Nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng hóa ra điều này lại là sự thật.
Một nghiên cứu đến từ trình quản lý mật khẩu NordPass đã xác định vào năm 2020 rằng mật khẩu được sử dụng phổ biến nhất của cộng đồng mạng chính là các số liên tiếp như '123456', 'picture1' và cụm từ 'password'. Và một mẫu nghiên cứu gần đây hơn bao gồm 290 triệu vụ vi phạm dữ liệu an ninh mạng trên toàn cầu đã đồng thời biểu thị cấp độ công việc của những người bị ảnh hưởng.
Và hóa ra, thậm chí các CEO và giám đốc quản lý cấp cao của nhiều doanh nghiệp cũng có thói quen lựa chọn mật khẩu giống đám đông công chúng. Tuy nhiên thay vì chữ số, họ có xu hướng lựa chọn mật khẩu là tên gọi hơn. "Tiffany" bị phát hiện trong 100.534 lần vi phạm; sau đó là "Charlie" với 33.699 lần; "Michael" được tìm thấy ở 10.647 vụ và "Jordan" là 10.472 lần.
Báo cáo cũng xếp hạng các sinh vật và động vật thần thoại là mật khẩu ưa thích thường bị bẻ khóa trong các vụ vi phạm dữ liệu. "Dragon" được phát hiện trong 11.926 vụ và "monkey" là 11.675 lần.
Ash Smith, một kỹ sư chuyên về CNTT, khuyến nghị rằng các công ty nên cân nhắc việc cung cấp mật khẩu được tạo ngẫu nhiên khi các tài khoản mới được tạo. "Mật khẩu mạnh nhất nên là 3 từ ngẫu nhiên, và bạn có thể tạo ra một câu chuyện trong đầu về chúng để giúp ghi nhớ", anh chia sẻ.
Nghiên cứu này khá đáng lo ngại và làm rõ một điều rõ ràng rằng hầu hết các vụ vi phạm dữ liệu không xảy ra từ một vụ tấn công mạng có tổ chức và quy mô. Thay vào đó, khoảng 80% là do những người đã tạo ra và sử dụng những loại mật khẩu ngu ngốc và dễ đoán.
Nó cũng khiến bạn tự hỏi: Liệu sếp của mình có thực sự đi dự các cuộc họp đào tạo an ninh mạng 'bắt buộc' mà chúng ta thường thấy qua email hay không?
(Theo Trí Thức Trẻ, PCWorld)
Hàng năm, NordPass sẽ đưa ra bản báo cáo các mật khẩu được sử dụng nhiều nhất trong năm trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
" alt=""/>Cách đặt mật khẩu của các CEO khác gì so với người bình thường?Tiền ảo cùng thị trường chứng khoán tiếp tục đi xuống sau khi Cục thống kê lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 4 tăng 8,3%, cao hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế. Điều này càng thôi thúc các nhà đầu tư rút chạy khỏi các tài sản rủi ro gồm cả tiền mã hoá.
Các chuyên gia đều chung nhận định thị trường tiền ảo đang trong giai đoạn bị sức ép khi FED liên tục tăng lãi suất khiến chứng khoán đi xuống và kéo theo cả tiền điện tử, khiến tâm lý lo sợ lan rộng trên thị trường.
Đây là lần thứ 2 trong tuần này Bitcoin rơi xuống vùng giá 29.000 USD. Các nhà phân tích nhận định 30.000 USD là mốc giá quan trọng đối với đồng tiền mã hoá lớn nhất này và cho rằng giá sẽ tiếp tục giảm nếu Bitcoin không được đỡ tại đây.
Thời điểm này tuần trước, Bitcoinđã tăng lên 40.000 USD nhưng nhanh chóng quay đầu vào ngày sau đó và liên tục dò đáy cho tới nay.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng đang theo sát diễn biến từ dự án Terra khi đồng tiền ổn định phổ biến TerraUSD mất chốt với USD, giảm gần 100% giá trị trong ngày 11/5, trước khi bật về mức 70 cents. TerraUSD là đồng thuật toán ổn định phi tập trung sử dụng các tài sản kỹ thuật số làm tiền tệ dự trữ, trong đó phần lớn là Bitcoin.
Vinh Ngô
" alt=""/>Lạm phát không hạ nhiệt, Bitcoin xuống dưới 30.000 USD