

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus
Virus SARS-CoV-2 liên tục thay đổi để tồn tại trong cơ thể người, với hàng chục chủng loại mới phát sinh và cạnh tranh nhau trong 19 tháng qua.
WHO đã dán nhãn “gây lo ngại” cho bốn biến thể có nguy cơ dễ lây lan hơn và / hoặc làm suy yếu hiệu quả của vắc xin. Trong đó bao gồm chủng Delta xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ nhưng hiện đã lan rộng ra toàn cầu.
Mặc dù vắc xin đang có hiệu quả ngăn chặn dịch ở một số nơi trên thế giới, nhưng những nơi khác lại có tỷ lệ lây nhiễm cao.
Các nhà khoa học cho biết càng có nhiều ca bệnh càng có nhiều khả năng phát triển biến thể mới.
Họ cũng cảnh báo rằng khi nhiều người có khả năng miễn dịch sau khi khỏi bệnh hoặc tiêm chủng, virus sẽ bị áp lực phải tiến hóa để tồn tại.
Nhưng đồng thời, cách tốt nhất để bảo vệ mọi người là nhanh chóng thực hiện các chiến dịch tiêm vắc xin để giảm sự lây truyền.
WHO đã kêu gọi các nước ủng hộ nỗ lực tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số của mọi quốc gia vào cuối tháng 9.
Hiện tại, số ca Covid-19 mới mỗi ngày đã tăng lên nửa triệu, phần lớn do mắc biến thể Delta. Tình trạng tăng đột biến bắt đầu diễn ra từ cuối tháng 6.
Ngay cả những nước đạt tỷ lệ tiêm chủng cao như Mỹ, Anh, số ca mắc cũng tăng nhưng nguy cơ trở nặng và phải nhập viện thấp hơn. Số người tử vong liên quan tới Covid-19 ở châu Phi tăng 43% trong 1 tuần do thiếu giường cấp cứu và oxy.
Ở châu Á, Indonesia trở thành tâm dịch mới với hơn 50.000 ca nhiễm mỗi ngày.
An Yên(Theo The Sun)

Mức độ nguy hiểm của biến thể Lambda xuất hiện ở 30 nước
Chủng virus nCoV có đột biến gần giống biến thể Delta nên được đánh giá có những đặc tính tương tự.
" alt=""/>WHO cảnh báo xuất hiện các biến thể Covid