Vì dịch bệnh, ai ai cũng rất cẩn thận và đề phòng cao mỗi khi phải ra khỏi nhà. Tôi sinh con thứ 2 mới được 4 tháng, vẫn đang trong thời gian ở nhà nghỉ sinh, chỉ thỉnh thoảng mới ra chợ mua thực phẩm.Chồng tôi cũng được cơ quan cho làm việc luân phiên (tuần lên cơ quan 2-3 lần, còn lại ở nhà) để giãn cách tiếp xúc, phòng tránh lây lan dịch bệnh. Chuyện sẽ không có gì nếu hôm nay tôi không nhận được cuộc điện thoại của bố.
Bố tôi đang làm giám sát xây dựng cho một công trình ở gần nhà tôi. Hằng ngày ông vẫn đi đi về về giữa công trình và nhà ở ngoại thành. Thỉnh thoảng, ông có qua nhà tôi chơi với con cháu.
 |
Ảnh: Đức Liên. |
Nhà tôi dư một phòng nên tôi luôn bảo ông hôm nào cần thì ông cứ về nhà tôi ngủ, nghỉ để đỡ phải đi lại nhiều mệt mỏi. Nhưng từ đợt dịch quay trở lại, vợ chồng tôi ngại mời bố đến nhà hơn vì ông hằng ngày tiếp xúc với nhiều công nhân nên rất phức tạp.
Tôi vẫn thường xuyên gọi điện dặn ông đi làm thì đeo khẩu trang rồi sát trùng cẩn thận nhưng không mời ông về nữa. Hôm nay khi dỗ bé con ngủ xong, tôi nhận được điện thoại của bố.
Ông bảo khu nhà mình ở ngoại thành vừa có mấy ca F0 nên tạm thời bị phong tỏa, bố không về được vì công trình đang dang dở, giờ về là không đi được nữa. Bình thường bố ở lại công trình được nhưng đợt này nhiều công nhân cũng có hoàn cảnh tương tự bố nên thành ra đông quá. Ở lại thì đông đúc, nhộn nhạo khiến ông không ngủ được mấy nên hơi mệt mỏi.
Ông hỏi ý kiến tôi là có thể để ông về nhà tôi ở một thời gian được không. Tôi hơi nghi ngại nhưng cũng không thể từ chối bố nên bảo: "Vâng, bình thường bố vẫn về nhà con ở mà, có sao đâu".
Sau đó, tôi nói chuyện với chồng, anh đã phản đối khiến tôi khó nghĩ. Anh phân tích: "Bình thường không sao, đợt này dịch bệnh rất phức tạp, bố làm xây dựng phải tiếp xúc với nhiều người chỗ làm, lại dân tứ xứ không biết đường nào mà lần.
Nhỡ đâu ông tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì khả năng dính Covid-19 cũng không nói trước được". Hơn nữa anh nói, nhà tôi con còn nhỏ, thời điểm này dính dịch thì không chỉ vợ chồng vất vả, còn nguy hại đến sức khỏe của con. Chưa kể đến việc chúng tôi ở chung cư, nhỡ nhà tôi bị, cả khu có khi cũng bị phong tỏa luôn, biết bao nhiêu người khổ lây.
Giờ tôi đã nhận lời với bố, ông nói từ tối nay sẽ về nhà tôi ở, nhưng càng nghĩ đến những đến lời của chồng, tôi càng hoang mang. Tôi nên làm thế nào để bây giờ để vừa an toàn cho gia đình, vừa không mất lòng bố?
Độc giả giấu tên

Covid-19 ngoài kia, chúng ta bớt ích kỷ được không?
Trong khi Covid-19 vẫn đang khiến cộng đồng lao đao thì đâu đó vẫn bắt gặp những hình ảnh “chướng tai gai mắt”, bất chấp mọi người đang cùng cố gắng đẩy lùi dịch bệnh trong khoảng thời gian này.
" alt=""/>Bố đề nghị ở nhờ nhưng dịch Covid
 chia sẻ cô và Huy kết hôn được 4 năm, có với nhau một bé trai đầu lòng hơn 2 tuổi. )
Oanh bị mất việc từ đầu năm nay do tình hình dịch bệnh. Không thuê người trông con nữa, cô ở nhà nội trợ và chăm bé, kinh tế trong nhà mình Huy gánh vác. Lương của Huy 11 triệu, lúc trước Oanh đi làm thu nhập 9 triệu/tháng, hiện tại cả nhà 3 người trông vào đồng lương của Huy nên kinh tế rất eo hẹp. Chưa nói mỗi tháng Huy đều đặn gửi về quê cho bố mẹ 2 triệu, bản thân anh thì giữ lại 2 - 3 triệu chi dùng cá nhân.
Với số tiền Huy đưa, vừa trả tiền thuê nhà vừa mua đồ ăn thức uống trong một tháng, Oanh đã phải cân đo đong đếm rất khổ sở.
