Nhận định, soi kèo Nữ Gyeongju KHNP vs Nữ Mungyeong Sangmu, 17h00 ngày 24/4: Trái đắng xa nhà
Từ điển chính tả tiếng Việt của PGS.TS Hà Quang Năng (chủ biên) và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương, do Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội xuất bản năm 2017 khiến nhiều độc giả bức xúc vì sai nhiều lỗi chính tả. Nhà phê bình Hoàng Tuấn Công đã có bài viết phản ánh cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của PGS.TS Hà Quang Năng và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương có rất nhiều lỗi sai chính tả. Ông nhặt ra hơn 40 lỗi là các từ không chuẩn chính tả và sau đó còn nhặt thêm "sạn" ở một bài viết khác.
 |
'Từ điển chính tả' bị sai chính tả. |
Những lỗi sai mà nhà phê bình Hoàng Tuấn Công như: bánh dày (từ đúng là 'bánh giầy'), bơi chải (từ đúng là 'bơi trải'), chầy chật (từ đúng là 'trầy trật'), chỉnh chu (từ đúng là 'chỉn chu'), xung công (từ đúng là 'sung công'), dằng xé (từ đúng là 'giằng xé'), dày trông mai đợi (thành ngữ 'đúng là rày trông mai đợi')…
Bà Hồng Nga - Phó giám đốc Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Hà Nội, cho biết cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt đã chính thức bị nhà xuất bản quyết định tạm đình chỉ phát hành vào hôm 10/6.
Lý do tạm đình chỉ phát hành là cuốn sách "đang có nhiều tranh cãi chưa ngã ngũ từ độc giả, có nhiều vấn đề cần mổ xẻ", nhà xuất bản tạm đình chỉ phát hành để có thêm những trao đổi với các tác giả và tham vấn thêm ý kiến của các nhà chuyên môn khác, "chứ không phải chỉ chạy theo dư luận".
Bà Hồng Nga cho biết thêm, khi biên tập cuốn sách này, nhà xuất bản đã có sự làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, cũng đã nhìn thấy những từ không chuẩn chính tả được đưa vào trong sách như ông Hoàng Tuấn Công chỉ ra trên báo chí những ngày qua, "chứ không phải không nhìn thấy".
PGS-TS Hà Quang Năng, chủ biên cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt chia sẻ: "Muốn phán xét phải hiểu nguyên tắc, mục đích biên soạn của chúng tôi. Tôi không coi những cái đó là sai vì ngay mục đích, nguyên tắc khi biên soạn cuốn sách tôi đã ghi rõ là chúng tôi cung cấp một hệ thống những từ ngữ được dùng trong tiếng Việt hiện nay trong đó có cả những dạng chuẩn lẫn những dạng chưa chuẩn nhưng vẫn được dùng. Tôi đã tuyên bố rõ trong lời giới thiệu".
"Chính tả là chuẩn mực hóa ngôn ngữ về mặt văn tự… Nhưng do sự phát triển không đồng đều các tầng chức năng của tiếng Việt hiện nay, các quy tắc chính tả cũng cần phải có những dung sai nhất định trong tham chiếu với các vùng chức năng khác nhau. Ngay chính tả cũng cần một thái độ bao dung đa chuẩn mực", PGS.TS Hà Quang Năng viết trong lời giới thiệu.
Theo tác giả, sự cần thiết của việc chuẩn chính tả dù đã được bàn luận từ lâu nhưng luôn luôn là vấn đề thời sự đối với bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới.
Với tiếng Việt, vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, khúc mắc trong chuẩn hóa chính tả cần phải được giải quyết. Vẫn còn nhiều những sự khác biệt, dị biệt về cách viết một từ hay một thuật ngữ được phơi bày trên các mặt báo, trên các thông báo của các cơ quan nhà nước và ngay trong cả các từ điển tiếng Việt hay từ điển song ngữ Việt - nước ngoài.
Vì vậy, cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt được biên soạn nhằm cung cấp các dạng chính tả chuẩn của các từ ngữ thông dụng theo chính âm và chính tả tiếng Việt, đồng thời cũng chỉ dẫn những dạng chính tả không chuẩn nhưng vẫn được sử dụng.
Xung quanh những lùm xùm về cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt này chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định đã nắm được thông tin. Lãnh đạo Cục Xuất cho biết ngay trong hôm nay, 12/6, Cục sẽ gửi công văn cho NXB ĐHQG Hà Nội yêu cầu báo cáo về cuốn sách này.
