Theo USA Today, về phương diện lịch sử, người Hàn Quốc coi chó là con vật ăn được chứ không phải là một bạn đồng hành đáng yêu trong nhà. Mỗi năm, có 2,5 triệu con chó được nuôi ở các trại nuôi chó. Khoảng 1 triệu con bị giết và ăn thịt, số còn lại được nuôi lấy giống, theo Hội Nhân đạo quốc tế - tổ chức ủng hộ bảo vệ động vật có trụ sở ở Washington, Mỹ.
Suy nghĩ của người Hàn Quốc về chó bắt đầu thay đổi vào những năm 1980 và 1990 khi nước này trở nên giàu có hơn và sự ảnh hưởng của phương Tây tại đây tăng lên. Những người Hàn Quốc trẻ tuổi bắt đầu ủng hộ xoá bỏ các trại nuôi chó, một số người bắt đầu mua chó để nuôi như thú cưng trong nhà.
Những việc làm này đi ngược với lịch sử, rằng người Hàn Quốc ăn thịt chó hơn 1.000 năm. Chó là nguồn thức ăn quen thuộc trong những năm người dân nước này suýt chết đói khi bị Nhật chiếm đóng thời Thế chiến II cũng như trong thời chiến tranh liên Triều. Vào thời điểm đó, người Hàn Quốc thường ăn thịt chó vào những ngày nóng nhất trong năm, thường rơi vào tháng 7 và 8. Một số người cho rằng thịt chó giúp khôi phục năng lượng bị sức nóng lấy đi.
Theo khảo sát của Hội Nhân đạo quốc tế vào tháng 7/2017, khoảng 70% trong số 51,5 triệu người Hàn Quốc phản đối ăn thịt chó. Cùng thời điểm, số trại nuôi chó ở Hàn Quốc cũng giảm xuống, chỉ còn 17.000 trại. Khảo sát cũng cho thấy, số người phản đối ăn thịt chó cũng tăng lên. Tuy nhiên, một số người lại ủng hộ truyền thống và cho rằng không nên cấm hoàn toàn.
Thuật ngữ “khu vực xám” thường xuyên xuất hiện mỗi khi ai đó tìm kiếm thông tin về luật liên quan tới chó và thịt chó ở Hàn Quốc. Theo luật chế biến thịt năm 1962 của Hàn Quốc, chó không được liệt kê là thú nuôi, vì thế việc giết chó không được quy định cụ thể.
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc từng công nhận thịt chó là thực phẩm, khi cho biết bất cứ sản phẩm nào ăn được (trừ thuốc) đều được gọi là thực phẩm. Luật về vệ sinh thực phẩm năm 1984 cấm các nhà hàng bán thực phẩm bị coi là “không tốt cho sức khoẻ hay không hợp vệ sinh, kinh tởm”. Thịt chó cũng được đề cập như một ví dụ cụ thể, song luật không được thực thi.
Việc người Hàn Quốc ăn thịt chó chưa bao giờ là một bí mật, song thế giới bắt đầu chú ý tới Hàn Quốc vào năm 1988 khi Thế vận hội mùa hè được tổ chức ở Seoul. Chính phủ nước này yêu cầu các nhà hàng tạm thời bớt bán thịt chó. Người phương Tây lúc đó cũng phản đối cách người Hàn Quốc đối xử như vậy với chó. Vấn đề này tiếp tục được đề cập khi World Cup 2002 được tổ chức ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Thế vận hội mùa đông 2018.
Tới tháng 11/2018, chính quyền thành phố Seoul đã đóng cửa Taepyeong – khu giết chó lớn nhất ở nước này. Quyết định đóng cửa này dẫn tới việc chợ Moran, từng có thời là chợ bán thịt chó lớn nhất ở Hàn Quốc, phải dừng hoạt động.
Hoài Linh
Ngoài bia, kem đá bào siro thì thịt chó là món ăn được người dân Triều Tiên ưa thích trong những ngày nóng nhất trong năm.
" alt=""/>Vì sao người Hàn Quốc không còn thích ăn thịt chó?Tôi cảm thấy cuộc đời đã ưu ái cho mình quá nhiều!
- Để nói về cuộc sống hiện tại, chị gói gọn trong 8 chữ nào?
