Ngày 27/5, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đang tạm giữ hình sự nghi phạm Nguyễn Bá Minh (37 tuổi) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”. Cảnh sát cũng đang củng cố hồ sơ để điều tra hành vi “Giết người” đối với Minh. |
Nghi phạm Minh bị bắt giữ khi đang trốn tại Hậu Giang |
Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Đỗ Quang Đệ (60 tuổi, ngụ đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) thuê Minh đến sửa chữa cửa và tường nhà, từ ngày 22/5.
Sáng 25/5, Minh đến làm việc như thường lệ. Lúc này, gã nói với ông Đệ sẽ cùng chị Nguyễn Thị Kim Thanh (41 tuổi, người giúp việc của nhà ông Đệ) lên gác lửng tầng 3 để dọn dẹp phòng.
Lên đến nơi, Minh thấy chị Thanh đeo 2 chiếc vòng vàng trên tay nên nảy sinh ý định cướp vàng để bán lấy tiền trả nợ cờ bạc.
Khi chị Thanh đang phơi đồ, Minh lấy con dao dài khoảng 30cm từ phía sau lao vào đâm nạn nhân trúng 1 nhát. Chị Thanh ngã xuống, Minh tiếp tục đâm nạn nhân nhiều nhát vào ngực, tay…
Nghe tiếng kêu của chị Thanh: “Bố ơi cứu con”, ông Đệ chạy lên hỏi: “Chuyện gì hả Minh”. Minh cầm dao lao tới đâm ông Đệ nhiều nhát.
Chị Thanh vùng dậy chạy xuống lầu thì Minh đuổi theo. Ông Đệ cũng theo sau đến gác lửng tầng 1 thì gã quỵ.
Dưới tầng trệt, Minh đuổi kịp ôm vật người phụ nữ xuống. Chị Thanh cố lấy hết sức đẩy Minh ra rồi chạy ra ngoài kêu cứu. Hoảng sợ, Minh chạy ra lấy xe máy bỏ chạy. Cả hai nạn nhân được đưa vào Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ cấp cứu với nhiều vết thương trên cơ thể.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ khám nghiệm hiện trường để phục vụ công tác điều tra. Xác định đối tượng Minh có thể sau khi gây án đã bỏ trốn ra khỏi TP Cần Thơ, Công an quận Ninh Kiều lập nhiều tổ công tác xác định mối quan hệ của nghi phạm tại Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang…
 |
Cảnh sát có mặt khám nghiệm hiện trường vụ án |
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, 11h ngày 26/5, cảnh sát đã bắt giữ được Minh khi gã đang trốn tại xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, Hậu Giang.
Tại cơ quan công an, Minh thừa nhận đang thiếu nợ tiền cờ bạc 73 triệu đồng nên dùng dao đâm chị Thanh để cướp tài sản. Ông Đệ phát hiện vụ việc nên gã đâm nạn nhân để tẩu thoát.
Hoài Thanh

Nữ giáo viên cầm dao dọa giết chủ nhà
Bị gia chủ đuổi ra khỏi nhà, nữ giáo viên liền chạy vào bếp cầm dao đe dọa giết chủ nhà.
" alt=""/>Gã đàn ông đâm chủ nhà và người giúp việc ở Cần Thơ để cướp vàng

Việt Nam đang được xem như một điểm đến hấp dẫn tại khu vực Đông Nam Á trong mắt các nhà đầu tư công nghệ. Ảnh: Trọng ĐạtViệt Nam là lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư công nghệ
Do Ventures mới đây đã công bố báo cáo về tiềm năng đầu tư công nghệ tại Việt Nam theo số liệu của năm 2019 và những tháng đầu của năm 2020. Đây là một bức tranh đưa ra cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển của nền kinh tế Internet tại Việt Nam.
