STT
Tên trường
Cách thức xét tuyển
Thời gian nhận hồ sơ
1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thí sinh cần có tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với đợt xét tuyển 1) hoặc lớp 12 (đối với các đợt xét tuyển sau) theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 20 điểm trở lên.
Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 2 nguyện vọng. Thí sinh trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Thí sinh không trúng tuyển vào NV2 đã đăng ký thì tiếp tục được xét tuyển vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu.
Đợt 1: từ 1/3 - 29/4
Thông báo kết quả xét tuyển vào 4/5.
Đợt 2: từ 5/5 - 15/6
Thông báo kết quả xét tuyển vào 20/6
2
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Đối với các ngành đào tạo giáo viên: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và học lực 3 năm đạt từ giỏi trở lên.
Đối với các ngành khác (ngoài sư phạm): Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên.
Trường xét tổng điểm trung bình các năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp các môn học theo quy định của mỗi ngành.
Từ 1/6 - 5/7
Công bố kết quả trước ngày 25/7
3
Trường ĐH Điện lực
Thí sinh cần có điểm xét tuyển trong tổ hợp xét tuyển không thấp hơn 18 điểm. Điểm xét tuyển là điểm trung bình học tập các môn thuộc các tổ hợp xét tuyển (theo ngành) của năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.
Đợt 1: từ 15/2 - 20/6
Đợt bổ sung: Thông báo sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1
4
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT (học bạ) với tổng chỉ tiêu dự kiến khoảng 15%.
5
Trường ĐH Thương mại
Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ đối với thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên toàn quốc hoặc học sinh các trường THPT trọng điểm quốc gia
6
Trường ĐH Thủy lợi
Xét tuyển dựa vào tổng điểm trung bình 3 năm các môn trong tổ hợp xét tuyển.
7
Trường ĐH Luật Hà Nội
Xét tuyển 50% chỉ tiêu theo kết quả học tập loại Giỏi của 5 học kỳ bậc THPT. Ưu tiên học sinh các trường THPT chuyên/năng khiếu quốc gia/cấp tỉnh, trường trọng điểm quốc gia chất lượng cao (dự kiến sẽ cộng thêm 1 – 1,5 điểm vào tổng điểm xét tuyển).
8
Học viện Chính sách và Phát triển
Xét tuyển thí sinh học tại các trường THPT chuyên, có điểm trung bình chung học tập lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên.
Ngoài ra, xét tuyển thí sinh có điểm trung bình cộng tổng kết năm của 3 môn lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,5 trở lên, riêng ngành Quản lí Nhà nước đạt từ 7 điểm trở lên.
9
Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải
Thí sinh cần có tổng điểm của tổ hợp xét tuyển môn học cả năm lớp 12 đạt từ 18 trở lên. Trường xét tuyển điểm lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn Toán làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp.
Đợt 1: từ 15/3 -20/7
Đợt bổ sung (nếu có): sau khi kết thúc đợt 1
10
Trường ĐH Ngoại thương
Trường sẽ xét tuyển học bạ dành cho 3 nhóm đối tượng: (1) thí sinh tham gia thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; (2) thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; (3) thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.
11
Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội
Thí sinh có thể xét tuyển điểm học bạ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký hoặc điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký.
Đợt 1: trước 31/3
Đợt 2: 1/4 -31/5
Đợt 3: 1/6 - 30/6
Đợt 4: 1/7 - 31/7
Đợt 5: 1/8 - 31/8
Đợt 6: 1/9 - 31/10
12
Trường ĐH Y tế Công cộng
Xét tuyển dựa vào vào kết quả học tập THPT
13
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
Thí sinh cần có tổng điểm trung bình 3 học kỳ xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên nếu chọn phương thức xét tuyển học bạ 3 học kỳ (học kỳ 1 lớp 12 và học kỳ 1, 2 lớp 11) hoặc tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên (nếu chọn xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn).
Từ 15/2 đến 15/9
14
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Xét tuyển dựa vào điểm trung bình học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) của từng môn theo tổ hợp từ 6 trở lên với học sinh THPT chuyên; 6,5 trở lên với học sinh THPT top 200; 7 trở lên với học sinh các trường THPT còn lại.
Từ 1/3 – 6/6
Công bố kết quả vào ngày 30/6
15
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Thí sinh cần có điểm trung bình của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.
Ngoài ra, trường cũng xét tuyển tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Phương án 1: từ 1/1 – 1/5
Phương án 2: từ 1/5 – 15/6
16
Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM
Trường xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn từ 18 điểm trở lên.