Đó là: Hạnh phúc, viên mãn, đam mê và biết ơn. Trong công việc, tôi hạnh phúc vì đã chọn đúng con đường đi, là MC đồng thời làm công tác giảng dạy. Tuy 2 nhưng là 1 bởi đều là nghề cầm mic để truyền đi những thông điệp tích cực.
Nhiều khi tôi nghĩ có phải cuộc đời đã quá ưu ái cho mình. Tôi có niềm đam mê lớn với công việc, có ông xã và cuộc hôn nhân gần 20 năm bền chặt. Chúng tôi hiểu và cùng nhau nhìn về phía trước. Tôi có hai con gái chăm ngoan học giỏi.
Đến nay U50 rồi nhưng nếu không nói tuổi tác, tôi luôn thấy sung sức và tràn đầy năng lượng, vẫn nhiệt huyết với công việc như tuổi hai mươi. Tôi biết ơn cuộc sống, khán giả đã luôn đồng hành, yêu mến và trở thành động lực cho tôi cố gắng.
- Chị là mẫu phụ nữ hiện đại hay truyền thống đảm đang nội trợ, quán xuyến gia đình?
Cũng nhiều người hỏi tôi điều này. Tôi thấy mình là bản pha trộn giữa mẫu phụ nữ truyền thống và hiện đại. Tôi đam mê hết mình với công việc nhưng khi trở về nhà vẫn cố gắng vẹn tròn nữ công gia chánh. Bằng chứng là hôm nào tôi vào bếp thì ông xã và các con đều thốt lên: “Hôm nay mẹ Vân vào bếp đúng không?” bởi các món ăn sẽ cầu kỳ hơn, bài trí cũng khác hơn.
Bận rộn nhưng tôi luôn sắp xếp thời gian đưa con đi chơi, chăm con học. Vợ chồng tôi có giây phút làm vườn, cùng nhau thu hoạch hoa trái... rất vui và hạnh phúc.
- Đâu là cách chị làm cùng lúc nhiều vai trò khác nhau trong cuộc sống?
Tôi nghĩ chẳng có cách nào khác ngoài tình yêu và sự trân quý với công việc mình đã lựa chọn, từ đó biết phân bổ, sắp xếp để sống với những đam mê đó. Trên sân khấu tôi dành trọn tình yêu cho khán giả, trên lớp tâm huyết cho học viên còn khi về nhà 100% tâm trí và thời gian cho gia đình.
Nếu đã đọc cuốn Tôi đã trở thành MC như thế nào?, các bạn sẽ thấy nguyên tắc sống 4 dấu nặng trong 1 ngày của tôi. Đó là: Đọc sách, tập luyện, làm đẹp và học tập. Ra ngoài, tôi hướng ngoại, thích làm những công việc có tính lan tỏa đến cộng đồng. Tuy nhiên, tôi cũng rất thích những lúc được ở một mình và tự đọc cuốn sách, nghe bản nhạc.
Chúng tôi biết "đơn giản hóa" mọi vấn đề, hạn chế tối đa việc cãi cọ, làm phiền nhau
- Ông xã ủng hộ chị như thế nào trong công việc làm truyền hình?
Có thể nói nếu thiếu sự đồng hành của anh ấy thì Mỹ Vân chẳng có ngày hôm nay. Trung tâm đào tạo kỹ năng của tôi do một tay anh thực hiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tôi chỉ là người mang đến kiến thức.
Nếu như trước kia anh có thể tỏ thái độ hơi khó chịu vì tôi về muộn thì nay hỏi han, nhắc con lấy nước. Tôi đã cảm hóa anh bằng chính tình yêu và sự tận tâm với công việc của mình. Vì yêu vợ nên anh cũng hiểu và yêu luôn công việc của tôi. Có lần anh khen bài giảng của tôi hay và ấn tượng. Anh thích vợ mình làm công việc truyền đi tri thức và mang đến các giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
- Ông xã có lo ngại về sự bận rộn của chị?
Trước kia thì có, đặc biệt thời gian khi tôi còn là ca sĩ ở Đoàn Ca múa Thăng Long. Ông xã không ủng hộ bởi lo ngại việc tôi đi nhiều, tâm hồn văn nghệ sĩ bay bổng như dự cảm về cuộc hôn nhân không trọn vẹn.