Theo đánh giá của Do Ventures, Việt Nam được đánh giá cao bởi sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và số người sử dụng Internet. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, hành vi của người dùng Việt Nam đang thay đổi khi dần hướng nhiều hơn tới môi trường online cùng với đó là việc ngày càng phổ biến của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Với sự phát triển nhanh của thương mại điện tử, nguồn cung ứng dịch vụ logistic cho lĩnh vực này cũng đang tăng nhanh cùng sự xuất hiện của khoảng 40 công ty chuyển phát.
 |
Số lượng các công ty công nghệ trong lĩnh vực logistic tại Việt Nam đã tăng mạnh kể từ năm 2015 đến nay. |
Trong năm 2019, các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam thu về tới 861 triệu USD vốn đầu tư từ 123 thương vụ. Tuy vậy, sang tới đầu năm 2020, lượng tiền đầu tư vào lĩnh vực này đã giảm mạnh, chỉ còn 284 triệu USD trong Quý 1, giảm 22% so với chỉ một năm trước đó.
Việt Nam đã đón 109 nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ trong năm 2019. Sang tới 6 tháng đầu năm 2020, chỉ có một số lượng hạn chế các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Thay vào đó, các khoản đầu tư trong năm qua chủ yếu tới từ các công ty trong nước và những nhà đầu tư nước ngoài đã từng có thời gian làm việc tại Việt Nam.
 |
Mức độ ưu tiên đối với từng thị trường của các nhà đầu tư công nghệ tại khu vực ASEAN trong 12 tháng tới. |
Nhìn chung, sự quan tâm của các nhà đầu tư công nghệ dành cho thị trường Việt Nam vẫn ở mức cao. Theo khảo sát của Do Ventures, 50 quỹ đầu tư hoạt động tại 6 nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á đang hướng sự ưu tiên của mình vào Việt Nam trong 12 tháng tới, tiếp theo sau đó là Indonesia. Các lĩnh vực được nhắm đến của giới đầu tư là dịch vụ giáo dục, sức khỏe và tài chính.
Nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ chọn Việt Nam bởi những cơ hội tốt hơn so với các thị trường khác. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác như sự thuận lợi về các yếu tố vĩ mô, nhân khẩu học, tiềm năng tăng trưởng lớn do hành vi tiêu dùng tăng nhanh và tận dụng việc định giá thấp trong mùa dịch.
 |
Những lĩnh vực mà các nhà đầu tư công nghệ sẽ ưu tiên khi rót vốn vào Việt Nam. |
Kinh tế Internet Việt Nam sẽ đạt 43 tỷ USD vào năm 2025
So với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam hiện xếp thứ 3 về số người sử dụng Internet, thứ 3 về mức độ thâm nhập di động và thứ 2 về tốc độ trung bình của kết nối Internet di động.
Báo cáo của Do Ventures cũng đánh giá cao ngành viễn thông Việt Nam khi cả 3 nhà mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đều đã thử nghiệm thương mại 5G. Thậm chí, nhà mạng Viettel còn phát sóng thử nghiệm trạm 5G đầu tiên từ giữa năm 2019.
 |
Việt Nam đang ở vào "điểm uốn" của sự phát triển giống với Indonesia 7 năm về trước. Do vậy, giới đầu tư cho rằng đây sẽ là thời điểm ra đời của những "kỳ lân" công nghệ mới tại Việt Nam. |
Sự phổ biến của Internet đã nâng tầm nền kinh tế Internet Việt Nam lên 12 tỷ USD năm 2019. Theo Do Ventures, giá trị nền kinh tế Internet Việt Nam dự kiến sẽ đạt 43 tỷ USD vào năm 2025.
Trong giai đoạn 2009-2012, Indonesia - nền kinh tế lớn nhất khu vực có 63 triệu người dùng Internet. Đây cũng là thời điểm chứng kiến sự ra đời của các “kỳ lân” công nghệ như Tokopedia, Bukalapak, GoJek và Traveloka.
Với 64 triệu người dùng Internet, Việt Nam được đánh giá đang ở cùng một “điểm uốn” với Indonesia 7 năm về trước. Và vì thế, đây là nơi được kỳ vọng sẽ xuất hiện những “kỳ lân” công nghệ mới của khu vực ASEAN.
 |
Tốc độ tăng trưởng các lĩnh vực chính của nền kinh tế Internet tại Việt Nam so với phần còn lại của khu vực Đông Nam Á. |
Theo Do Ventures, người Việt Nam đang ngày càng ưa thích sử dụng các dịch vụ trên Internet, từ di chuyển, ăn uống cho tới giải trí. Điều này được thể hiện khá rõ khi tỷ lệ thâm nhập của Internet lại Việt Nam là 66%, trong đó 50,6% dân số Việt Nam đã tham gia vào việc mua sắm trực tuyến.
