Chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam để phát triển hệ sinh thái Internet của vạn vật (IoT), các chuyên gia Nhật Bản khẳng định, IoT phải do tư nhân thúc đẩy, vai trò của các cơ quan, Bộ, ngành chỉ là hỗ trợ."Tại Nhật, IoT do tư nhân thúc đẩy. Chúng tôi có hẳn một consortium (liên minh) về IoT với gần 2500 doanh nghiệp tham gia", các chuyên gia của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết tại Đối thoại chính sách CNTT - Truyền thông Việt Nam - Nhật Bản 2016 ngày 15/6. Dù Internet của vạn vật là xu hướng rất mới trên thế giới, song Nhật đã có những chính sách thúc đẩy IoT từ rất sớm.
 |
Đối thoại chính sách CNTT-TT Việt Nam - Nhật Bản 2016 tập trung 3 vấn đề tần số 4G/5G, An toàn thông tin và IoT. Ảnh: Giang Phạm |
Chẳng hạn như ngay từ năm 2009, Mitsubishi đã bán ra thị trường sản phẩm điều hòa nhiệt độ có thể tự động tắt bật từ xa thông qua kết nối Internet. Năm 2012, đến lượt Toyota bán ra thị trường dòng xe giám sát hành trình qua Internet.
"Hiện IoT đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực tại Nhật. Bộ Nội vụ & Truyền thông đã xây dựng chiến lược phát triển dành riêng cho IoT với sự tham gia của 11 đơn vị", đại diện Bộ này cho hay. Nếu như khối tư nhân là động lực chính thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của IoT thì vai trò của các cơ quan, Bộ, ngành, chính phủ Nhật là hỗ trợ, tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các dự án, chương trình phát triển IoT. Đơn cử như Nội các Nhật Bản có hẳn một Ủy ban chiến lược IoT để điều phối, kết nối các Bộ, ngành cùng thực hiện chiến lược phát triển IoT chung.
Trước đó, đề cập đến IoT, một trong ba chủ đề ưu tiên của cuộc Đối thoại - cùng với sử dụng tần số cho 4G/5G và An toàn thông tin, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Cơ chế chính sách và quy hoạch, Cục Viễn thông cho biết, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu về xu hướng này, về hướng ứng dụng IoT trong xây dựng thành phố thông minh. Tuy nhiên, Cục Viễn thông nhận thấy định hướng phát triển thị trường ứng dụng IoT phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển thị trường viễn thông nói chung.
"Hiện Bộ TT&TT đang hợp tác cùng các tổ chức tiêu chuẩn IoT, định hướng triển khai mạng 4G/5G phục vụ cho IoT, thiết lập các trung tâm nghiên cứu dịch vụ, ứng dụng IoT...", ông Tuấn Anh cho biết.
Một số dự án thí điểm và hoạt động nghiên cứu ứng dụng IoT tại Việt Nam cũng đã bắt đầu được triển khai, như Công viên Công nghệ Sài gòn đã phát động cuộc thi khởi nghiệp IoT với giải thưởng 100 triệu đồng. 3 – 5 dự án được chọn từ cuộc thi sẽ được đầu tư để thương mại hóa.
Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã quan tâm triển khai các phòng thí nghiệm IoT như VNPT, Viettel, Bkav,…Trong đó, VNPT đang triển khai platform chung cho các nhà nghiên cứu triển khai ứng dụng IoT, Viettel đang nghiên cứu ứng dụng thông minh cho giao thông như bán vé điện tử, giám sát hành trình vận tải. BKAV đi theo hướng nhà thông minh.
Trong lĩnh vực y tế, có các ứng dụng IoT đang triển khai ở Hải Phòng, Quảng Ninh… chủ yếu liên quan đến chăm sóc bệnh nhân. Tháng 7/2016, Phòng thí nghiệm IoT đã được thành lập tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc với sự tham gia của Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Công ty DTT, Intel và Dell Vietnam, vị đại diện Cục Viễn thông dẫn chứng.
Trong khi đó, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số VTĐ cho biết, theo quy hoạch băng tần, dự kiến Bộ TT&TT sẽ dành riêng băng tần 918-920 MHz để phát triển các ứng dụng IoT. Đây là băng tần khá gần với dải tần mà Nhật Bản đang dành cho IoT (900 MHz)
T.C
" alt=""/>Nhật Bản: Internet vạn vật phải do tư nhân thúc đẩy
Bước nhảy vọt của Mobile VideoTheo cuộc phỏng vấn về những hoạt động online của người dùng smartphone tại thị trường Đông Nam Á trong một tuần của Google: trung bình 60.8% số người tại 5 nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) dùng điện thoại di động để xem video trực tuyến nói chung, và tính riêng ở Việt Nam thì con số này lên tới 77%. Chính vì sự phát triển nhanh chóng về số lượng người xem video trực tiếp trên di động đã mở ra nhiều cơ hội quảng cáo mới, kết quả là việc bùng nổ kỉ nguyên về quảng cáo mobile video.