Nhưng khi kết hôn, tôi đã đem lại cho anh sự tin tưởng. Tình cảm yêu mến của khán giả, thành tựu mà tôi đạt được cho anh thấy sự nghiêm túc, cầu thị. Tôi luôn là hậu phương của anh bằng sự khéo léo, cố gắng dung hòa công việc cũng như chăm sóc gia đình từ những khoảnh khắc nhỏ nhất bên nhau.
- Chị và ông xã là phiên bản hợp hay trái dấu ngoài đời?
Tôi và ông xã có tính cách khác nhau nhưng có lẽ trái dấu nên mới hút nhau. Tôi nói nhiều, nhất là khi đi ra ngoài còn anh ấy khá trầm tính và ít nói. Tôi thích lãng mạn còn anh lại thực tế hơn. Tuy nhiên, cả hai chung quan điểm là cùng nhìn về một hướng, đồng hành với những điều trái dấu của người kia.
- Khán giả rất ngưỡng mộ cuộc hôn nhân 20 năm của MC Mỹ Vân. Bí quyết gìn giữ hạnh phúc của chị là gì?
Đến nay chúng tôi đã ở bên nhau 19 năm và chuẩn bị bước sang năm thứ 20. Tất nhiên bát đũa cũng có lúc này lúc kia, nhiều lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt nhưng điều quan trọng cả tôi và anh đều xem gia đình là nơi mong muốn được trở về nhất sau những bộn bề lo toan cuộc sống ngoài kia.
Nhiều năm bên nhau, cả hai nhận ra rằng khi có điều gì khó chịu, chỉ cần mỗi người nhịn một chút, biết hạ cái tôi của mình xuống là mọi thứ sẽ ổn. Thay vì ngày xưa để cái tôi lên cao, khăng khăng mình đúng thì nay chúng tôi biết "đơn giản hóa" mọi vấn đề, hạn chế tối đa việc cãi cọ, làm phiền nhau.
- Mọi người vẫn nhắc ông xã của chị là đại gia. Trong gia đình chị, ai là “tay hòm chìa khoá”?
Khái niệm "đại gia" rất trừu tượng. Đến một tiêu chuẩn nào sẽ được gọi là đại gia? Tôi hài lòng với cuộc sống hiện nay, không quá áp lực về tài chính nên tập trung làm những gì mình thích bằng đam mê. Trong gia đình, ông xã là "tay hòm chìa khóa" chủ lực về tài chính để tôi tập trung cho công việc.
- Hai con gái của chị sở hữu tính cách mạnh mẽ và đam mê văn chương, có năng khiếu ca hát như chị không?
Tính cách và sở thích của hai con khá khác nhau, bạn lớn quyết đoán, làm việc đến cùng, có định hướng mục tiêu rõ ràng - cá tính sở hữu từ cha. Con cũng có ảnh hưởng từ mẹ về năng khiếu nghệ thuật, cảm thụ âm nhạc, hát tốt, viết văn và vẽ đẹp. Tôi từng định hướng cho con có thể theo kiến trúc nhưng con khẳng định thích làm kinh doanh.
Bé thứ hai hồn nhiên, năng động, lém lỉnh, hướng ngoại hơn song không được sâu sắc như cô chị. Đã 12 tuổi nhưng con luôn nghĩ là bé út trong nhà nên đam mê chưa bộc lộ rõ. Cả hai đều ngoan ngoãn và học giỏi - đó là điều tôi hài lòng nhất.
Minh Huệ
Ảnh: NVCC
Theo TS Nghĩa, việc xử lý gian lận thi cử như hiện nay đã vùi dập niềm tin của toàn xã hội "xuống tận đáy".
![]() |
Khẳng định người đứng đầu không thể vô can nếu thuộc cấp làm sai, ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng Sở GD-ĐT Tây Ninh, cho rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, cơ quan chủ quản.
Trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sự việc do ngành mình quản lý đã được quy định rõ ràng, ông Tài phân tích. Cụ thể, giám đốc Sở GD-ĐT của địa phương phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực GD-ĐT trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Báo cáo trước HĐND tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh…
“Làm sao con của phó giám đốc, con Bí thư tỉnh ủy, con phó chủ tịch, hay quan chức khác… được nâng điểm mà giám đốc Sở GD-ĐT địa phương không biết? Chính việc chậm công bố, hay lấy lý do nhân văn để không công bố danh sách thí sinh nâng điểm, cũng đã thiếu quyết liệt, thể hiện việc bao biện cho sai phạm” - ông Tài nói.
