Quyết định được Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi trao cho các cá nhân chiều 1/10.

Quyết định được Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi trao cho các cá nhân chiều 1/10.
Xu hướng dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam
Molex, doanh nghiệp hàng đầu thế giới về linh kiện điện tử và thiết bị kết nối, công bố kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất hiện tại ở Hà Nội với tổng diện tích khu vực sản xuất lên đến 16.000 m2.
Kế hoạch mở rộng nhà máy của Molex được kỳ vọng sẽ tạo thêm ít nhất 200 việc làm mới trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Molex lần đầu tiên thành lập nhà máy tại Việt Nam vào năm 2007. Việc mở rộng lần này nhằm giúp Molex đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao cho các sản phẩm của công ty được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như smartphone, TV, đồ gia dụng, thiết bị y tế và thiết bị xét nghiệm.
Ông Joe Nelligan, Tổng Giám đốc điều hành của Molex cho biết: “Molex đã hoạt động tại Việt Nam hơn 15 năm. Việc mở rộng nhà máy sản xuất ở Hà Nội sẽ thúc đẩy kế hoạch phát triển của chúng tôi về quy mô và khả năng sản xuất tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương với định hướng phát triển cùng các khách hàng và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho lao động tay nghề cao”.
Nhà máy sản xuất thiết bị kết nối với quy trình tích hợp hoàn chỉnh của Molex sẽ được trang bị các loại máy móc hiện đại như robot tự động, máy đúc nhựa tốc độ cao, máy dập, máy mạ và máy lắp ráp tự động cùng phòng gia công cơ khí và phòng thí nghiệm đánh giá chất lượng .
Hiện Molex đã có mặt ở hơn 40 quốc gia và góp phần thúc đẩy chuyển đổi công nghệ trong đa lĩnh vực như khoa học dữ liệu, tự động hóa công nghiệp, y tế, nền tảng mạng di động 5G, điện toán đám mây, thiết bị điện tử tiêu dùng.
Chia sẻ với VietnamNet mới đây, ông Vanti Fan Giám đốc công ty Delta Electronic cho hay: Việt Nam đang là nơi thu hút đầu tư của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... Đây là một điểm sẽ tác động nhiều tới thị trường cho ngành tự động hóa. Việt Nam ngày càng có thêm lực lượng lao động được đào tạo tốt và kỹ năng chuyên sâu; đồng thời đang xây dựng chiến lược cho xu hướng phát triển ngành công nghiệp 4.0 và tham gia nhiều tổ chức thương mại tự do như Hiệp định tự do thương mại với khu vực Châu Âu, hay gần đây nhất là Hiệp định thương mại về RCEP. Ông Vanti Fan khẳng định Việt Nam là thị trường chiến lược của công ty.
Delta đặt mục tiêu đến năm 2027 sẽ trở thành một trong những đơn vị cung cấp giải pháp thành công, tin cậy và nằm trong top 5 hãng cung cấp giải pháp tự động hóa ở thị trường Việt Nam.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Shi-Chi Ho Tổng giám đốc công ty Techman Robot nhấn mạnh, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP rất cao, dự báo đạt tới 7,5%. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới có xu hướng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các nước khác trong đó có Việt Nam.
“Xu hướng sử dụng robot trong nhà máy tăng nhanh, mức độ tăng trưởng bình quân hàng năm của robot công nghiệp là 6%. Đến nay, gần như các tập đoàn, nhà máy trên thế giới đều sử dụng robot công nghiệp. Trong đó, Châu Á là khu vực có tỷ lệ sử dụng robot đứng đầu toàn cầu là 54%, đứng thứ 2 là Châu Mỹ và Châu Âu. Theo biểu đồ của chúng tôi, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những nước và vùng lãnh thổ sử dụng robot nhiều nhất. Đây cũng là 4 nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ có tốc độ đầu tư, phát triển ở Việt Nam rất mạnh”, ông Shi-Chi Ho nói.
Thị trường Việt Nam hấp dẫn bởi yếu tố gì?