"Nếu cuốn sách có những lỗi như báo chí phản ảnh thì cục sẽ đề nghị NXB thu hồi triệt để cuốn sách này vì trước đó, NXB cũng đã đình chỉ phát hành rồi. Thứ 2, chúng tôi sẽ yêu cầu NXB kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm cá nhân và để rút kinh nghiệm. Thứ 3 là rút kinh nghiệm trong toàn ngành đối với các loại sách công cụ nói riêng làm sao đảm bảo sách tốt nhất, đảm bảo tính khoa học, khách quan.
Về phía Cục Xuất bản cũng sẽ rút kinh nghiệm là đối với một số loại sách như từ điển, từ điển chính tả thì Cục phải yêu cầu NXB làm việc kỹ hơn, có ý kiến của các nhà chuyên môn. Rút kinh nghiệm trong toàn ngành, với các đơn vị tham gia xuất bản sách từ điển...", ông Nguyễn Nguyên khẳng định.
Tình Lê

'Đất và người' qua trang viết của NSND Đào Trọng Khánh
Ngày 10/6, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt bạn đọc cuốn sách Đất và người của đạo diễn - NSND Đào Trọng Khánh.
" alt=""/>Yêu cầu báo cáo sự việc 'Từ điển chính tả tiếng Việt' bị sai chính tả
 nhớ lại thời điểm tháng 1/2016 đã rốt ráo đi tìm mua bình chữa cháy sau khi Thông tư 54 do Bộ Công an ban hành có hiệu lực (Quy định ô tô từ 4 chỗ trở lên phải trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4 kg. Mức phạt tiền đối với các vi phạm từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng). </p><p>“Thời điểm ấy, khắp các gian hàng online “cháy hàng”, bình thường bình bột nửa cân 150.000 đồng chẳng ai thèm mua mà đến khi khan hàng, giá lên 250.000 đồng/bình vẫn phải cắn răng chi tiền”, anh Thủy nhớ lại.</p><table class=)
 |
Bình chữa cháy cách đây 4 năm là món hàng gây "sốt" trên thị trường |
Việc những tài xế lái xe con như anh Thủy đổ xô mua hàng khiến người bán lẻ đồ bảo hộ như chị Trần Thị Quỳnh (Ngõ 285 Đội Cấn) được dịp “trúng lớn”. Chị Quỳnh và một vài người cùng chung vốn đặt nhiều thùng bình chữa cháy loại 500ml với giá nhập chỉ 90 ngàn đồng/bình, bán ra 180-220 ngàn đồng/bình. Sau đợt “sốt” bình chữa cháy kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 2/2016, nhẩm tính riêng doanh thu bán bình chữa cháy của chị Quỳnh đã gấp 3 lần shop online chị bán cả năm 2015.
Tuy nhiên, theo thời gian lỗi thiếu bình chữa cháy không phải là ưu tiên để dừng xe kiểm tra dần khiến nhiều tài xế bỏ qua không trang bị hoặc đã mua thì vứt xó. Thậm chí sau khi báo chí phản ánh một số trường hợp để bình chữa cháy dạng lỏng trên xe bị nổ, gây hư hại nội thất, nhiều tài xế càng có thêm lý do để “không mang bom” lên xe.
Anh Vũ Xuân Trung, lái xe taxi ở Hà Nội kể lại trường hợp bình chữa cháy để ở hàng ghế phụ phát nổ khiến nóc xe của anh bị móp và trần nỉ bị rách: “Tháng 6/2016, tôi đưa cả nhà đi biển và đóng cửa xe đỗ ngoài nắng. Khi mọi người tắm xong để ra về thì phát hiện không thấy bình chưa cháy đâu. Nhìn lên trần mới phát hiện vết rách và bình chữa cháy lăn lóc trong xe”. Anh Trung đã phải bọc da lại nhưng vẫn không che hết được vết tích cũ và trên nóc xe vẫn còn đoạn lồi do lực bắn của vỏ bình chữa cháy.
 |
Vết tích hư hại bên trong và bên ngoài chiếc taxi của anh Trung gây ra bởi bình chữa cháy |
Sau sự cố, anh Trung vẫn mang theo bình chữa cháy nhưng đã xì gần hết dung dịch bên trong để phòng tránh. Biện pháp xì bớt dung dịch hoặc gắn vỏ bình không cũng được nhiều tài xế áp dụng, vừa... an toàn lại vẫn tuân thủ luật!.
Thậm chí sau thời gian dư luận lãng quên, nhiều tài xế cũng chẳng nhớ đến việc mình đã từng mua bình chữa cháy.