Theo ông Tài điều nguy hiểm nhất là hiện nay là chỉ Bộ Công an quyết liệt với những sai phạm, còn Bộ GD-ĐT thì dường như “nhẹ tay”, minh chứng là những thí sinh trong danh sách nâng điểm vẫn được theo học nếu xét tuyển theo điểm không nâng hoặc điểm hạ sau gian lận đủ điểm học.
Ông Tài cũng nhìn nhận để cấp dưới làm sai là đã lỏng quản lý. Điều đáng buồn là làm trong ngành giáo dục nhưng các vị này không tự giác, không dám nhận trách nhiệm.
Một cựu giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cũng bình luận rằng ông không tin những người đứng đầu ngành giáo dục ở ba địa phương phát hiện gian lận không liên quan tới sai phạm. “Ngay cả phó giám đốc, người dưới quyền trực tiếp của mình đã bị khởi tố thì người đứng đầu làm sao vô can được” - ông nói.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nói rằng theo nguyên tắc chung, nhân viên là người trực tiếp chịu trách nhiệm nhưng thủ trưởng đơn vị cũng phải liên đới. Trong lãnh đạo Sở thì người chịu trách nhiệm là giám đốc, trong lãnh đạo trường thì người đó là hiệu trưởng.
“Cấp phó chỉ là người thực hiện sự phân công của cấp trưởng, ngoài chịu trách nhiệm công việc được giao còn chịu trách nhiệm với cấp trưởng. Còn cấp trưởng cũng có liên đới trách nhiệm với cấp phó trong việc mình phân công” - ông Ngai cho hay.
“Ít nhất, các vị phải lên tiếng nhận trách nhiệm người lãnh đạo. Cụ thể, các vị đã phân công cấp dưới, cấp dưới làm sai thì mình phải có phần trách nhiệm”.
GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam, cũng cùng quan điểm khi cho rằng với vai trò của nhà quản lý, những người đứng đầu Sở GD-ĐT không thể “vô can” khi để xảy ra tình trạng “lộn xộn” với một đường dây gian lận như thế.
Ông Dong cũng lấy ví dụ, ở các nước khác, khi tàu hỏa đâm nhau thì trách nhiệm thuộc về việc quản lý và chỉ đạo của người điều hành tàu, thậm chí Bộ trưởng có khi sẽ xin từ chức.
Ở Sơn La, cơ quan chức năng đã khởi tố, bắt tạm gian 5 cá nhân trực thuộc quản lý của Sở GD-ĐT gồm: Ông Trần Xuân Yến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT; bà Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng; bà Cầm Thị Bun Sọn, Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, ông Lò Văn Huynh, Phó trưởng phòng Khảo thí; Ông Đặng Hữu Thủy, Phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu
Kết quả trong số 44 thí sinh được nâng điểm ở Sơn La, có số lượng con em ở trong ngành giáo dục chiếm khá nhiều. Theo thống kê của báo Tuổi Trẻ, đó là con em của Phó Giám đốc Sở GD-ĐT; Chánh thanh tra Sở GD-ĐT; Trưởng phòng Giáo dục trung học; con giáo viên các trường Trường TH- THCS Quyết Tâm; Trường Tiểu học Mường Bú; Trường THCS Lê Quý Đôn...
Được biết, cuối 12/2018, HĐND tỉnh Sơn La đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 30 chức danh lãnh đạo trong tỉnh. Theo đó, ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD-ĐT có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất. Ông Đức nhận được 6/70 phiếu tín nhiệm cao (tỉ lệ 8,45%), 39/70 phiếu tín nhiệm thấp (tỉ lệ 54,93%), 25/70 phiếu tín nhiệm (tỉ lệ 35,21%).