Ngoài ra, trường cũng xét tuyển học bạ 3 học kỳ (gồm học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên.
Đợt 1: từ 15/2 - 31/3
Đợt bổ sung (nếu có): sau khi kết thúc đợt 1
17
Trường Kinh tế TP.HCM
Xét tuyển thí sinh có điểm trung bình học tập các môn thuộc các tổ hợp xét tuyển năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 từ 6,5 điểm.
Từ 15/3 - 29/4
18
Trường ĐH Nông lâm TP.HCM
Xét tuyển dựa trên điểm trung bình 5 học kỳ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Điểm trung bình của mỗi môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 6 điểm trở lên.
Đợt 1: từ 14/2 – 13/5
Đợt 2: sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT
19
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
Xét tuyển theo điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12. Ngoài ra, ở phương thức này, thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) với Hội đồng tuyển sinh.
8 đợt kể từ 1/3
20
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
Trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT năm lớp 12 (các môn có trong tổ hợp xét tuyển của ngành xét tuyển tương ứng). Ngưỡng nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu 21. Riêng ngành Dược học, ngưỡng nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu là 24.
Từ 15/4 - 15/7
21
Trường ĐH Tài chính - Marketing
Xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT các năm 2022, 2021, 2020 có tổng điểm trung bình các môn trong tổ hợp xét tuyển của năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.
22
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Thí sinh cần có điểm trung bình của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.
23
Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM
Thí sinh cần có điểm trung bình của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.
Ngoài ra, trường cũng xét tuyển tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
6 đợt, đợt 1 từ 1/3
Cụ bà 84 tuổi dự định gọi cho cháu gái mình nhưng bà gọi nhầm số đến đại lý của BMW.
“Tôi đã nghĩ rằng phải xin địa chỉ của bà ấy và đến đó nhanh nhất có thể. May mắn là nó cũng không xa” – anh Vuong nói.
Ngay lập tức, chàng trai gốc Việt chạy xe tới nhà cụ bà cách đó 3 dặm. “Tôi tới cửa trước và cửa thì không khóa” – người đàn ông 34 tuổi cho hay.
Khi anh bước vào, cụ bà đang nằm trên sàn nhà phòng khách, khuôn mặt bà bị chảy máu do một vết cắt khi ngã. “Bà ấy thực sự hoảng hốt, đặc biệt là khi có người lạ trong nhà. Tôi chỉ khẽ hỏi bà có ổn không, có bị đau ở đâu không”.
Anh Vuong đỡ bà dậy, đặt bà lên ghế sofa và lau mặt cho bà. “Tôi lấy một cái chăn và đắp lên chân bà ấy để đảm bảo rằng bà không bị lạnh. Sau đó, tôi nhấc điện thoại gọi cho cô cháu gái”. Lần này thì anh gọi đúng số. Cô cháu gái là Sara Tweedy nhấc máy.
“Lúc đầu tôi rất sốc khi không biết ai đang ở trong nhà bà mình” – Tweedy nói. “Sau đó khi anh Dang giải thích mọi chuyện, tôi rất vui vì anh ấy đã cất công đến giúp bà tôi. Tôi vô cùng biết ơn”.
Trong khi đợi cô cháu gái về nhà, anh Vuong làm một việc mà bất cứ người đàn ông Anh tử tế nào cũng làm. Anh pha cho bà một tách trà.
“Ở Anh, một tách trà giúp mọi thứ tốt hơn”.
Tweedy cho biết hiện bà cô đã ổn định. “Bà thực sự không nhớ nhiều về những gì đã xảy ra. Chúng tôi luôn nhắc bà về người đàn ông dễ thương đã đến để giúp bà” – Tweedy nói.
Cô cũng đăng lời cảm ơn của mình lên Facebook và bài viết thu hút được 39.000 lượt “like”. Câu chuyện về lòng tốt của Dang Vuong cũng thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Anh nhận được nhiều lời đề nghị phỏng vấn, thậm chí là từ tận Dubai.
Một cửa hàng pizza gần nhà anh đã đề nghị tặng bánh miễn phí cho anh, nhưng anh không nhận món quà này. “Tôi đủ trưởng thành để không mong nhận bất cứ thứ gì miễn phí” – nhân viên bán xe hơi có bố mẹ đều là người Việt Nam này chia sẻ.
“Thật tốt khi được giúp ai đó bởi vì bạn không bao giờ biết rằng sẽ có một bàn tay nào đó nâng đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn” – Vuong chia sẻ.