Anh Tô Thế Đạt (Hà Đông, Hà Nội) khi được hỏi về bình chữa cháy trên xe, sau một hồi bóp trán mới sực nhớ chiếc bình bột nửa cân bỏ quên trong kho đồ cũ. Sau khi lục kho tìm, anh Đạt cũng đã thấy chiếc bình với màu sơn đỏ vẫn nhìn khá rõ sau lớp bụi phủ thời gian. Tuy nhiên, kim đồng hồ trên bình đã không còn ở vạch xanh, cho thấy chiếc bình không còn đủ tiêu chuẩn sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
 |
Chiếc bình bột nửa cân của anh Đạt bị lãng quên trong kho đồ cũ, bụi phủ dày lớp vỏ |
Gây lãng phí cả thời gian và tiền bạc
Đánh giá về hiệu quả thực tế của Thông tư 54, cựu kỹ sư ô tô Nguyễn Thanh Lý-phòng kỹ thuật ô tô nhà máy Z151 (Tổng cục kỹ thuật) cho rằng sau 4 năm tồn tại, đã có những vấn đề khiến quy định mang bình chữa cháy trên ô tô dưới 9 chỗ gây lãng phí cả thời gian và tiền bạc.
Ông Lý nói: “Thực tế trên ô tô con, nội thất không có chỗ thừa, nhà sản xuất đã tận dụng và tối giản các chi tiết để chiếc xe vừa có thẩm mỹ vừa thoải mái cho người dùng. Khi gắn thêm bình cứu hỏa đã làm khó cho tài xế, vì phải để chỗ dễ thấy, dễ lấy nhưng vướng víu. Trong khi đó, nguy cơ cháy nổ hiện hữu thường xuất phát ở khu vực khoang máy, từ lốp xe hay cụm phanh sinh nhiệt. Muốn chống hoặc cứu cháy cần tập trung nghiên cứu thiết bị phòng ngừa hoặc tự động chữa cháy ở khu vực này.”
Vì vậy, theo kỹ sư ô tô Nguyễn Thanh Lý khi đưa ra quy định bắt buộc ô tô con phải có bình chữa cháy là chưa nghiên cứu thực tế, gây khó khăn cho người dùng.
 |
Trên xe con thường không có vị trí thiết kế riêng cho bình chữa cháy, trong khi bình nhỏ như lọ xịt tóc gần như không có hiệu quả |
Cũng có quan điểm bình chữa cháy trên xe con chỉ thừa thãi và mang ý nghĩa hình thức là chính, anh Phan Chí Đức, quản lý chung cư tại khu đô thị ở Long Biên chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên tập dượt kỹ năng dập tắt các đám cháy. Với đám cháy có xăng dầu thì phải dùng bình cỡ 4-8 kg và phải thực hiện đúng kỹ thuật mới có khả năng dập tắt được đám cháy. Như vậy, với đám cháy xe ô tô trong điều kiện bình thường thì không thể dùng cái bình dưới 1 kg để dập tắt. Vì vậy có lẽ việc trang bị này mang nặng tính hình thức, thậm chí có nguy cơ gây nổ bình khi nhiệt độ trên xe tăng cao”.
Thậm chí, trên quan điểm của người nước ngoài như ông Yoshihisa Maruta, cựu Tổng giám đốc Toyota Việt Nam (TMV) chia sẻ tại buổi họp báo khi ra xe mới vào tháng 1/2016 khi nhận được câu hỏi liên quan từ một phóng viên, ông khá ngạc nhiên trước Thông tư 54. “Trên cả thế giới, tôi chỉ thấy bắt buộc trang bị bình cứu hoả trong xe ôtô là một quy định đặc thù của Việt Nam,” ông Maruta đưa ra nhận xét.
Thực tế, trên thế giới gần như không có quốc gia nào ở các khu vực phát triển, có công nghiệp chế tạo xe hơi lâu đời như châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á quy định bắt buộc lắp bình chữa cháy trên xe hơi loại dưới 9 chỗ ngồi. Chỉ một số ít quốc gia nhỏ bé quy định bắt buộc lắp bình chữa cháy trên xe hơi như quốc đảo Mauritius, Abu Dhabi, Qatar hay một số nước Châu Phi như Nigeria, Kenya.
Kỹ sư Lý nhận định việc Nghị định 136/2020 mới ban hành đã không còn quy định ôtô dưới 9 chỗ phải có phương tiện phòng cháy chữa cháy là hợp lý, tránh gây lãng phí cho người dân.