 |
|
Sự thay đổi về Mobile Video đã không còn giới hạn ở các nước phương Tây nữa mà còn phát triển ở các thị trường khác. Trong thực tế thị trường Đông Nam Á đang dẫn đầu thị trường về độ phủ và đem đến một khối lượng khổng lồ các đối thủ cạnh tranh đến các thị trường lớn hơn. Tại các quốc gia Đông Nam Á, khi phải lựa chọn một thiết bị để xem video trực tuyến thì đa số họ sẽ chọn thiết bị điện thoại di động. Con số này cao hơn hẳn so với kết quả thống kê được tại các nước phương Tây, cụ thể tại Thái Lan là 72% trong khi tại Mỹ chỉ 41%. Tại một số quốc gia, khoảng cách giữa tỉ lệ lựa chọn các loại thiết bị dùng để xem video cụ thể là máy tính để bàn và điện thoại di động cũng ngày càng khác biệt. Ở Indonesia hơn 12% số người chọn dùng điện thoại di động so với máy tính để bàn trong khi ở Mỹ con số này chỉ dừng ở 4%.
Những thay đổi của Mobile Video
Những thay đổi và phát triển theo cấp số nhân của Mobile Video nhờ vào những nguyên nhân chính là : Sự phát triển của cơ sở hạ tầng mạng và Sự phát triển của thiết bị di động. Nhờ các nhà cung cấp mạng ngày càng nâng cấp những dịch vụ với băng thông tốt và rộng hơn, bên cạnh đó việc phát triển công nghệ 4G đã và đang tăng tốc độ truyền tải và chất lượng có các quảng cáo bằng video. Bên cạnh đó, việc thay đổi về định dạng của thiết bị điện thoại di động đã giúp người dùng không còn phụ thuộc vào các kết nối wifi trong nhà và văn phòng nữa, giờ đây mọi người có thể trải nghiệm các video mọi lúc mọi nơi cùng kết nối 3G, 4G.
" alt=""/>Bùng nổ cuộc cách mạng Video Mobile

Theo kết quả thanh tra của lực lượng chức năng, một số đơn vị kinh doanh game cờ bạc trái quy định có hành vi vi phạm rất nghiêm trọng. Thậm chí, Bộ TT&TT đã phải chuyển hồ sơ của ít nhất một đơn vị cho công an để tiếp tục điều tra, xử lý.Thông tin này được Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chia sẻ tại Hội nghị giao ban QLNN tháng 7, 8 của Bộ sáng nay, 6/9, khi ông đề cập đến tình trạng nhiều game cờ bạc đang ngang nhiên hoạt động không phép và còn chuyển đổi tiền ảo thành tiền thật bằng hình thức rất tinh vi.
 |
Bộ trưởng Trương Minh Tuần yêu cầu tiếp tục kiểm tra, thanh tra mạnh game cờ bạc. Ảnh: T.C |
Trước đó, theo báo cáo của Phó Chánh Thanh tra Bộ Đỗ Hữu Trí, hiện có khá nhiều doanh nghiệp cung cấp game cờ bạc trên mạng cho quy đổi điểm ra tiền mặt. Người chơi có thể dùng thẻ cào điện thoại thanh toán trên các Cổng trung gian thanh toán, rồi lại chuyển sang tài khoản ngân hàng để rút tiền mặt. Nói cách khác, tiền ảo đã được hô biến thành tiền thật qua nhiều công đoạn.
Bằng hình thức này, một số doanh nghiệp đã kiếm lợi lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Ông Trí dẫn ra hai thí dụ: Game Vua Bài 86 rút 1, 7 tỷ đồng chỉ trong vài tháng, còn Cafe88 trong hai tháng cũng rút khoảng 166 triệu đồng. Vấn đề là máy chủ của các game này lại được đặt ở những doanh nghiệp chính thống trong nước, và việc thanh tra tuy vẫn được tiến hành song không xử lý triệt để được, ông Trí cho hay.
"Cũng giống như vòi bạch tuộc, chặt chỗ này thì (họ) lại mọc ra ở chỗ khác, chỉ cần chuyển sang máy chủ khác. Mấu chốt vấn đề là phương tiện thanh toán quá dễ dàng cho những game lậu như thế này khiến cho cơ quan quản lý khó kiểm soát được". Chính vì thế, giải pháp cho vấn đề theo ông Trí, là nên chăng có cơ chế quản lý chặt chẽ thẻ cào điện thoại trong việc thanh toán các dịch vụ lậu kiểu này.
Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng việc nghiên cứu phương án xử lý thẻ cào, tránh tình trạng chuyển tiền ảo thành tiền thật là cần thiết. Đồng thời, Cục Phát thanh truyền hình & Thông tin điện tử, Thanh tra Bộ cần tiếp tục thanh tra, kiểm tra mạnh các game cờ bạc lậu trong thời gian tới. Những đơn vị vi phạm nghiêm trọng có thể sẽ bị chuyển hồ sơ sang cho công an điều tra.
T.C
" alt=""/>Nhiều game cờ bạc 'hô biến' tiền ảo thành tiền thật