Bên cạnh đó, vận động mạnh thường quân là tổ chức cá nhân yêu quý di sản thương lượng, mua lại ấn Hoàng đế chi bảo để đưa về nước, góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản quốc gia.
Tỉnh TT-Huế đề nghị Thủ tướng giao Bộ VH-TT&DL, Bộ Ngoại giao phối hợp tỉnh này và các tổ chức, cá nhân thương lượng với nhà đấu giá Millon mua lại chiếc ấn.
Theo Sở VH-TT tỉnh TT-Huế, ấn Hoàng đế chi bảo do vua Minh Mạng đúc năm 1823 bằng vàng mười tuổi, nặng 282 lạng 9 tiền 2 phân (10,78kg) với chức năng đặc biệt quan trọng gắn liền với các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn.
Đây không chỉ là chiếc ấn vàng lớn nhất, đẹp nhất của triều Nguyễn mà còn là một cổ vật mang những giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn cận - hiện đại.
Trước đó, nhà đấu giá Millon đưa thông tin đấu giá Hoàng đế chi bảo vào ngày 31/10.
Tuy nhiên, ngày 28/10, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã có thư gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Cộng hòa Pháp; và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cũng có thư gửi Tổng Giám đốc UNESCO đưa ra khỏi danh mục đấu giá cổ vật và tạo điều kiện để phía Việt Nam thương lượng và hồi hương.
Nhà đấu giá Millon sau đó đã có thông báo đưa Hoàng đế chi bảo ra khỏi danh mục đấu giá cổ vật ngày 31/10 và dời sang ngày 10/11.
" alt=""/>Huy động nguồn lực xã hội hoá để mua lại kim ấn triều NguyễnChuyến du xuân không chỉ vui vẻ, an toàn vì "đi đến nơi, về đến chốn" như lời anh Duy nói, mà về chi phí, một ngày thuê xe như vậy không đắt hơn là bao so với việc tự lái 2 chiếc xe đi.
Tính ra, chuyến xe 16 chỗ đi 1 ngày đến Nam Định rồi quay lại mà nhóm anh Duy thuê hết 2,3 triệu đồng, bao gồm cả tiền phí cầu đường. Trong khi đó, nếu lái 2 chiếc xe con đi với cung đường như vậy, tiền xăng dầu và phí các loại cũng rơi vào ít nhất 1 triệu đồng cho mỗi xe.
Còn anh Huỳnh Viết Phương (35 tuổi ở Hà Nội) chia sẻ, vừa tuần trước anh cùng bố mẹ và vợ con về dự đám cưới của họ hàng ở quê ngoại Thanh Hoá. Dù gia đình đang sử dụng chiếc Honda Civic, vẫn có thể "cõng" được 6 người nhưng anh vẫn quyết định thuê 1 chiếc xe 7 chỗ kèm lái xe cho chuyến đi.
"Đụng vào cưới hỏi ở quê nên chắc chắn tôi không tránh khỏi việc bị chúc rượu, mà lâu ngày mới về nên rất khó coi nếu cứ từ chối rồi không uống chút nào. Có người lái xe tôi yên tâm hẳn, lúc về lên xe là ngủ, vừa vui vừa khoẻ người", anh Phương kể.
Cũng theo anh Phương, nếu đi như du xuân, cưới hỏi hay công tác cần phải gặp gỡ, ăn uống trong ngày thì rất nên sử dụng xe có lái, yên tâm khi trót lỡ có "nhấp môi" vài chén rượu mà không sợ bị CSGT kiểm tra trên đường.
Trong thời gian vừa qua, lực lượng CSGT các địa phương đã tăng cường kiểm tra, xử lý rất quyết liệt với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Điều này khiến nhiều lái xe e dè mỗi khi nhấc chén rượu, cốc bia lên. Do vậy, việc chủ động thuê xe có lái như câu chuyện của anh Duy, anh Phương ở trên trở thành xu hướng mà nhiều người lựa chọn.
Dịch vụ cho thuê xe có lái bội thu
Theo khảo sát của PV VietNamNet, dịch vụ cho thuê xe có lái sau Tết tại Hà Nội tăng đột biến so với những năm trước. Các loại xe cho thuê khá đa dạng, từ 5 đến 24 chỗ đều hoạt động hết công suất trong tháng Giêng âm lịch.
Anh Nguyễn Quang Huy - chủ một địa chỉ chuyên cho thuê các dòng xe du lịch tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, từ khi ra Tết đến nay, hơn 20 xe của cơ sở đều trong tình trạng kín lịch. Giá thuê các loại xe này gần như không tăng so với dịp trước Tết, dao động từ 12-18 nghìn đồng/km tuỳ quãng đường và dòng xe, chưa kể phí cầu đường.
Theo anh Huy, dòng "hot" nhất chính là các xe 16 chỗ như Ford Transit bởi chở được nhiều người, chi phí thấp, phù hợp với những đoàn nhỏ khoảng 7-12 người. Nhu cầu của người dân thuê xe để đi chơi, du xuân còn tăng cao hơn vào các ngày cuối tuần, do đó cơ sở này đã có những phương án để đáp ứng nhu cầu của khách.
