Việt Nam đang xây dựng đề cương triển khai thử nghiệm dùng huyết tương bệnh nhân mắc Covid-19 đã khỏi bệnh để điều trị cho các bệnh nhân nặng
Trong đó, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương sẽ đảm trách việc tách huyết tương, bảo quản, lưu trữ, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương sẽ lựa chọn và chỉ định bệnh nhân sử dụng phương pháp này, theo dõi sát hiệu quả.
Hiện Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương có đầy đủ máy móc để thực hiện tách huyết tương, đây là kĩ thuật Viện vẫn thực hiện thường quy.
Theo TS Khánh, do đây là phương pháp mới nên các chuyên gia cần thời gian để nghiên cứu kỹ các tài liệu, lường trước những tác dụng không mong muốn để đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh khi tham gia thử nghiệm.
Sau Trung Quốc, hiện có nhiều quốc gia cũng đang thử nghiệm phương pháp này để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng, đơn cử như Hàn quốc, Anh, Mỹ…
Theo nghiên cứu, trong huyết tương của người nhiễm Covid-19 đã khỏi Covid-19 chứa một số lượng lớn các kháng thể có thể chống lại virus SARS-CoV-2.
Do đó, khi truyền huyết tương giúp đẩy nhanh sự phục hồi ở bệnh nhân và giảm khả năng phát tán virus.
Tại Trung Quốc, kết quả điều trị trên các bệnh nhân cho thấy, sau 12-24 giờ truyền huyết tương, bệnh nhân đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, tình trạng viêm giảm và số tế bào bạch cầu tăng cao.
Trong vòng 3 ngày được truyền huyết tương, các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân như sốt, ho, khó thở và đau tức ngực dần cải thiện.
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cũng nhận định liệu pháp huyết tương có thể trở thành phương pháp điều trị thay thế cho những bệnh nhân nguy kịch không thích ứng với các loại thuốc kháng virus.
Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp truyền huyết tương chưa nhiều nên các quốc gia vẫn đang mở rộng phạm vi nghiên cứu.
Thúy Hạnh
- Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca cả nước lên 255, trong đó 128 bệnh nhân đã khỏi bệnh.
" alt=""/>Việt Nam sẽ dùng huyết tương bệnh nhân khỏi bệnh điều trị CovidTổng cục Hải quan vừa có công văn gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc triển khai 6 thủ tục của Bộ Công Thương trên Cơ chế một cửa quốc gia.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, các thủ tục của Bộ Công Thương vừa được triển khai bao gồm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương; Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1; Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3; Thủ tục chấp thuận nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu; Thủ tục chấp thuận nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá và Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá.
Các thủ tục cấp phép này đã chính thức được cung cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (tại địa chỉ www.vnsw.gov.vn) kể từ ngày 25/2.
Tổng cục Hải quan cũng có công văn gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc triển khai 6 thủ tục này trên Cơ chế một cửa quốc gia. Theo đó, Tổng cục Hải quan đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố phân quyền sử dụng chức năng tra cứu giấy phép trên hệ thống Thông quan điện tử tập trung (E-Customs) đối với 6 thủ tục hành chính nêu trên cho cán bộ công chức hải quan.
Khi triển khai các thủ tục, doanh nghiệp không cần nộp bản giấy đối với giấy phép đã được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Cán bộ, công chức hải quan tại các chi cục sẽ truy cập hệ thống Thông quan điện tử tập trung (E-Customs) để tra cứu, khai thác kết quả xử lý đối với 6 thủ tục hành chính nêu trên.
Với 6 thủ tục vừa được kết nối vào cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Công Thương còn phải tiếp tục kết nối 6 thủ tục hành chính nữa để hoàn thành mục tiêu thực hiện 12 thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Duy Vũ
Hàng ngàn tấn nông sản ở Hải Dương và nhiều vùng nông thôn khác sẽ không còn rơi vào cảnh phải “giải cứu” vì dịch bệnh nhờ sàn thương mại điện tử.
" alt=""/>Kết nối 6 thủ tục cấp phép của Bộ Công Thương trên Cơ chế một cửa quốc giaTrong khi đó, biển "ngũ quý" 3 của Quảng Bình 73A-333.33 cũng trúng với mức giá khá cao là 2,44 tỷ đồng và là "á quân" trong các phiên đấu giá buổi sáng 29/12. Biển số Hà Nội 30K - 988.88 xếp thứ ba với mức trả giá cao nhất là 2,24 tỷ đồng.
Một số biển đẹp khác có mức trúng đấu giá cao trong sáng nay như: 30K-779.79 (Hà Nội) - 1,535 tỷ đồng; 88A-686.86 (Vĩnh Phúc) - 1,2 tỷ; 30L-169.69 (Hà Nội) - 1,185 tỷ; 30K-969.99 (Hà Nội) - 930 triệu; 51L-119.99 (TP.HCM) - 685 triệu;...
Trong buổi chiều nay 29/12, sẽ tiếp tục có 3.500 biển số ô tô được Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam đưa lên đấu giá trực tuyến. Trong đó có nhiều biển dãy số đẹp đáng chú ý như loạt biển "lộc phát" của Quảng Ninh gồm 14A-868.68, 14A-866.88 và 14A-886.68; 30K-886.88 (Hà Nội); 51L-166.66 (TP.HCM); 62A-388.88 (Long An); 88A-668.86, 88A-678.88 (Vĩnh Phúc);...
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!