Hình ảnh ví dụ Google đưa ra có một hàng rào B40 che trước một cô bé đánh bóng chày. Bằng một vài thuật toán xử lý hình ảnh, đối tượng hàng rào đã được xóa khỏi bức ảnh. Kết quả hình ảnh sau khi được xử lý khá ấn tượng.
Nhìn chung, chủ thể và đối tượng cần xóa trong bức ảnh này khá đơn giản. Màu sắc và đường nét của hàng rào khá rõ ràng, không bị lẫn vào nhau. Đặc biệt là gương mặt cô bé không bị hàng rào chèn lên. Cần thêm nhiều hình ảnh demo để có thể đánh giá được độ chính xác của tính năng này.
Trước đây, Photoshop và Affinity đã có thể làm điều tương tự rất tốt. Các ứng dụng này tự động điền vào các điểm ảnh đã xóa bằng cách phân tích những điểm ảnh xung quanh khu vực đó.
Tuy nhiên, các tính năng thông minh như vậy chưa từng xuất hiện trên các ứng dụng dành cho di động. Với tính năng này, Google hứa hẹn sẽ làm cho việc xóa đối tượng không mong muốn trở nên dễ dàng hơn.
Google vẫn chưa công bố chính xác cách mà tính năng này được sử dụng. Theo The Verge dự đoán, có thể nó sẽ xuất hiện trên ứng dụng Google Photos.
Theo Zing
" alt=""/>Google sắp có tính năng chỉnh sửa ảnh thần thánhTheo thông tin được ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam đưa ra tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Samsung Electronics Việt Nam ngày 20/4 tại Bắc Ninh, đến thời điểm hiện nay Samsung Việt Nam có 8 nhà máy và 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D).
Trong đó SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, SEHC (TP.HCM) là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất Đông Nam Á và SVMC là trung tâm R&D lớn nhất của tập đoàn này tại Đông Nam Á.
Từ chỗ chỉ có 500 nhân viên vào năm 2008, tới nay Samsung đã có gần 17.000 nhân viên đang làm việc.
Sau 10 năm, từ mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy sản xuất di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh, đến nay tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng gấp gần 26 lần, lên tới trên 17,3 tỷ USD.
![]() |
Phía Samsung cũng khẳng định, trong chiến lược phát triển của mình, Việt Nam đóng vai trò quan trọng là cứ điểm toàn cầu không chỉ trong sản xuất mà còn với các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
" alt=""/>Samsung: Việt Nam là cứ điểm quan trọng của tập đoàn trong hệ thống sản xuất toàn cầuNhà sáng lập kiêm CEO của GoPro – Nick Woodman đã làm được một điều rất tuyệt vời khi tạo ra một hướng đi lạc quan hơn cho camera – Camera hành động, trong thời điểm mà ngành công nghệ đang phải vật lộn với việc kết hợp camera và điện thoại. Tuy nhiên những mẫu camera hành động của GoPro không còn hấp dẫn nữa khi mà người dùng chẳng còn mấy mặn mà.
Vấn đề của GoPro là ở chỗ họ đã không có nhiều đột phá trong suốt 16 năm. Dòng sản phẩm của GoPro không có sự thay đổi đáng kể mà chỉ lặp đi lặp lại những mẫu camera nhỏ gọn, doanh thu chủ yếu vẫn đến từ thị trường nội địa. Cụ thể, năm 2004, khi GoPro trình làng camera đầu tiên, sản phẩm nổi bật nhất của Apple khi ấy là iPod. Và giờ đây, khi GoPro vẫn đang giậm chân lại chỗ vơi camera, Apple đang kiếm hàng núi tiền từ iPhone cũng như các sản phẩm khác.
![]() |
GoPro cũng có một vài nỗ lực để đa dạng hóa sản phẩm nhưng đều thất bại. Năm 2016, hãng này gia nhập thị trường thiết bị bay không người lái (Drone), nhưng chỉ duy trì được trong 15 tháng trong bối cảnh DJI và các hãng drone khác đã và đang thống trị thị trường.
Trái ngược với GoPro, Xiaomi lại không bao giờ chịu đứng yên. Startup Trung Quốc này còn tạo ra hẳn một hệ sinh thái với sự tham gia của nhiều startup nhỏ khác. Các sản phẩm mà Xiaomi cung cấp trải rộng từ smartphone tới nồi cơm điện, máy lọc không khí và thậm chí cả cân điện tử, giày thông minh và camera hành động. Theo thông tin từ Information, Xiaomi sẵn sàng bỏ ra khoảng 1 tỷ USD để thâu tóm GoPro.
![]() |