Đình Quý
Bạn có suy nghĩ gì về sự lãng phí khi mang bình chữa cháy nhỏ trên ô tô? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Bỏ quy định phải có bình cứu hỏa trên ô tô con
Sau 4 năm thực hiện, quy định gây tranh cãi phải trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô con dưới 9 chỗ ngồi đã được loại bỏ và thể hiện trong Nghị định số 136/2020 của Chính phủ vừa ban hành.
" alt=""/>Ô tô con phải có bình chữa cháy: 4 năm quên lãng

Một anh bạn của tôi còn bỏ ra tiền tỷ sắm xe Mercedes, chẳng rõ nghe ai tư vấn mà cạy chữ C ra thay bằng chữ E hòng biến chiếc xe của mình từ C200 thành E200. Không biết những người khác có bị cái logo ấy đánh lừa hay không nhưng tôi bỗng thấy chiếc Mercedes ấy trông "kém sang" hẳn.
 |
Bộ logo cho các khách hàng thích lên đời xe Maybach. Ảnh: Facebook |
Hay như một số người sử dụng xe hơi Trung Quốc như Zotye, BAIC cứ nhất quyết khẳng định xe Trung Quốc có chất lượng không thua kém xe Nhật, xe Hàn nhưng hiếm người mua xe xong lại để logo nguyên bản xe Trung Quốc mà toàn thay bằng logo Maserati hay Range Rover. Chưa kể những logo, huy hiệu phần lớn đều là hàng chất lượng kém, gắn lên xe trông xấu xí, lạc lõng.
Thực ra, tôi không phản đối chuyện làm đẹp cho xe hơi, đây là một nhu cầu hết sức chính đáng. Tuy nhiên, việc này chỉ nên được thực hiện bởi các xưởng độ xe chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Chi phí cho việc làm đẹp ô tô nhiều khi bằng tiền mua cả chiếc xe mới.
Còn nếu chỉ là những người sử dụng xe bình thường, tôi khuyên các bạn không nên tự lắp thêm đồ trang trí cho xe làm gì cả. Các hãng xe hơi đã phải bỏ ra chi phí hàng chục triệu USD cho các studio thiết kế hàng đầu để có được sản phẩm tối ưu nhất. Nếu việc làm đẹp cho xe dễ dàng như vậy tại sao họ không làm ngay từ đầu.
Các phụ kiện mới lắp thêm vào ban đầu trông có thể lạ mắt nhưng không thể có vẻ đẹp "lâu dài" như thiết kế nguyên bản của nhà sản xuất. Những cửa hàng, đại lý bán phụ kiện xe hơi chỉ chăm chăm tư vấn sao cho khách chịu mua hàng chứ họ làm sao có con mắt thẩm mỹ như những nhà thiết kế chuyên nghiệp.
 |
Các vết bẩn còn lại sau khi bóc decal. Ảnh: Facebook |
Ngoài ra, việc lắp thêm đồ chơi, đồ trang trí cũng làm giảm giá trị của xe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu dán decal rẻ tiền thì chỉ sau một thời gian lớp decal sẽ bị bong tróc trông rất xấu, chủ xe lại phải mất công bóc ra, vệ sinh lại. Hoặc việc độ lại đèn xe nếu làm không khéo sẽ dẫn đến các nguy cơ về chập điện, cháy nổ mà chắc chắn sẽ không được hãng sản xuất bảo hành.
Nếu tôi mà đi mua xe cũ, tôi sẽ tránh xa các chiếc xe đã qua độ, chế, trang trí nhiều đồ chơi. Những chiếc xe không còn nguyên bản khiến cho tôi có cảm giác thiếu an tâm. Biết đâu chủ xe trước lại là người không biết giữ gìn xe, dùng xe không cẩn thận. Hoặc xe từng bị tai nạn, nên mới phải sơn lại, thay phụ kiện khác thì sao? Chẳng thế mà khi bán xe cũ, các đại lý toàn phải quảng cáo "xe nguyên bản, zin từng con ốc".
Vì vậy, tôi khuyên mọi người, xe nhà sản xuất bán thế nào cứ để nguyên như vậy là tốt nhất, lắp thêm đồ chỉ có tiền mất, tật mang.
Hoàng Nam(Nhân viên văn phòng, Bắc Ninh)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Có nên dán decal trang trí lên ô tô?
Chỉ hết vài chục đến vài trăm nghìn, chủ xe có thể "lột xác" cho chiếc ô tô của mình bằng những tấm decal trang trí bắt mắt. Thế nhưng, dán decal có nhược điểm gì và về lâu dài có hại gì cho xe hay không?
" alt=""/>Tự gắn nhiều đồ trang trí cho ô tô, xe càng thêm xấu