
>>> Giáo viên sắp về hưu vẫn lo giữ hạng, giữ lương
>>> Lý do chứng chỉ giá 2 triệu đồng khiến giáo viên lao đao
Chia sẻ với VietNamNet, các giáo viên đã kiến nghị một số điểm cần sửa đổi của chùm thông tư 01, 02, 03, 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường phổ thông công lập.
Thầy Lê Đình Hiển, giáo viên Trường Tiểu học, THCS & THPT Đông Bắc Ga (Thanh Hóa) cho hay, chùm thông tư này quy định về việc sử dụng chứng chỉ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp, song có rất nhiều điểm bất cập.
"Điều thứ nhất cần làm rõ đó là trong các loại chứng chỉ mà viên chức giáo dục phải có, loại nào dùng để thăng hạng bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, chứng chỉ nào để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ nào bắt buộc phải có, chứng chỉ nào khuyến khích có...", thầy Hiển nói.
Thứ hai, theo thầy Hiển, cần đưa ra lí do thuyết phục bởi hầu hết cán bộ, giáo viên bỏ tiền túi phải tham gia các lớp học, khóa học chứng chỉ.
"Vậy phải chăng, trong quá trình đào tạo giáo viên, các chứng chỉ sư phạm và nghiệp vụ sư phạm, tiếng Anh, tin học của trường đại học sư phạm cấp là không đạt yêu cầu? Tại sao phải học chứng chỉ mới vừa tốn kém, vừa lãng phí mà không hề có ý nghĩa thực tế. Đó là chưa nói đến câu chuyện chất lượng các khóa học đến đâu".
Thứ ba, theo thầy Hiển, cần sửa đổi việc xếp hạng đạo đức theo từng hạng giáo viên.
"Rõ ràng, trong Quyết định số 16/2008/QĐ-BGĐTđã nói rất cụ thể về đạo đức nhà giáo, từ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong, giữ gìn và bảo vệ đạo đức nhà giáo. Thế nhưng, tại các Thông tư 01, 02, 03, 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường phổ thông công lập thì lại có các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp ở mỗi hạng. Đây liệu có phải là sự chồng chéo, hơn nữa gây rối rắm, trùng lặp giữa các văn bản. Chưa kể, đạo đức sao lại có thể xếp hạng theo các mức độ 1,2,3", thầy Hiển nói.
>>> Bộ GD-ĐT lý giải chuyện xếp hạng đạo đức giáo viên
Thầy Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cho rằng, chùm thông tư cần rút gọn các tiêu chí và các chỉ số của từng tiêu chí theo hướng có những tiêu chí chung cho các hạng chức danh.
"Ví dụ tiêu chí đạo đức nghề nghiệp. Hiện, mỗi hạng có một tiêu chí đạo đức là không phù hợp. Cần thay đổi theo hướng chỉ cần một tiêu chí đạo đức nghề nghiệp chung cho các hạng", thầy Tuấn Anh nói.
Theo thầy Tuấn Anh, hiện, các tiêu chí khác cũng rất rườm rà và không sát với thực tế. "Nếu chiếu theo Thông tư 03, hạng III có 24 chỉ số, hạng II có 32 chỉ số, hạng I có 39 chỉ số. Việc đưa ra nhiều chỉ số như vậy sẽ rất khó cho các cơ sở giáo dục trong quá trình xét duyệt. Đặc biệt nhiều chỉ số không định lượng mà chỉ định tính, sẽ khó có minh chứng thuyết phục", thầy Tuấn Anh phân tích.
Mặt khác, theo thầy Tuấn Anh, khi Nghị định 89 có hiệu lực, thì chỉ cần 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để có thể xếp vào các hạng.
"Dù Nghị định 89 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 101 đã được Chính phủ ban hành nhưng đến ngày 10/12/2021 mới có hiệu lực. Trong khi đó, hiện nay, nhiều địa phương đang phát thông tin nhắc giáo viên đi học để kịp thời bổ nhiệm vào các hạng theo quy định của chùm thông tư 01, 02, 03, 04 (dù trên danh nghĩa là tự nguyện).
Như vậy, nếu không kịp thời có các văn bản hướng dẫn, thì khi Nghị định 89 có hiệu lực, cơ bản giáo viên học xong các chứng chỉ".
