Mở đầu buổi làm việc, Tổng Giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm đã báo cáo lãnh đạo Bộ về kết quả hoạt động của tập đoàn thời gian qua. Bên cạnh việc cập nhật thông tin về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của tập đoàn trong 8 tháng đầu năm 2024, ông Huỳnh Quang Liêm cũng điểm ra những kết quả nổi bật trong phát triển hạ tầng số, ứng dụng số của VNPT trong hành trình chuyển đổi từ telco – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thành tập đoàn công nghệ - techco.
Cụ thể, về phát triển hạ tầng số, vùng phủ sóng di động của VNPT đã đạt 99,8%, xóa được 7.500 ‘điểm đen’ của mạng di động; tốc độ truy cập mạng băng rộng đạt 61 Mbps, tăng 43% từ năm 2022 đến nay; đầu tư 7 trung tâm dữ liệu với tổng công suất 18 MW, tăng 277% so với năm 2022... Song song đó, nhiều ứng dụng số do VNPT phát triển như Trung tâm điều hành đô thị thông minh - IOC, cổng dịch vụ công trực tuyến VNPT-iGate, nền tảng an toàn thông tin VNPT Cyber Immunity, hay các nền tảng giáo dục số, nông nghiệp số, cloud... đã và đang được nhiều bộ, ngành, địa phương sử dụng.
Nhấn mạnh đất nước, ngành, Bộ TT&TT không thể tốt lên nếu các doanh nghiệp như VNPT không tốt lên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét: Nền tảng về mạng lưới, con người, tổ chức của VNPT rất tốt; song vẫn cần được đổi mới bằng việc đưa ra những thách thức mới, mục tiêu cao.
Người đứng đầu ngành TT&TT cũng phân tích những thay đổi lớn của ngành hiện nay, đó là thực hiện đổi mới lần 2 - chuyển từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số; là tham gia hiện thực hóa cuộc cách mạng về chuyển đổi số. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch HĐTV Tô Dũng Thái, Tổng Giám đốc Huỳnh Quang Liêm cùng thế hệ hiện tại của VNPT phải mở ra giai đoạn phát triển mới, viết trang mới trong lịch sử của tập đoàn.
Cùng với nhắc nhở phải đặc biệt lưu ý việc thượng tôn pháp luật để có thể phát triển bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn chỉ rõ: Doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì phải gắn mình với sứ mệnh quốc gia, dân tộc. VNPT cần xung phong, sẵn sàng nhận những nhiệm vụ lớn quốc gia, chẳng hạn như nhận gánh một phần việc thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn, hay việc dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà. “Doanh nghiệp nhà nước cần gắn mình với sứ mệnh quốc gia, thượng tôn pháp luật, nhất là khi mình lớn”, Bộ trưởng nêu yêu cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong rằng, là một doanh nghiệp thuộc ngành TT&TT, VNPT coi Bộ TT&TT như nhà mình để có việc gì khó thì hỏi, kiến nghị với Bộ. Nhắc tập đoàn đừng ngại kêu với Bộ, bởi từ các câu chuyện thực tiễn, ý kiến đề xuất của doanh nghiệp, quản lý nhà nước mới hoàn thiện chính sách, và qua đó cả cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cũng như ngành sẽ tốt hơn lên.
Người đứng đầu ngành TT&TT còn đề nghị VNPT chủ động coi xây dựng thể chế là việc của mình để nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế và có đề xuất lời giải với Việt Nam; đồng thời, nêu yêu cầu tập đoàn có kiến nghị cụ thể để đóng góp các vấn đề như bản quyền thể thao, phương án sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, quy định dùng chung hạ tầng giữa các ngành...
Giao nhiệm vụ lớn quốc gia để doanh nghiệp phát triển
Phần lớn thời gian của buổi làm việc đã diễn ra theo hình thức thảo luận, trao đổi cởi mở, thẳng thắn. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã giải đáp nhiều băn khoăn, thắc mắc của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt VNPT, bao gồm cả những trăn trở về định hướng, không gian phát triển, bài toán quản trị VNPT cũng như các vướng mắc cụ thể mà tập đoàn đang gặp phải.
Đưa ra lời khuyên về hướng phát triển với VNPT cũng như các nhà mạng nói chung, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, việc khai thác các dịch vụ truyền thống của viễn thông đã tới hạn, nhà mạng không có cách nào khác là mở nền tảng của mình ra cho các doanh nghiệp làm dịch vụ tăng thêm sử dụng, phát triển dịch vụ trên đó. Bộ trưởng cũng gợi ý cách làm được các nhà mạng quốc tế áp dụng là có công ty làm đại lý, trung gian giữa nhà mạng với hàng ngàn đơn vị cung cấp dịch vụ nội dung, đồng thời lưu ý về yêu cầu để hợp tác này thành công là tỷ lệ nhà mạng thu phải dưới 30% doanh thu.