Mới đây, TMX - công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh ở châu Á Thái Bình Dương, đưa ra báo cáo cung cấp thông tin chuyên sâu về chi phí kinh doanh trung bình ở châu Á. Báo cáo tập trung đánh giá khả năng cạnh tranh trong cuộc đua để trở thành địa điểm sản xuất tiềm năng nhất của 9 quốc gia bao gồm: Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Việc này nhằm giúp các doanh nghiệp đưa ra được quyết định xây dựng một cơ sở sản xuất mới ở địa điểm nào tại thị trường châu Á là tối ưu nhất.
Báo cáo nhận định Việt Nam là một trong những thị trường có chi phí vận hành bình quân thấp nhất trong khu vực, chỉ cao hơn Campuchia và Myanmar. Tổng chi phí vận hành trung bình của Việt Nam dao động từ 79.280 USD đến 209.087 USD mỗi tháng.
Việt Nam đứng thứ 5 về số điểm cạnh tranh so với những quốc gia khác xét về các lĩnh vực môi trường kinh doanh, nhân tài, hậu cần và số hóa, xếp sau Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan.
Nguyễn Thái
" alt=""/>Làn sóng doanh nghiệp công nghệ nước ngoài mở rộng đầu tư tại Việt NamVới Giải thưởng Sách quốc gia mùa tổ chức sau, ông Lê Hoàng mong có thêm nhiều tựa sách hay để phục vụ cho thiếu nhi, kích thích xây dựng thói quen đọc của những chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ nhỏ.
"Giải thưởng có thể vinh danh tác phẩm nhưng để có những tác phẩm đỉnh cao, trọng tâm vẫn nằm ở năng lực các tác giả. Các tác giả phải xông xáo tìm đề tài, vắt tim óc, rút ruột viết nên những tác phẩm để đời. Giải thưởng có lớn mấy mà không có tác phẩm xứng tầm thì cũng không trao được. Tôi mong có nhiều tác giả hơn quan tâm đến đề tài dành cho thiếu nhi", Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho hay.
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - CEO Công ty CP Văn hóa Sách Sài Gòn kiến nghị Hội đồng Giải thưởng Sách quốc gia có thể xem xét, cân nhắc thêm tiêu chí nhu cầu đọc thực tiễn của bạn đọc để các tác phẩm đoạt giải đa dạng, phong phú hơn.
Kế đến, ông Quỳnh mong muốn các tác phẩm đoạt giải lan tỏa rộng rãi hơn đến bạn đọc. Theo ông, bên cạnh các kênh truyền thông chính thống, ban tổ chức có thể quảng bá các tác phẩm đoạt giải trên các nền tảng thương mại điện tử đông người dùng, thậm chí là qua tin nhắn điện thoại.
"Theo tôi, ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia không chỉ vinh danh sách hay mà còn nên lan tỏa những tựa sách ấy đến cộng đồng. Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Xuất bản Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều này trong khả năng của mình", ông cho hay.
Cuối cùng, CEO Công ty CP Văn hóa Sách Sài Gòn đề xuất ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia vận động các nhà tài trợ mua những tác phẩm đoạt giải tặng lại cho các thư viện trường học, viện nghiên cứu và thư viện địa phương. Ông nói: "Sách hay chỉ phát huy giá trị của nó khi đến được tay bạn đọc. Sách hay nằm trên kệ, trong kho sẽ rất uổng phí".
TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Công ty CP Sách Thái Hà cũng cho rằng việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu những cuốn sách được giải cần được làm tốt hơn về chiều sâu, nội dung lẫn chiều rộng trên nhiều kênh truyển thông.
"Những cuốn sách được giải cần được trưng bày tại nhiều nơi, cần được giới thiệu và quảng bá rộng rãi hơn, cần tổ chức nhiều chương trình giao lưu với các tác giả, các dịch giả, các biên tập viên, các đơn vị xuất bản, kể cả online và trực tiếp", ông nói.
