râu nào “mắc câu” không, nhưng đã có khá nhiều chị em đã không ngần ngại, mạnh dạn tậu ngay một mẫu pin dự phòng được quảng cáo cực hoành tráng mà không hề biết rằng: Mình đã bị lừa.
Như đã thấy, người bán luôn khăng khăng đây là một cục pin có dung lượng 20.000 mAH do tên gọi của pin rõ ràng là “20.000M”. Tuy vậy, sau khi khui hộp thì chúng tôi mới biết, thực chất pin chỉ có dung lượng vỏn vẹn 5400 mAh. Bạn không nghe nhầm đâu, đây chỉ là một cục pin 5.400mAh mà thôi!
Có thể nói, với 260.000 đồng cho một mẫu pin 5.400mAh cũng không có gì quá đắt đỏ, nhưng hành vi quảng cáo sai lệch thông tin sản phẩm, lợi dụng tên sản phẩm để cố tình gây nhầm lẫn cho khách hàng kém hiểu biết là thực sự rất sai trái.
Pin dự phòng dung lượng thấp, thiết kế không có gì đặc biệt và chỉ có 5.400 mà thôi
Thiết bị khi về tay người mua được đựng trong một hộp giấy như dưới đây, phía trong bao gồm dây sạc, pin dự phòng và 3 tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Trung Quốc.
Về thiết kế vẻ ngoài, viên pin cũng không có gì đặc biệt. Được làm chủ yếu từ nhựa, bề mặt sần dễ bám bụi. Mặt trước có một nút bấm có thể phát sáng báo hiệu tình trạng sử dụng, phía sau là 2 cổng USB 1A và 2,1A cùng một cổng sạc cho pin dự phòng dùng đầu MicroUSB.
Đặc biệt nhất, khi cầm trên tay viên pin thì có thể thấy ngay, một loạt dòng chữ mô tả sản phẩm ở phía sau pin, ghi rõ: Thiết bị thuộc nhãn hiệu Pony (chưa nghe thấy bao giờ), tên của mẫu pin này là "20000M", nhưng dung lượng thực của pin lại được ghi với chữ nhỏ hơn hẳn: 5400mAh/3,7V.
Vậy còn trải nghiệm sử dụng thì sao? Pin chỉ sạc được cho một chiếc iPhone 7 (1960mAh) được chưa đầy 2 lần, khi cắm vào cổng 2.1A (sạc nhanh), thời gian sạc đầy chỉ rút ngắn được khoảng 30 phút. Vậy nên viên pin này theo chúng tôi cũng như bao viên pin bình thường ngoài thị trường khác, ngoài việc nó lại sở hữu cái tên khiến cho chúng ta bị nhầm lẫn tai hại.
Kết luận
Tóm lại, đây cũng là một trải nghiệm mua hàng mà chắc chắn sẽ khiến ai cũng phải tức giận và đau đầu vì đã bị lừa đẹp. Vì thế người dùng chúng ta thực sự nên biết để đề phòng khi mua hàng trên mạng, tại các shop online và đặc biệt nhất, phải tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua để tránh bị lừa.
Còn nếu đắn đo về một sản phẩm nào đó, bạn nên chọn mua đồ công nghệ ở các cơ sở uy tín hoặc cửa hàng thương hiệu rõ ràng để tránh tối đa các rủi ro. Hãy là người mua hàng thông thái!
Theo GenK
" alt=""/>Góc lừa đảo: Mua pin dự phòng được quảng cáo là 20000mAh nhưng hoá ra đó chỉ là cái tênTrong thế giới kết nối, nền tảng đám mây đóng vai trò cầu nối trung tâm (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, khi chúng ta phụ thuộc nhiều hơn vào những nguồn dữ liệu, đồng nghĩa với việc chúng ta cần gia tăng tính bảo mật, ưu việt, linh hoạt và sẵn sàng của dữ liệu và nguồn cung dữ liệu theo nhu cầu của doanh nghiệp cũng như tốc độ phát triển của thế giới. Những thiết bị cần được hoạt động liên tục, trong trạng thái ổn định, nhờ vào việc cung cấp nguồn điện không gián đoạn, hoặc được cảnh báo trước những sự cố để kịp thời khắc phục. Đối với các doanh nghiệp, bất kể là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc giám sát trực tiếp các nguồn cung điện tiêu tốn nhiều nguồn lực và không thể đảm bảo 24/24 do giới hạn về con người.
Bài toán về việc đảm bảo tính chắc chắn trong một thế giới kết nối, từ đó duy trì hiệu quả vận hành là mối quan tâm chung của các doanh nghiệp.
Giải pháp của hiện tại và tương lai
Tận dụng thế mạnh hàng đầu thế giới về tích hợp cơ sở hạ tầng vật lý và phần mềm cùng với sự tiến bộ khoa học công nghệ của Thế giới trên nền tảng đám mây, APC by Schneider Electric mang đến sự chắc chắn trong một thế giới kết nối với hàng loạt các sản phẩm cung cấp giải pháp nguồn tin cậy cho giới công nghệ thông tin và truyền thông – những sản phẩm có khả năng dự đoán và bảo vệ thông tin, dữ liệu của các doanh nghiệp trước những sự cố gián đoạn trong kết nối.
" alt=""/>Kết nối không gián đoạn: Giải pháp duy trì hiệu quả ổn định của doanh nghiệp