Theo nhận định của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA, với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT-TT, việc ứng dụng CNTT trong toàn xã hội đã và đang là xu thế tất yếu trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng đang từng bước được cụ thể hóa bằng các chính sách của Đảng, Nhà nước. Sự ra đời của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định 26 ngày 15/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số là cơ sở pháp lý, tiền đề cho sự hình thành, phát triển và ứng dụng chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Việt Nam.
Sau hơn 10 năm triển khai, đến nay chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã trở thành một dịch vụ CNTT quan trọng và ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
Chữ ký số được xác định là giải pháp quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, tính xác thực và tính chống chối bỏ trong các giao dịch điện tử. Đặc biệt, các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số mang tính pháp lý và được pháp luật bảo hộ, phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng như các hoạt động phát triển thương mại điện tử.
Năm 2009, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đầu tiên được cấp phép và đi vào hoạt động là VNPT-CA thuộc Tập đoàn VNPT. Tiếp theo đó, từ năm 2010 đến 2011, lần lượt các tổ chức CA2 thuộc Công ty cổ phần Công nghệ thẻ NACENCOMM, BKAV-CA thuộc Công ty cổ phần BKAV, FPT-CA thuộc Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, VIETTEL-CA thuộc Tập đoàn Viettel, SMARTSIGN thuộc Công ty cổ phần Chữ ký số Vina chính thức được cấp phép hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Theo số liệu thống kê tại Sách Trắng CNTT-TT 2017 của Bộ TT&TT, tính đến cuối năm ngoái, thị trường cung cấp dịch vụ chứng thư số công cộng đã có sự góp mặt của 8 doanh nghiệp gồm: VNPT-CA, VIETTEL-CA, BKAV-CA, FPT-CA, SMARTSIGN, SAFE-CA, NEWTEL-CA; NACENCOMM. Cũng theo Sách Trắng CNTT-TT 2017, tỉ lệ tổ chức sử dụng chữ ký số cho các giao dịch điện tử năm 2016 là 54%, tăng 8% so với năm 2015. Tổng số chứng thư số công cộng đang hoạt động tính đến cuối năm 2016 là 800.171 chứng thư số, tăng 66.325 chứng thư số (tương đương khoảng 9%) so với năm 2015.
" alt=""/>VNISA thành lập Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử Việt NamPhát biểu tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT tháng 11 mới đây, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho biết, về tiến độ thực hiện cổ phần hóa hai doanh nghiệp thuộc Bộ TT&TT là VTC và MobiFone sẽ phải xem xét lùi thời hạn sau năm 2018. Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết, Chính phủ đang rất quyết tâm triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Bộ TT&TT sẽ xem xét để có văn bản báo cáo Chính phủ xin cho lùi thời hạn cổ phần hóa VTC, MobiFone đến năm 2019. Lý do là hai doanh nghiệp này còn phải giải quyết một số vấn đề liên quan đến công nợ và thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai chưa giải quyết xong, do đó chưa thể làm báo cáo tài chính doanh nghiệp đúng thời hạn.
Theo theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, xây dựng danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa theo từng năm (giai đoạn 2017 – 2020), MobiFone và VTC hoàn thành cổ phần hóa năm 2018, VNPT hoàn thành năm 2019.
Vào tháng 8/2017, Bộ TT&TT thành lập Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ TT&TT giai đoạn 2016 – 2020. Tại cuộc họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ TT&TT giai đoạn 2016 – 2020, Vụ Quản lý doanh nghiệp cho biết, căn cứ vào tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, xây dựng danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa theo từng năm (giai đoạn 2017 – 2020) tại Quyết định số 53//2016/-QĐ – TTg ngày 28/12/2016 của chính phủ, Bộ TT&TT đã rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Bộ TT&TT. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn phê duyệt danh mục doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm trong giai đoạn 2017 – 2020. Cụ thể, MobiFone và VTC hoàn thành cổ phần hóa năm 2018; VNPT hoàn thành năm 2019 và VNPost không thuộc đối tượng phải cổ phần hóa.
Tại Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5 Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, Bộ TT&TT có trách nhiệm phê duyệt phương án cơ cấu lại các doanh nghiệp thuộc Bộ gồm, MobiFone, VTC, VNPost và thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại đối với VNPT. Thời hạn hoàn thành trước 31/8.
" alt=""/>Xin lùi thời hạn cổ phần hóa VTC, MobiFone đến năm 2019