Vinh danh đội ngũ xuất bản như dịch giả, biên tập, họa sĩ thiết kế
Trong khi đó, ông Lê Văn Thành - đại diện NXB Kim Đồng hy vọng việc cộng hưởng giữa ban tổ chức và các đơn vị xuất bản, các tác giả ở những mùa giải sau sẽ được phát huy tốt hơn trong chuỗi hoạt động truyền thông trước và sau lễ trao giải.
"Theo tôi có thể cân nhắc mời thêm những cá nhân có sức ảnh hưởng đối với cộng đồng mà yêu sách, thích đọc sách, đặc biệt là các bạn trẻ yêu mến sách để tạo thêm sự thu hút, lan tỏa nhiều hơn nữa của giải thưởng trong công chúng", ông nói.
Dịch giả Nguyễn Lệ Chi – giám đốc Công ty CP Văn hóa Chi mong Giải thưởng Sách quốc gia có những nới rộng quy định về thời hạn nộp lưu chiểu sách, tránh để các cuốn sách giá trị bị mất cơ hội đề cử. Chị lấy ví dụ từ chính trường hợp cuốn Về Huế ăn cơm(tác giả Phi Tân) của đơn vị mình đã mất cơ hội tham gia đợt xét Giải thưởng Sách quốc gia vừa qua.
Nữ dịch giả mong trong những lần tổ chức tới, Giải thưởng Sách quốc gia sẽ vinh danh cả những thành phần khác trong đội ngũ xuất bản như dịch giả, biên tập, họa sĩ thiết kế... "Nếu chúng ta có được những giải thưởng riêng biệt để vinh danh như vậy thì thật ý nghĩa và chu toàn. Bởi thành công của một cuốn sách luôn đến từ một tập thể", chị nói.
Giám đốc Công ty CP Văn hóa Chi lấy ví dụ các giải thưởng điện ảnh trong nước và quốc tế cũng phân chia hạng mục khá chi tiết để vinh danh từng bộ phận tham gia sản xuất nên một tác phẩm xuất sắc. Vì vậy theo chị, để tiến tới một giải thưởng sách chuyên nghiệp hơn nữa, cần có sự nhìn nhận xứng đáng từng vai trò của các mắt xích tạo nên cuốn sách.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cần thiết trao thưởng cho thiết kế bìa sách, minh họa đẹp nhất. Bởi theo khảo sát của đơn vị này, bìa sách đóng vai trò đến 55% quyết định của bạn đọc khi mua sách. Ông cũng đề xuất tôn vinh tôn vinh sách nói, sách điện tử - 2 hình thức xuất bản đang phát triển, cần được tôn vinh và khích lệ.
Chủ tịch Công ty CP Sách Thái Hà nhấn mạnh trong giai đoạn 2022 - 2023, việc Việt Nam giữ chức Chủ tịch và Tổng thư ký Hiệp hội Xuất bản ASEAN là cơ hội tốt để kết nối ngành xuất bản cả khu vực, đồng thời quảng bá sách và văn hoá đọc Việt Nam ra các nước khác và thế giới.
Đơn vị này đã đề xuất xây dựng Giải thưởng sách Asean Book Awards với hội đồng chọn ra những tác phẩm giá trị nhất của cả khu vực để tôn vinh đồng thời xuất bản bộ sách được giải bằng ngôn ngữ của 10 nước ASEAN.
"Tôi hoàn toàn tin tưởng vào tương lai Việt Nam có ngành công nghiệp xuất bản, không chỉ sẽ có doanh thu lớn từ ngành sách mà còn đạt mốc mong muốn mỗi người dân đọc 10 cuốn sách/năm. Tôi tin rằng đến một ngày không xa, mọi gia đình Việt Nam đều có tủ sách to hơn tủ lạnh, tri thức cho bộ não được quan tâm hơn cả thức ăn, thực phẩm cho dạ dày", TS. Nguyễn Mạnh Hùng nói.
" alt=""/>Một ngày không xa, Việt Nam có tủ sách to hơn tủ lạnh