Cô Sarah King, nhà sáng lập của tổ chức Cứu hộ Chim Casper, cho biết một nhân viên của cô đã phát hiện ra những chú chim hôm 10/7. “Khi tới đó, anh ấy đã gọi cho tôi với giọng hoảng hốt rằng không thể một mình xoay xở hết”, cô King nói. “Chúng cứ thế rụng lả tả từ cái cây trước mặt anh ấy, từ trên trời nữa”.
“Chỉ có hai hoặc ba con đã chết thực sự. Số còn lại cứ gào thét trên mặt đất. Chúng không thể bay được nữa, chảy máu ra từ miệng… Thứ chúng tôi nhìn thấy cứ như một cảnh trong một bộ phim kinh dị vậy”.
![]() |
Các chú chim xấu số bị trúng độc |
Nhóm cứu hộ đã tìm được tổng cộng 60 con chim – trong đó 58 con đã chết. Vẹt Corella nhỏ vốn bị liệt vào danh sách không được bảo vệ. Tuy nhiên, cô King cho biết phần lớn chú chim xấu số thuộc một loài khác – loài vẹt Corella mỏ dài, một loài chim được bảo vệ. Theo cô, những con chim này có thể đã bị trúng độc.
![]() |
Vẹt Corella mỏ dài, một loài chim bản địa của Australia |
Cô King cho biết, độc được dùng dẫn đến một cái chết “từ từ, khủng khiếp” có thể kéo dài đến nhiều tuần. “Đó không phải là cái chết trong tức khắc. Nó gây ra đau đớn. Phải mất vài tuần nó mới giết chết lũ chim. Chúng chảy máu từ trong nội tạng. Đó là một cái chết từ từ, khủng khiếp”.
“Số chim bị ảnh hưởng là loài vật được bảo vệ, loài vẹt Corella mỏ dài. Điều này rất quan trọng. Trong khoảng 60 con chúng tôi tìm thấy, chỉ có 3 con thuộc loài không được bảo vệ”. “Đây không phải là cách để giải quyết bất cứ việc gì. Việc này cũng trái với luật pháp nữa”.
Các bác sĩ thú ý đang chuẩn bị một bản báo cáo độc tố. “Chúng tôi tin đây là việc làm có chủ đích, nhưng hiện mới chỉ là suy đoán”, King nói. “Hiện chúng tôi chưa biết đây là chất độc gì”.
Anh Thư
" alt=""/>Vẹt rơi lả tả xuống đất 'như phim kinh dị'Các doanh nghiệp, công ty quảng cáo đã và đang tìm đến những phương thức quảng bá sản phẩm, bán hàng có hiệu quả hơn là quảng cáo trên báo chí như thời gian trước.
“Cho dù là nguồn thu thương mại hay từ bất cứ hình thức nào thì các cơ quan báo chí cũng cần tiếp cận với nhiều con đường khác nhau để tăng nguồn thu”, Thứ trưởng lưu ý.
Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, ở thời đại bùng nổ công nghệ, các nền tảng trên không gian mạng đã và đang thu hút quảng cáo rất mạnh. Trong khi đó, cơ quan báo chí thì chưa bắt kịp được các phương thức này.
Tuy nhiên, cũng có tín hiệu vui từ một số cơ quan báo chí đã và đang tham gia vào chuỗi giá trị bán hàng online, thương mại điện tử…Đây là hình thức thức kết hợp với doanh nghiệp mang sản phẩm đến với người đọc báo, xem đài.
Nhưng để cách làm này bền vững, theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, các cơ quan báo chí cần đội ngũ làm báo có kiến thức về thương mại điện tử, về quảng cáo trên nền tảng xã hội.
Trước những tác động từ không gian mạng, Thứ trưởng cho rằng, vẫn còn có cơ hội tăng nguồn thu đến từ vai trò quản lý của Nhà nước.
Cụ thể, Nhà nước bên cạnh quản lý xã hội, tham gia định hướng… thì bản thân cũng có thể là khách hàng lớn của báo chí. Đó là đặt hàng cơ quan báo chí truyền thông chính sách.