Bàn về không gian tăng trưởng của nhà mạng, bên cạnh những cái mới hoàn toàn để tạo ra không gian phát triển lâu dài, người đứng đầu ngành TT&TT cũng lưu ý, cái mới xung quanh cái cũ là không gian vô cùng lớn, dễ làm, nhanh hơn và cho kết quả ngay. Với VNPT, cái cũ chính là hạ tầng, gồm con người và hạ tầng vật lý. Hiện hạ tầng này mới chỉ được dùng chưa đến 20%, tập đoàn cần mở cho doanh nghiệp khác hợp tác, khai thác 80% nguồn lực còn lại để có gia tăng nguồn thu.
Liên quan câu chuyện sản xuất thiết bị Wi-Fi thế hệ mới được Chủ tịch VNPT Technology nêu ra, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong Khung phát triển hạ tầng số Việt Nam vừa được Bộ TT&TT ban hành, Wi-Fi được coi là hạ tầng, vì thế, hướng làm thiết bị Wi-Fi là hướng đúng và nếu làm tốt thì đây sẽ cơ hội lớn với VNPT. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ ra tiêu chuẩn, cấp tần số cho Wi-Fi thế hệ mới và quản lý nó như một trạm BTS.
Về triển khai mạng 5G tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích, đầu tư 5G là để giải bài toán của 4G, với giá thành giảm 7 lần và dung lượng lớn hơn gấp 15 lần. Pha 1 của triển khai 5G chính là làm cho chất lượng mạng 4G tốt lên, tạo ra nhiều dịch vụ dữ liệu tốc độ cao theo yêu cầu; sau đó mới tính đến phát triển, đưa ứng dụng mới use-case 5G vào các ngành công nghiệp. Bộ trưởng cũng giao Cục Viễn thông chủ trì nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế để trong năm nay ban bố Sách trắng về 5G.
Nhận định thời gian tới tỷ lệ chi cho chuyển đổi số của khối nhà nước sẽ tăng lên, song Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng lưu ý VNPT muốn trở thành doanh nghiệp xuất sắc về chuyển đổi số, không nên chỉ tập trung vào khối nhà nước mà phải chú trọng cả khu vực tư nhân.
Một điểm mấu chốt của chuyển đổi số là cần làm cho mình trước, sau đó mới triển khai cho đơn vị khác. Tương tự, VNPT cần chuyển đổi AI trong nội bộ tập đoàn trước, từ đó học được nghề chuyển đổi AI và đi cung cấp dịch vụ. Song song đó, VNPT cũng rất nên ra nước ngoài để tạo ra thách thức mới, giỏi lên qua cạnh tranh toàn cầu và tạo ra nguồn nhân lực cho tập đoàn.
Với quan điểm “Doanh nghiệp lớn cần được giao việc lớn”, Bộ TT&TT nhận trách nhiệm đề xuất Chính phủ đặt hàng, giao những nhiệm vụ lớn, bài toán lớn cho VNPT và các doanh nghiệp chủ chốt của ngành; đồng thời, tạo ra cơ chế an toàn để thực hiện.
Bày tỏ sự tri ân với những định hướng, tư vấn của lãnh đạo Bộ TT&TT, Chủ tịch VNPT Tô Dũng Thái chia sẻ: “VNPT lúc nào cũng muốn tổ chức mình tốt lên, hoàn thành những mục tiêu, kỳ vọng của lãnh đạo Bộ. Chúng tôi hứa sẽ cố gắng hết sức để xứng đáng với các thế hệ đi trước”.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, bé được thở máy, hồi sức. Bác sĩ Doanh cùng đồng nghiệp tiến hành mổ khẩn. Quá trình phẫu thuật ghi nhận mô não của bệnh nhi bị dập nhiều, gây ảnh hưởng các vùng chức năng.
Các mảnh xương sọ vỡ vụn cắm vào nhu mô não được gắp ra ngoài. Ca phẫu thuật kết thúc sau 3 giờ.
Theo bác sĩ Doanh, trẻ đang được hồi sức, thở máy, dùng thuốc chống phù não. Trong quá trình điều trị, trẻ được kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng viêm nhiễm. Nếu diễn tiến ổn, trẻ cũng phải đối mặt với di chứng yếu chân yếu tay do tổn thương não rất nặng.
Các bác sĩ cảnh báo mùa hè là thời điểm tai nạn ở trẻ nhỏ thường tăng cao. Do đó phụ huynh cần hết sức cẩn trọng, đảm bảo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tâm cho con trẻ. Đặc biệt chú ý với tai nạn đuối nước, tai nạn sinh hoạt, bỏng, cháy nổ...
Range Rover Sport 2023 ra mắt Việt Nam chậm gần 1 năm so với thế giới (tháng 5/2022), đây là thế hệ thứ ba của mẫu SUV hạng sang cỡ trung này. Xe được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu.