Hà Giang thiếu lãnh đạo Sở GD-ĐT Hiện nay, Sở GD-ĐT Hà Giang đang khuyết giám đốc. Lúc phát hiện ra gian lận thi cử ở địa phương này, ông Vũ Văn Sử - Giám đốc đã gần ngày nghỉ hưu. Theo Cổng thông tin điện tử của sở, ban lãnh đạo Sở GD-ĐT có 3 Phó giám đốc là ông Nguyễn Thế Bình; ông Phạm Văn Khuông và bà Triệu Thị Chính. Tuy nhiên, bà Triệu Thị Chính và ông Phạm Văn Khuông vừa bị khởi tố bắt giam vì quan vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018.
|
Lê Huyền – Thúy Nga
![]() |
Trong 44 thí sinh Sơn La thuộc danh sách của vụ án “gian lận thi cử”, có em được nâng nhiều nhất đến 26,55 điểm, có bài thi được nâng từ 0 lên 9 điểm. Cụ thể, thí sinh mang số báo danh 14000815 có điểm số nâng nhiều nhất là 26,55. Điểm chấm lần đầu môn Toán 9, Lý 9, Ngoại ngữ 9. Điểm chấm thẩm định lại: Toán 0, Lý 0,25, Ngoại ngữ 0,2. Một thí sinh khác cũng có điểm 0 nhưng được sửa thành 8,8 là số báo danh 14000309. Cụ thể, điểm chấm lần đầu môn Toán 8,8, môn Sử 9,5. Trong khi đó, điểm thực chấm lại: Toán 0 điểm, Sử 3,0 điểm. Trong danh sách này có 2 điểm 10 tròn trĩnh. Trong đó, 1 điểm 10 môn Ngoại ngữ thuộc về thí sinh có số báo danh 14001602. Điểm thực môn Ngoại ngữ của thí sinh này là 5,2. Thí sinh này còn môn Toán được nâng, cụ thể điểm chấm lần đầu môn Toán là 9,6, điểm thẩm định là 6,6. Điểm 10 thứ hai thuộc về thí sinh có số báo danh 14006619. Thí sinh này được nâng tới 20,6 điểm. Điểm chấm lần đầu của thí sinh này rất cao: Toán 9,6, Sử 10, Ngoại ngữ 9,6, Văn 8,0. Trong đó, 3 môn Toán, Sử, Ngoại ngữ được nâng điểm. Điểm chấm thẩm định lại: Toán 3,2, Sử 4,25, Ngoại ngữ 1,2. Một thí sinh có điểm được nâng rất cao nữa mang số báo danh 14000430. Điểm chấm lần đầu của thí sinh này là Toán 9,4, Lý 9,5, Hóa 5,75, Sinh 6,0, Ngoại ngữ 9,2, Văn 5,0. Điểm chấm thẩm định lại như sau: Toán 2,6, Lý 2,75, Hóa 1,75, Sinh 2,75, Ngoại ngữ 5, Văn 5,0. Như vậy, tổng điểm thí sinh này được nâng tới 25 điểm. Thí sinh số báo danh 14000309 được nâng 22,15 điểm. Cụ thể, điểm chấm lần đầu, Toán 9, Lý 9,25, Ngoại ngữ 9. Điểm chấm thẩm định lại như sau: Toán 1,8, Lý 1,5, Ngoại ngữ 1,8. Thí sinh số báo danh14006416 có 3 môn xét tuyển điểm đại học nâng lên 18,9 điểm. Điểm chấm lần đầu như sau: Toán 9,4, Lý 9,5, Ngoại ngữ 9,0. Điểm chấm thẩm định lại là: Toán 4, Lý 3,0, Ngoại ngữ 2,0. Thí sinh số báo danh 14000430 được nâng 17,75 điểm. Điểm chấm lần đầu: Toán 9,4, Lý 9,5, Ngoại ngữ 9,2. Điểm chấm thẩm định: Toán 2,6, Lý 2,75, Ngoại ngữ 5. Thí sinh số báo danh 14000515, là người đậu top 3 vào trường ĐH Y Hà Nội, được nâng 15 điểm. Điểm chấm lần đầu: Toán 9,4, Hóa 9,5, Sinh 9,5. Điểm chấm thẩm định lại: Toán 5,6, Hóa 3,5, Sinh 4,0. Thí sinh số báo danh là 14004941 chỉ thi 3 môn để xét tuyển đại học nhưng được nâng tới 14,9 điểm. Điểm chấm lần đầu: Toán 7,4, Lý 9,25, Ngoại ngữ 9. Điểm chấm lại là: Toán 5,6, Lý 2,75, Ngoại ngữ 2,4. Ngân Anh |
Nói với VietNamNet sáng nay, phó giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La buồn bã: "Tôi mất hết danh dự, uy tín rồi!".
" alt=""/>Nhiều thuộc cấp bị khởi tố, con được nâng điểm: Giám đốc Sở Giáo dục Sơn La có vô can?