Nữ sinh duy nhất trong lớp
Là sinh viên xuất sắc toàn khóa học 2012 - 2016 của Trường ĐH Giao thông vận tải với điểm số 3.65/4, Vũ Thị Ninh sở hữu bảng thành tích đáng nể: Sinh viên tiêu biểu các năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014 – 2015; Tham gia tích cực các hoạt động của Đoàn – Hội, cùng hàng loạt học bổng khác.
![]() |
Vũ Thị Ninh là thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp Trường ĐH Giao thông vận tải năm 2016. |
Ngoài điểm số, cô nữ sinh vóc người nhỏ nhắn này khiến nhiều người trầm trồ khi đến từ Khoa Cơ khí, Ngành Kỹ thuật cơ khí, vốn thường chỉ là sự lựa chọn của các bạn nam.
Từng là học sinh lớp chuyên văn nhưng cô nữ sinh quê xã Yên Hưng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình lại thích các môn tự nhiên và quyết thi đại học theo khối A. Ninh tiếp tục có quyết định “ngược đời” theo cách nói của em khi chọn theo học ngành kỹ thuật ở đại học.
“Ngay từ đầu em đã không nghĩ đến chuyện sẽ học sư phạm, kế toán hay kinh tế,… đại loại là những ngành học thích hợp hơn cho nữ giới. Em thấy thích ngành kỹ thuật và từng ấy thời gian học đến nay, việc được học ngành này là một may mắn với em”, Ninh chia sẻ.
Chọn theo kỹ thuật nhưng khoa Cơ khí không phải là lựa chọn đầu tiên của em. Ninh thích khoa Công trình cầu đường của ĐH Giao thông vận tải, nhưng lỡ hẹn bởi thi vào trường với điểm số không được cao và từ đó bén duyên với khoa Cơ khí.
“Ban đầu nhìn vào danh sách cả lớp chỉ mỗi mình là nữ thì em cũng hơi choáng và có chút sợ hãi. Bởi chưa bao giờ em gặp tình huống như thế, chưa kể thời cấp 3 em học trong một lớp toàn con gái”, Ninh kể.
Những ngày đầu, Ninh ngại không dám đi học. Thậm chí, trong tuần học đầu tiên em bỏ mất 4 buổi. “Thời gian đầu, em thấy rất tủi thân vì một mình trong lớp toàn con trai mà lại chưa quen ai. Cộng thêm việc học ngành mình không mong muốn nên em thấy rất chán nản. Ngay cả khi ngồi trong lớp, nhiều người đi qua nhìn vào em cũng rất ngại. Em còn phải học cách đối mặt với những câu nói: Con gái mà học cơ khí. Những lúc ấy cảm giác mình như thành phần cá biệt”, Ninh cười.
Cũng vì vậy mà thời gian đầu, khi mọi người hỏi, Ninh thường lảng tránh và chỉ trả lời chung chung là học kỹ thuật. Nhưng rồi Ninh hiểu rằng nếu không học cách tập làm quen và phá vỡ vỏ bọc e ngại thì bản thân sẽ thất bại. “Học cơ khí rất nặng và vất vả hơn nhiều so với các ngành khác. Đặc biệt, sống trong một tập thể toàn là các bạn nam, nếu mình không có gắng thì không thể theo kịp được”, Ninh chia sẻ.
Nhận thức được điều đó nên ngay từ đầu Ninh đã đề ra cho minh một lộ trình khoa học và tận dụng triệt để lợi thế của mình là chăm chỉ hơn các bạn nam. Chú ý nghe giảng thật kỹ trên lớp, đến phần nào không hiểu, Ninh tìm cách hỏi thầy cô và các bạn ngay. Về nhà, Ninh dành thời gian tìm hiểu thêm tài liệu và kiến thức liên quan đến thực tế.
Ninh chia sẻ bí quyết: “Kết thúc mỗi kỳ học, em xin ngay tài liệu của các anh chị khóa trên và xin tư vấn nên đăng ký môn học gì cho học kỳ kế tiếp. Từ đó, tham khảo về môn học mới và cách học như thế nào để chuẩn bị. Việc này giúp em tự tin hơn khi bước vào năm học mới. Em nghĩ rằng không chỉ việc học, mà bất cứ việc gì, nếu chúng ta chịu tìm hiểu trước thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn rất nhiều”.