"Ngoài những xe có sẵn thì cuối tuần chúng tôi còn huy động thêm các anh em lái xe đưa đón học sinh tham gia chở khách vì những ngày ấy xe nghỉ, người nghỉ. Như tuần rằm tháng Giêng vừa qua, tổng đầu xe cho thuê của chúng tôi lên đến 40 chiếc", anh Huy chia sẻ.
Anh Đinh Văn Nam - lái xe cho một trường liên cấp tại Hà Nội trong thời gian nghỉ vào thứ 7, Chủ nhật cũng nhận chạy thêm. Khách chủ yếu là người quen ở gần nhà đi lễ, du xuân ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Ninh Bình hay Thanh Hoá.
Lái xe này nhận định: "Năm nay ra Tết lượng khách thuê xe đông một phần vì nhu cầu đi lại, du xuân, lễ chùa,... của người dân tăng mạnh sau nhiều năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, nhiều anh em khách nói là đi du xuân rất sợ chẳng may bị CSGT thổi phạt, sẽ dông cả năm. Thuê xe có lái vừa yên tâm, lại vẫn uống được đôi ba chén rượu nên thấy thoải mái hơn".
Cũng theo chia sẻ của anh Nam, dù chạy xe "cho vui" vào mỗi cuối tuần nhưng cũng đem đến cho lái xe này nguồn thu nhập kha khá. Những lần chở khách như vậy, tuỳ từng địa điểm nhưng nếu trừ hết tất cả chi phí, anh Nam cũng "đút túi" từ 1-1,5 triệu đồng mỗi ngày.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc trải nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nguồn gốc thiên nhiên khiến nội thất gỗ vừa mang nét tinh tế, đặc trưng rất khó nhầm lẫn lại vừa mang vẻ đẹp gần gũi.
Hiện nay trên thị trường tiêu dùng, đồ dùng gia đình bằng gỗ rất phong phú, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại. Để chọn mua được đồ dùng bằng gỗ đảm bảo độ bền, đẹp, cần lưu ý một số điểm sau:
Kiểm tra chất lượng các bộ phận, hoa văn, nước sơn...
Khi mua, bạn lưu ý kiểm tra các bộ phận chủ yếu như: Chân, khung cửa, mặt ngăn kéo...phải được đóng bằng loại gỗ có chất lượng tốt, nếu có trang trí hoa văn thì phải sắc nét, đẹp mắt, không có những đầu mẩu gỗ thừa, mắt sâu hay gỗ bị rạn nứt. Không nên mua đồ dùng mà bộ phận gỗ đóng bên trong (phần che khuất) như tấm ngăn, tấm lót, ngăn kéo... bị mọt, sứt sẹo, chắp vá, thiếu hụt.
Kiểm tra chất lượng các bộ phận, hoa văn, nước sơn...
Đối với những đồ gỗ quét sơn, màu sơn phải đều, có độ bóng đẹp, không có nốt sần hay vết nhăn. Về thẩm mỹ, không nên chọn đồ gỗ có màu quá tương phản nhau ở các bộ phận.
Kiểm tra kết cấu nội thất gỗ
Các đồ gỗ dùng trong gia đình đang bày bán trên thị trường thường có 2 loại: Kết cấu khung và kết cấu ghép liên tiếp. Khi chọn loại kết cấu khung, bạn cần chú ý quan sát kỹ chỗ kết hợp của khung có chắc chắn không, có bị hở không. Nếu mua cửa gỗ thì 4 góc cửa phải vuông góc. Đối với loại kết cấu ghép liên tiếp cần kiểm tra chỗ tiếp giáp nhau có thể chịu được lực tốt không.
Nếu bạn mua một chiếc tủ gỗ hoặc cửa ra vào, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng xem bản lề của chúng có được vững chắc, ăn toàn và đủ mạnh để gánh đỡ trọng lượng của cánh cửa hay không nhé!
Kiểm tra về độ khít
Khi mua đồ dùng bằng gỗ phải quan sát đến những kẽ hở bên trong không được to quá 0,5mm, kẽ hở bên ngoài không quá 0,2mm. Những chỗ gắn keo hay chạm khảm, tra mộng phải khít, không được lỏng lẻo, đường nét tinh xảo. Các linh kiện bằng kim loại ghép thêm vào phải chắc chắn, ngay ngắn. Các đầu đinh không được lộ ra ngoài bề mặt gỗ hoặc hụt quá sâu.
Cách bảo quản đồ gỗ
Chống lại mặt trời và hơi nóng: Các tia cực tím là nguyên nhân làm cho đồ gỗ nhanh bị xỉn màu và làm bong lớp véc-ni, lớp sơn phủ bên ngoài. Để giữ cho đồ gỗ được tốt, màu sắc bền lâu, tuyệt đối không để đồ gỗ nơi có ánh nắng chiếu vào. Cũng không được kê đồ gỗ cạnh những nơi tạo ra sức nóng bởi khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng thì gỗ sẽ bị co lại, ảnh hưởng đến tuổi thọ đồ gỗ. Vào mùa nóng, cần giữ được độ ẩm hơn 50% cho phòng để đồ gỗ.
(Theo Viet Q)
" alt=""/>Cách chọn mua đồ gỗ tự nhiên tốt và bền đẹp