Cùng với Indonesia, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực về tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế Internet. Lượng hàng hóa này chiếm khoảng 5% GDP của cả nước vào năm 2019. Lĩnh vực thương mại điện tử, truyền thông và dịch vụ gọi xe tại Việt Nam cũng được dự đoán sẽ phát triển nhanh hơn các nước khác trong khu vực.
 |
Thống kê về số lượng và điểm xuất phát của các nhà đầu tư công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020. |
Khảo sát của quỹ đầu tư này với 101 start-up tại Việt Nam cho thấy, phần lớn các công ty này đang thay đổi mô hình kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ của họ để thích ứng với tình hình mới do ảnh hưởng của đại dịch. Điều này cho thấy khả năng thích ứng và phản xạ nhanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, họ cũng có những suy nghĩ rất tích cực về triển vọng phục hồi sau đại dịch.
Tốc độ phát triển của thị trường thanh toán trực tuyến tại Việt Nam cũng được đánh giá cao. Trong năm 2019, lượng giao dịch mobile banking tại Việt Nam đã tăng trưởng 210% với tổng giá trị giao dịch lên tới 240 tỷ USD. Các giao dịch qua hệ thống ví điện tử của nhóm doanh nghiệp fintech cũng có mức tăng trưởng 112% với tổng giao dịch đạt 10.4 tỷ USD.
Theo Do Ventures, tới đây, mảng thị trường thanh toán toán trực tuyến tại Việt Nam sẽ còn phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, khi dịch vụ Mobile Money chính thức được triển khai với sự tham gia của các nhà mạng di động.
Trọng Đạt

Việt Nam tự tin dùng các giải pháp của mình để phát triển
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh Việt Nam có thể tự tin dùng các giải pháp của mình để phát triển, trong đó công nghệ được trao sứ mệnh tiên phong.
" alt=""/>Đầu tư công nghệ khu vực Đông Nam Á: Mọi sự chú ý dồn vào Việt Nam
Ngày 27/8, tại Toà soạn Báo VietNamNet, Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng đã trực tiếp ủng hộ 100 triệu đồng đến chương trình "Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet".Tiếp nhận số tiền trên, bà Hoàng Thị Bảo Hương, Phó TBT Báo VietNamNet cho biết, chương trình do Báo phát động đã nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
 |
Bà Hoàng Thị Bảo Hương, Phó TBT Báo VietNamNet nhận số tiền ủng hộ 100 triệu đồng từ ông Ông Trần Chí Chung, Trưởng phòng TCHC Công ty Cổ phần Lạc Hồng |
"Chúng tôi luôn hướng đến những hoạt động từ thiện, tích cực, những chương trình mang giá trị nhân văn sâu sắc. Chương trình lần này nhằm mục tiêu hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho người nghèo, lao động tự do, người thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm tình thương…, những nơi chưa tiếp cận được gói cứu trợ", bà nói.
Bên cạnh đó, chương trình cũng hướng tới hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các bệnh viện, các trung tâm cách ly, trung tâm y tế, lực lượng y, bác sĩ. Đồng thời cũng chung tay góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm để người dân nghèo an tâm thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo trang thiết bị y tế cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch, đồng lòng cùng chống dịch Covid-19.
Ông Trần Chí Chung, Trưởng phòng TCHC Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng khẳng định, phía công ty luôn sẵn sàng ủng hộ những hoạt động thiện nguyện, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt đời sống, nhiều người đang rất cần sự giúp đỡ.
Thu Hiền
>>>Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet<<<
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: banbandoc@vietnamnet.vn để đăng ký.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức:
Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148- Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK:114000161718- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. " alt=""/>Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng tiếp sức mùa dịch cùng VietNamNet