Thầy Tuấn Anh cũng kiến nghị, việc yêu cầu có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chỉ nên quy định đối với những trường hợp được tuyển dụng sau khi Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGD ĐT-BNV có hiệu lực. Các trường hợp đã tuyển dụng trước đó chỉ yêu cầu có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khi xét thăng lên hạng mới. Ví dụ từ hạng II lên hạng I. Các trường hợp trụ hạng thì không cần chứng chỉ.
>>> Học thạc sĩ để nâng hạng: Giáo viên khó với
Trước đó, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, ngay khi Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được sửa đổi, Bộ GD-ĐT sẽ sớm triển khai việc sửa đổi các các quy định tại chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên cũng như các quy định về thi/xét thăng hạng và chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, với đề xuất của Bộ Nội vụ trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì không phải là sẽ bỏ hết quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên mà là điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Chính vì vậy, hiện, nhiều thầy cô giáo trên cả nước đang rất ngóng đợi chùm thông tư sửa đổi về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Trả lời BáoVietNamNetvào tháng 3/2021, một lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định, quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (trước đây) và các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT (thay thế các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101 của Chính phủ. Vị này cũng cho hay, ngành giáo dục cũng nỗ lực trong việc đề nghị được thay các chứng chỉ này bằng các chứng chỉ chuyên ngành nhưng đây là quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 101 thì không thể làm khác được. |
Linh Đan
13/87 chứng chỉ bồi dưỡng liên quan đến viên chức mà Bộ Nội vụ đề nghị bỏ thuộc ngành giáo dục. Theo công bố của Bộ Nội vụ, giáo viên ở mỗi cấp học sẽ được giảm 2 loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
" alt=""/>Kiến nghị sửa quy định bổ nhiệm và thăng hạng giáo viênĐây là khuôn viên đại học thẳng đứng cao thứ 3 trên thế giới hiện nay.
Toà nhà được xây dựng dựa trên tiêu chí bền vững và tiết kiệm năng lượng tối đa. Tháp IE được thiết kế như một toà nhà “chống Covid”, tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống lọc không khí và thông gió.
Tháp IE có các không gian để đắm chìm trong công nghệ, thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo, 64 phòng học với cấu hình linh hoạt và 30 không gian độc đáo khuyến khích sự tương tác, đổi mới và sáng tạo, cũng như các khu vực mở để thúc đẩy đời sống xã hội và văn hóa, thể thao. Trong số các không gian khác, IE Tower có Phòng thí nghiệm mạo hiểm để thúc đẩy việc thành lập các công ty khởi nghiệp, FabLab để phát triển các dự án kiến trúc và thiết kế, và một khán phòng với sức chứa khoảng 600 người.
Năm học này có hơn 3.800 sinh viên trình độ đại học theo học tại đây, bao gồm sinh viên các ngành Kinh doanh, Luật, Kiến trúc & Thiết kế, Toàn cầu & Công cộng, Khoa học Nhân văn & Công nghệ.
Sinh viên được sử dụng tất cả các cơ sở vật chất, từ không gian thể thao và khu vực cây xanh yên tĩnh đến khán phòng. Để vào bên trong, sinh viên phải thông qua nhận dạng khuôn mặt, di chuyển giữa các tầng bằng 20 thang máy "thông minh", có khả năng tuần hoàn năng lượng cần thiết để lên và xuống. Các phòng học cũng được trang bị màn hình lớn cung cấp các phiên trực tiếp và trực tuyến cùng một lúc.
Chủ tịch Đại học IE - Diego del Alcázar Silvela nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới như là "trạng thái tinh thần thường trực" của Đại học IE, cùng với tinh thần kinh doanh, tính đa dạng, tính bền vững và cả tính nhân văn, giúp sinh viên "trở thành người tốt hơn; hiểu rõ hơn về người khác và xã hội nói chung và để lường trước những thay đổi đang diễn ra trên thế giới".
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Diego del Alcázar Benjumea, nêu bật mục đích "thúc đẩy sự thay đổi tích cực thông qua giáo dục, đổi mới và nghiên cứu" và đề cập rằng ba trụ cột này củng cố mô hình giáo dục mới.
“Đổi mới là một phần của mọi thứ chúng tôi làm và nó là điều cần thiết để phát triển tư duy kinh doanh. Đổi mới cũng cho phép chúng tôi nắm lấy công nghệ như một giá trị cốt lõi” – ông nói. Đồng thời nhấn mạnh: “Chúng tôi giáo dục trong thời đại kỹ thuật số, nhưng chúng tôi cũng giáo dục cho kỷ nguyên kỹ thuật số. Tại Đại học IE, chúng tôi tìm cách thực hiện lời kêu gọi của mình về việc xã hội tốt đẹp hơn thông qua việc tạo ra và chuyển giao kiến thức. Vì vậy, tôn trọng là chìa khóa cho triết lý giáo dục của chúng tôi”.