![]() |
Ảnh kỷ yếu của Ninh cùng tập thể lớp Khoa Cơ khí. |
Học ngành này, Ninh phải tập làm quen với những thứ đơn giản nhất là mùi dầu mỡ và vặn ốc vít. Để thiết kế được các chi tiết máy, Ninh phải thực hành nhiều chứ không chỉ nghĩ trên bàn giấy. Thậm chí, không ít lần em phải bật khóc vì kiến thức và phần thực hành quá khó. “Nhiều khi em bị stress bởi cũng học như nhau nhưng bản thân không thể hiểu được những kiến thức nhanh như các bạn nam. Điều đó khiến em cảm thấy rất áp lực. Có lần đi hàn, bị đau mắt, thầy giáo lại nghiêm khắc, thấy vất vả quá nên em đã khóc luôn”.
Để khắc phục khó khăn, Ninh quyết tâm ở lại muộn hơn những giờ thực hành để nhờ thầy cô, bạn bè chỉ bảo thêm rồi mới về.
Tuy nhiên, theo Ninh, học trong một môi trường toàn các bạn nam, em cũng được nhiều lợi ích. “Học với các bạn nam không những giúp em bớt được tính nhút nhát và tự tin hơn rất nhiều về giao tiếp và đặc biệt biết thêm nhiều kiến thức hơn”.
Vượt nghịch cảnh
Bản lĩnh của cô gái trẻ không chỉ ở quyết định ngành học mà còn là cách em đứng trước hoàn cảnh khó khăn. Ít ai biết rằng, gia đình Ninh thuộc hộ cận nghèo. Bố làm thợ xây, bị bệnh gout, thường xuyên đau yếu nên không làm được việc nặng. Kinh tế gia đình nhìn vào những đồng lương ít ỏi của mẹ làm công nhân một khu công nghiệp. Nhưng không may cách đây 2 năm, mẹ em phát hiện bị u vú. Dù vậy, mẹ em vẫn gắng đi làm với mức lương mẹ 3-4 triệu đồng/tháng.
![]() |
Không chỉ học giỏi, Ninh (giữa) còn tham gia nhiều hoạt động tập thể của lớp và là Ủy viên ban chấp hành Liên chi đoàn Khoa Cơ khí. |
Thấy bố mẹ vất vả, năm thứ hai đại học, Ninh từng có ý định bảo lưu kết quả nghỉ học để giúp đỡ việc nhà. Tuy nhiên, em kìm lòng tiếp tục học bởi câu nói của bố mẹ: “Dù bất cứ lý do gì cũng phải gắng để học tiếp”. Nhiều hôm ngồi học nhưng Ninh chảy nước mắt chỉ vì nghĩ thương bố mẹ ở quê.
“Có lẽ đó cũng là động lực để em phấn đấu. Thời gian nghỉ hè em tranh thủ gia sư kiếm thêm thu nhập. Số tiền không được nhiều nhưng em cảm thấy làm được điều gì đó giúp cho bố mẹ đỡ vất vả”.
Với thành tích học tập tốt, Ninh chỉ mất học phí kỳ đầu còn những kỳ sau em đều được học bổng của trường và các tổ chức.
Ngày Ninh đi nhận bằng khen thủ khoa xuất sắc ở Văn Miếu tới đây cũng là ngày mẹ em sẽ nhập viện để phẫu thuật cắt bỏ khối u lần hai. “Kết quả này em mong sẽ là một món quà có thể động viên tới bố mẹ”, Ninh ứa nước mắt.
Những ngày này, cô nữ sinh vẫn đang miệt mài học tập bởi em đã được một công ty thiết kế tàu thủy của Nhật Bản nhận làm việc và đầu tư cho học tiếng Nhật.
Vừa tốt nghiệp ra trường được làm đúng ngành với một mức lương tốt, Ninh cho rằng đó là một điều may mắn với bản thân em. Do đó, thời gian tới, em sẽ tiếp tục tập trung học tiếng và cố gắng làm việc thật tốt. Xa hơn em mong muốn có cơ hội về giảng dạy tại Trường ĐH Giao thông vận tải.
Kinh nghiệm từ bản thân, Ninh chia sẻ với các bạn trẻ: “Em nhận ra một điều rằng điểm số đầu vào chỉ là một phần nhỏ, còn kết quả ra sao phụ thuộc rất nhiều ở sự nỗ lực và cố gắng trong quá trình học. Các bạn đừng tự áp lối suy nghĩ sai lầm là ngành này hơn ngành kia. Bởi ở bất cứ ngành nào, nếu chúng ta giỏi thì sẽ có người, có việc cần đến chúng ta”.
Thanh Hùng
" alt=""/>Vượt hàng trăm nam sinh, cô gái trở thành thủ khoa ngành Cơ khí