"2 tháng đầu liên tục thiếu tiền, chồng tôi khó chịu ra mặt, mắng vợ không biết tính toán, chỉ giỏi tiêu hoang. Sau đó chồng tôi nghĩ ra một cách, đó là ngày nào cũng bắt tôi phải báo cáo tiền chợ trong ngày, khoản chi nào không hợp lý theo ý anh ấy thì tôi phải thay đổi ngay", Oanh chia sẻ.
Cô nói trước đây Huy không phải người chi li từng đồng như vậy, có lẽ áp lực tiền bạc khiến tính cách của anh thay đổi. Hiểu và thông cảm cho chồng, dẫu trong lòng cũng rất ấm ức, khó chịu nhưng Oanh luôn nín nhịn để nhà cửa được yên ấm.
Không ngờ Huy càng được đà lấn tới, thậm chí đồ ăn cho con mà Huy cũng muốn vợ tiết kiệm, cắt xén bớt. Oanh không đồng ý vì người lớn có thể tiết kiệm, trẻ con đang tuổi lớn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Huy lại cho rằng trẻ em thời xưa thậm chí chỉ ăn cơm trắng mà vẫn lớn nhanh, khỏe mạnh.
Cô chia sẻ: "Chồng tôi về nhà thì bắt vợ dè sẻn từng đồng nhưng các khoản chi tiêu cá nhân của anh ấy vẫn không mấy thay đổi, mỗi tháng tính ra gần bằng tiền ăn của cả nhà rồi. Tôi so sánh và chồng gắt gỏng bảo tôi ở nhà không phải đi làm thì đừng tị nạnh, kiếm tiền mệt mỏi phải được nghỉ ngơi, giải trí".
Thu nhập có hạn khiến Huy trở nên nhạy cảm quá mức với sự lãng phí. Chỉ cần thấy vợ bỏ thừa chút đồ ăn hay để phí thứ gì mua về là anh lập tức răn dạy Oanh đến nơi đến chốn. Mỗi bữa ăn Oanh phải cân đo để nấu sao cho không được thừa cơm, những thứ khác cũng tương tự.
Hôm đó con trai Oanh ốm, tối đến ăn cơm xong cô dỗ bé đi ngủ sớm. Oanh cũng nằm ngủ luôn, sợ nửa đêm con tỉnh dậy còn lấy sức chăm bé. Oanh vừa chợp mắt được một lát thì Huy hùng hổ lao vào giường gọi vợ dậy. Cô hốt hoảng tưởng có chuyện gì nghiêm trọng, ai ngờ là do cô để quên bát cơm thừa trong bữa tối chưa để vào tủ lạnh. Huy tức giận nghĩ vợ làm lãng phí đồ ăn nên gọi cô dậy mắng, bất chấp việc Oanh đã ngủ rồi. Chưa nói hành động đặt bát cơm vào tủ lạnh cũng quá đơn giản, anh hoàn toàn có thể làm được.
"Để tôi còn thấy một lần nữa thì đừng trách!", Huy gằn từng tiếng, ném vào vợ sự phẫn nộ, hằn học mà nguyên nhân chỉ đến từ 1 bát cơm nguội. Oanh lặng người không thể tin nổi, cô chẳng còn sức lực để nói hay làm gì đáp lại chồng. Cả đêm ấy Oanh thức trắng, sáng ra cô gọi điện cho mẹ, tâm sự với bà mọi chuyện. "Về đây với bố mẹ con ơi, có rau ăn rau có cháo ăn cháo, sao phải khổ thế...", mẹ Oanh vội vã thốt lên.
"Chiều ấy đi làm về chồng tôi không thấy vợ con nên gọi điện mắng, trách tôi đi đâu không ở nhà nấu cơm, dọn dẹp. Tôi bảo tôi về quê rồi và muốn ly thân, chuyện ly hôn đợi thêm một thời gian nữa sẽ tính. Sau đó mấy hôm, anh ấy dịu giọng gọi vợ con về nhưng ý tôi đã quyết. Nhớ lại chuyện bát cơm nguội ấy mà tôi vẫn còn bị ám ảnh.
Tôi tự hỏi với người đàn ông như thế, tôi có thể trông mong gì ở chặng đường phía trước? Vợ chồng không phải là có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu hay sao? Đối xử với chính người phụ nữ bên cạnh mình cay nghiệt nhường ấy chỉ vì 1 bát cơm nguội liệu có đáng?", người phụ nữ này bày tỏ.
Theo Gia đình và Xã hội

Sếp cố tình 'đụng chạm' vợ nhưng chồng tôi im lặng
Tôi khó chịu thật sự, tối đó, tôi nói với chồng rằng sếp của anh có vấn đề. Anh lại an ủi tôi bỏ qua bởi giờ anh mới về công ty, cần ông ấy nâng đỡ.
" alt=""/>Nửa đêm chồng lôi vợ dậy mắng sa sả chỉ vì một bát cơm nguội