Theo ông Lâm, cách đây một năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 07 về đổi mới công tác truyền thông chính sách. Từ đó, tạo sự chuyển biến về mặt nhận thức của các cơ quan nhà nước. Nghĩa là không thể khoán tất cả cho báo chí, truyền thông chính sách là việc của cơ quan Nhà nước, báo chí là một trong những phương thức để thực hiện việc này.
“Nhận thức và xác định được trách nhiệm như trên đã làm thay đổi tương đối căn bản mối quan hệ giữa bên sử dụng dịch vụ (có thể là Nhà nước…) và cơ quan báo chí. Việc đặt hàng truyền thông chính sách cho thấy tín hiệu khả quan đối với các cơ quan báo chí trong tình hình hiện nay”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhận định.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng lưu ý, báo chí muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn cần phải nâng mình lên, để đón được nguồn thu từ phần đặt hàng của Nhà nước.
Một cơ hội khác, theo Thứ trưởng là hiện nay các thể chế đã đầy đủ để xử lý nghiêm việc quảng cáo vi phạm trên không gian mạng. Điều đó góp phần điều chỉnh luồng quảng cáo trên mạng chảy về các kênh truyền thông chính thống, trong đó có báo chí.
Muốn thu phí phải hiểu hành vi của đọc giả
Tham luận tại diễn đàn, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) nhìn nhận, sự bùng nổ của công nghệ số đã làm thay đổi căn bản thị trường báo chí.
Trong đó, sự thay đổi thể hiện rõ trên 3 khía cạnh là hành vi tiêu thụ tin tức, cấu trúc thị trường (nguồn cung, kênh phân phối, bán hàng) và nguồn thu.
Ông Đồng gợi ý, các cơ quan báo chí cần chú trọng tới nguồn thu mới từ độc giả nhiều hơn. Muốn vậy phải hiểu được hành vi xem tin tức của độc giả. Các tòa soạn phải đa dạng hóa phương thức tiếp cận cho độc giả, nhất là trên nền tảng mạng xã hội.
Về truyền thông chính sách, theo ông Đồng, dù là cơ hội nhưng các cơ quan báo chí vẫn gặp khó khăn về thủ tục. Do đó, ông đề xuất Nhà nước phải đơn giản hóa các thủ tục, nhất là việc giải ngân đối với nguồn thu từ truyền thông chính sách.
Về dài hạn, ông Đồng nhấn mạnh, cần có cơ chế thúc đẩy xã hội hóa để tăng nguồn đầu tư, nhất là đầu tư năng lực công nghệ, kinh doanh cho các cơ quan báo chí. Cùng với đó, Bộ TT&TT cần tạo các diễn đàn kết nối các nền tảng mạng xã hội với cơ quan báo chí để có sự hợp tác nguồn thu.
" alt=""/>Thứ trưởng Bộ TT&TT: Truyền thông chính sách, cơ hội để báo chí tăng nguồn thu“Jaws là có thật”, anh Long nhắc tới bộ phim nổi tiếng về con quái vật biển khổng lồ.
Bài đăng của anh đã nhanh chóng nhận được hàng trăm ngàn lượt thích và chia sẻ trên mạng xã hội. Anh cho hay: “Tôi chỉ muốn nói rằng cá mập là loài động vật tuyệt vời và đầy quyến rũ. Các đại dương cần cá mập để trường tồn, và cá mập cần sự bảo vệ của chúng ta”.
Tuy không thể xác định chính xác con cá khổng lồ dài và nặng bao nhiêu, một vài cư dân mạng tinh mắt đã gợi ý đây nhiều khả năng là một con cá mập nhám phơi, loài cá mập lớn thứ hai thế giới sau cá mập voi. Cá mập nhám phơi trưởng thành nặng trung bình gần 5 tấn.
Anh Thư
" alt=""/>Rùng mình thấy 'quái vật biển' khổng lồ lượn lờ sát thuyền