Mẫu xe | Mức giá |
Range Rover Sport 2023 | 7,329 - 8,569 tỷ đồng |
Mercedes-Benz GLE 450 | 4,619 - 4,919 tỷ đồng |
BMW X5 | 4,359 - 4,999 tỷ đồng |
Audi Q7 55 TFSI quattro | 4,02 tỷ đồng |
Porsche Cayenne | 4,671 - 5,771 tỷ đồng |
Bảng so sánh giá giữa Range Rover Sport và các đối thủ
Bước sang thế hệ thứ 3, Land Rover Range Rover Sport sở hữu những nâng cấp toàn diện từ hệ thống khung gầm, nội-ngoại thất đến động cơ.
Land Rover Range Rover Sport 2023 nhìn chung vẫn giữ thiết kế hình hộp theo đúng DNA của mình với những đường thẳng ở phần thân xe, tạo nên vẻ khỏe khoắn, chắc chắn. Tuy nhiên, so với đời cũ, Range Rover Sport 2023 đã trở nên mềm mại, sang trọng hơn.
Theo công bố, Range Rover Sport 2023 được trang bị nền tảng khung gầm hoàn toàn mới MLA-Flex, sử dụng chung với mẫu xe cao cấp nhất của hãng xe Anh quốc là Range Rover. Nhờ đó, Range Rover Sport 2023 đã tăng chiều dài cơ sở thêm 54mm đạt 2.977mm, góp phần mang đến không gian nội thất rộng rãi hơn.
Ngoài ra, Land Rover còn ứng dụng hệ thống treo khí nén có thể biến thiên thể tích và bộ giảm chấn chủ động hai van cho phép xe điều chỉnh nhanh hơn giao động, giúp Range Rover Sport 2023 cải thiện khả năng off-road.
Ở bên trong khoang lái, cách bài trí thiết kế của Land Rover Range Rover Sport 2023 không khác biệt quá nhiều so với trước.
Các trang bị tiện nghi đều được giữ nguyên cách sắp đặt như cũ với bảng đồng hồ kỹ thuật số 13,7 inch, màn hình trung tâm 13,1 inch cong nhẹ tích hợp trợ lý ảo cá nhân Amazon Alexa, hệ thống âm thanh 29 loa Meridian, điều hòa tự động, bộ lộc không khí cho từng ghế ngồi,...
So với thế hệ cũ, mẫu xe của Land Rover được nâng cấp đáng kể về công nghệ an toànvới những tính năng mới gồm: Hệ thống phanh khẩn cấp tự động, camera 360 độ với giao diện 3D, cảm biến lội nước, hệ thống camera nhìn xuống gầm xe ClearSight Ground View 7, hệ thống đèn pha tự động thích ứng, kiểm soát hành trình thích ứng, giám sát tình trạng người lái, hỗ trợ giữ làn đường và nhận dạng biển báo giao thông,...
Về vận hành, Range Rover Sport mới được trang bị động cơ xăng Ingenium 6 xy lanh 3.0 lít, kết hợp với với công nghệ lai điện nhẹ 48V, cùng 2 hệ truyền động là P360 và P400, tương ứng với công suất 360 mã lực, 500 Nm mô men xoắn và 400 mã lực và 550 Nm mô-men xoắn.
Khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h cho 2 hệ truyền động này là 6,0 giây (với P360) và 5,7 giây (với P400). Theo công bố, mức tiêu thụ nhiên liệu của Range Rover Sport 2023 là 9,3l/100km (với P360) và 9,4l/100km (với P400).
Tại thị trường Việt Nam, Land Rover chưa mang về phiên bản động cơ V8 tăng áp kép và động cơ dầu Ingenium như từng ra mắt ở thị trường toàn cầu. Đại diện Land Rover Việt Nam cho biết, khách hàng sau khi đặt hàng sẽ phải chờ khoảng 3-6 tháng để nhận xe.
Bên cạnh giá bán đắt đỏ thì việc chỉ có hai showroom của Land Rover tại Việt Nam cũng đang khiến cho người quan tâm đến thương hiệu xe địa hình hạng sang này gặp khó trong việc tìm hiểu, mua và bảo hành sản phẩm.
Giá bán khởi điểm cụ thể các phiên bản, chưa bao gồm các gói nâng cấp:
Phiên bản | Giá bán (khởi điểm) |
Range Rover Sport Dynamic SE 3.0 I6 P360 | 7,329 tỷ đồng |
Range Rover Sport Dynamic HSE 3.0 I6 P360 | 7,899 tỷ đồng |
Range Rover Sport Autobiography 3.0 I6 P360 | 8,269 tỷ đồng |
Range Rover Sport First Edition 3.0 I6 P400 | 8,569 tỷ đồng |
Hoàng Hiệp