Ông António Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã mô tả Tháp IE là "biểu tượng cho tầm quan trọng của giáo dục, nơi học tập, tạo ra tri thức và giải đáp cho những thách thức của nhân loại".
Vua Felipe VI của Tây Ban Nha đến thăm các phòng học ở tháp IE |
Sau buổi lễ, vua Felipe VI đã đến thăm các phòng học và không gian nổi bật, gặp gỡ các sinh viên, giáo sư và trưởng khoa của trường và tìm hiểu về mô hình kiểu mới “Liquid Learning” (Học chất lỏng) của Đại học IE. Mô hình lớp học này cho phép sinh viên tham dự học trực tiếp hoặc kết nối thông qua màn hình được lắp đặt trong lớp từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, nhưng vẫn được trải nghiệm chất lượng học tập xuất sắc .
“Sở dĩ có tên gọi như vậy vì nó mô phỏng ‘cách nước thích ứng với môi trường xung quanh’, mô hình học tập phải được xây dựng để thích ứng với tất cả tình huống”, bà Teresa Martín-Retortillo, Giám đốc điều hành Bộ phận Giáo dục của IE giải thích.
IE University là trường kinh doanh quốc tế top đầu ở Tây Ban Nha. Trường nằm trong top 10 trường kinh doanh hàng đầu trên toàn thế giới về chương trình MBA theo bảng xếp hạng QS.
Ngọc Linh (Theo IE University)
Có xuất phát điểm không mấy thuận lợi, từng gạt bỏ lối mòn để bứt phá theo con đường riêng, Đạt mong muốn tập hợp được những người trẻ có dấu ấn trên con đường tự học, cùng hội tụ giúp đỡ thế hệ học sinh mới tại Việt Nam.
" alt=""/>Tây Ban Nha khánh thành campus đại học lớn thứ 3 thế giớiTheo Luật Cư trú mới nhất, đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú.
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày đến sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa bàn xã, phường, thị trấn nào đó thì công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn đó.
Về phía cơ quan Nhà nước, việc đăng ký tạm trú giúp Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.
![]() |
Ảnh minh họa |
Với người ngoại tỉnh, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ cần thiết để đảm bảo công dân được hưởng một số quyền lợi nhất định như: Cho con đi học tại các trường mầm non, tiểu học, phổ thông công lập; Làm thủ tục vay vốn ngân hàng hoặc vay tiêu dùng tại các công ty tài chính; Làm thủ tục mua hàng trả góp… tại địa bàn tạm trú.
Ngoài ra, nếu như không đăng ký tạm trú, người dân ngoại tỉnh còn có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (theo điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Căn cứ Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA, thủ tục đăng ký tạm trú hiện nay như sau: Bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (với trường hợp phải khai nhân khẩu);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhà thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ có ý kiến đồng ý bằng văn bản về việc cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình.
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.
Người làm thủ tục đăng ký tạm trú nộp hồ sơ tại công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.
Theo quy định của Luật Cư trú sửa đổi 2013, trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho công dân.
Sổ tạm trú có thời hạn tối đa là 24 tháng. Trong 30 ngày, trước ngày hết hạn, công dân phải đến công an xã, phường, thị trấn để làm thủ tục gia hạn sổ tạm trú.
Hiện nay, Bộ Tài chính quy định Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tự quyết định mức lệ phí đăng ký tạm trú.
Tại Hà Nội, căn cứ Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố, mức lệ phí đăng ký tạm trú nhưng không cấp sổ tạm trú là 15.000 đồng/trường hợp đăng ký ở các quận; nếu cấp sổ tạm trú, mức lệ phí là 20.000 đồng/trường hợp.
Riêng các huyện, thị xã, mức lệ phí chỉ bằng một nửa lệ phí tại các quận.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Ông bà tôi đã mất từ năm 2010 và 2011. Cả ông và bà mất đều không để lại di chúc. Khi ông bà còn sống bố mẹ tôi và cậu có ở chung với ông bà, nhưng sau khi ông bà mất thì bố mẹ tôi ra ở riêng.
" alt=""/>Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ngoại tỉnh