2. Không mong tuyển Việt Nam trở thành “bệnh viện”, nhưng chẳng ai dám chắc được điều gì có thể xảy ra trong bối cảnh tới đây, nhiều đội bóng ở V-League đang cung cấp quân cho ông Kim Sang Sik, đối mặt với lịch thi đấu dày đặc.
Đáng nói, không ít các cầu thủ hiện tại được HLV người Hàn Quốc gọi tập trung chuẩn bị cho các trận đấu trong dịp FIFA Days hay xa hơn là AFF Cup 2024 từng có tiền sử chấn thương phải nghỉ thi đấu khá dài.
Từ Văn Lâm, Quế Ngọc Hải, Thành Chung, Tuấn Anh, Hùng Dũng… hay đến cả người vừa được bổ sung là Văn Đức từng phải rời xa sân cỏ khoảng thời gian chẳng ngắn là ví dụ.
Chẳng ai đảm bảo không tái phát hoặc tuyển Việt Nam nhận thêm những ca mới. Và vấn đề nằm ở chỗ, phần lớn các cầu thủ kể trên đều thuộc diện quy hoạch xa đối với ông Kim Sang Sik.
3. Bài toán về nhân sự như chấn thương, phong độ tới cả thể lực khiến thuyền trưởng tuyển Việt Nam và các trợ lý phải đau đầu trong thời gian tới.
Vì thế, để không bị động có thể trong giai đoạn kế tiếp trước khi bước vào AFF Cup 2024 mà cụ thể là đợt FIFA Days vào tháng 10, ông Kim Sang Sik cần đưa ra thêm những lựa chọn mới thay vì đặt niềm tin riêng vào nhóm cầu thủ cũ.
Đây là điều nên thực hiện, bởi nếu không có thể AFF Cup 2024 tuyển Việt Nam khó đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra khi rơi vào tính huống chắp vá đầy miễn cưỡng như từng thấy ở 2 kỳ AFF Cup trước, thời ông Park Hang Seo dẫn dắt.
Rất may, sau đợt tập trung chuẩn bị cho các trận đấu gặp Nga, Thái Lan trong tháng 9 này V-League cũng khởi tranh trở lại để giúp ông Kim Sang Sik dễ thở hơn trong vấn đề nhân sự.
Anh kể, thời học sinh rất chăm chỉ, từng được tuyển thẳng vào Đại học Bách khoa TP.HCM. Ra trường với tấm bằng khá, đi làm ở Bưu điện nhưng cuộc sống cứ trôi qua với công việc lặp đi lặp lại khiến Tony Nguyễn chán nản.
Một lần đi trang điểm cùng người bạn thân, Tony Nguyễn bị những cây cọ và bảng màu thu hút nên quyết định nghỉ việc văn phòng để tham gia một lớp học trang điểm.
“Hai bàn tay trắng vào nghề, không được gia đình hậu thuẫn, những ngày đầu rất vất vả, nhiều khó khăn, thử thách nhưng thật may mắn tôi gặp chị Thúy Hằng, Thúy Hạnh – là siêu mẫu có tiếng thời đó giúp đỡ. Tôi thành công như ngày hôm nay là nhờ sự động viên, chỉ bảo tận tình của hai chị”, Tony Nguyễn tâm sự.
Anh chia sẻ, học nghề trang điểm không khó nhưng để tồn tại với nghề vô cùng gian nan bởi “nghề này khá đặc biệt, nó không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, kiên trì của mỗi người mà cần sáng tạo cá nhân”.
Tony Nguyễn quan niệm “trang điểm không phải cứ cầm cọ lên là múa”. Chẳng hạn như trang điểm cho thí sinh hoa hậu, Tony Nguyễn luôn có hai điều kiện, phải gửi hình mặt mộc và gặp gỡ trò chuyện để hiểu thêm về tính cách mới quyết định nhận lời.
Được biết đến là người tạo nên vẻ đẹp “vạn người mê” cho á hậu Huyền My, Tony Nguyễn chia sẻ anh gặp áp lực rất lớn bởi mỗi lần xuất hiện, người đẹp phải lộng lẫy, khác biệt hơn trước đó. “Nếu không có kinh nghiệm sẽ rất dễ bị sến sẩm, làm lố”, anh nói.
Là chuyên gia trang điểm 'ruột' cho Huyền My, Tony Nguyễn tiết lộ thường xuyên trang điểm cho cô trong trạng thái “người đẹp ngủ trong rừng”.
“Huyền My vừa ham ăn lại ham ngủ. Nếu không phải làm việc, có lẽ một ngày cô ấy sẽ dành hết thời gian cho việc ăn và ngủ. Cô có thể ngủ mọi lúc, mọi nơi, nhiều khi vừa ngồi trang điểm, Huyền My đã ngủ gật luôn. Tôi chỉ việc họa mặt xong rồi gọi cô ấy dậy”, anh chia sẻ.
Trang điểm cho loạt người nổi tiếng, tưởng thu nhập của Tony Nguyễn cũng xếp vào hàng “khủng” nhưng ngược lại, việc “họa mặt” cho doanh nhân mới là nguồn thu chủ yếu của anh.
“Đôi khi trang điểm cho người nổi tiếng là sự cộng hưởng, hỗ trợ nhau. Tôi sẽ được nhiều người biết đến. Ngược lại, nhờ mình “hoạ mặt”, hình ảnh của họ ngày càng đẹp và ổn định hơn. Trang điểm cho các doanh nhân, thu nhập của tôi tốt hơn nhiều”, Tony Nguyễn chia sẻ.
Anh chia sẻ, với nghề trang điểm, thái độ và tác phong làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp đã đành nhưng tính cách trầm tĩnh, kín kẽ, chân tình, nhã nhặn là yếu tố quan trọng. Chính vì thế, với nghề nhiều thị phi như vậy nhưng Tony Nguyễn vẫn “không phải là chủ đề bàn tán của ai đó” suốt nhiều năm theo đuổi sự nghiệp.
"Làm nghề mình yêu thích đã khó, sống với nghề càng khó. Vì thế phải cố gắng hết sức để nuôi dưỡng đam mê cũng như nghề nghiệp mình đã chọn.
Đấy chính là động lực để tôi tiếp tục đam mê với sự nghiệp. Chỉ cần làm nghề bằng cái tâm và nỗ lực hết mình sẽ thành công. Cuộc đời vốn là những cuộc đua ngắn dài, chừng nào còn nhiệt huyết, say mê tôi vẫn cứ cầm cọ”, Tony Nguyễn bày tỏ.