Wolf nói với Invernrằng, anh không chắc có thể nhanh chóng thôi thi đấu LMHTchuyên nghiệp ngay lập tức và anh đã bắt đầu suy nghĩ về những việc anh sẽ làm sau khi xong xuôi.
“Tôi cảm thấy tôi đang đeo một chiếc mặt nạ ở nhiều thời điểm, tôi muốn là Lee Jae-wan. Nhưng tôi cảm thấy như mình đang sống một cuộc sống với chiếc mặt nạ có tên ‘Wolf’”, tuyển thủ đã có hai lần vô địch CKTG liên tiếp chia sẻ. “Tôi không nghĩ (là) một game thủ phù hợp với tôi. Tôi muốn thử những thứ khác biệt khi tôi bỏ chơi game chuyên nghiệp.”
Wolf cho biết, nếu ở lại với làng thể thao điện tử, anh có thể sẽ theo nghiệp caster, phóng viên hoặc người chuyên đi phỏng vấn. Còn nếu anh quyết định từ bỏ hẳn lĩnh vực này, Wolf có thể là một bác sĩ chuyên khoa hoặc giáo viên, anh cho rằng đó là những “ước mơ thuở ban đầu”.
“Tôi nghĩ tôi sẽ cần phải lưu giữ những ước mơ đó nếu tôi không thể từ bỏ chúng được”, Wolf nói.
Wolf bắt đầu sự nghiệp LMHTchuyên nghiệp từ tháng 12/2012 khi anh gia nhập đội tuyển NaJin White Shield. Anh chuyển sang chơi cho Chunam Techno University ngay trước khi ký hợp đồng với SKT vào tháng 10/2013. Kể từ đó, tuyển thủ hỗ trợ sinh năm 1996 này đã gắn bó và là thành viên không thể thiếu trong hai chức vô địch CKTG liên tiếp vừa qua.
Tuy nhiên, Wolf cho biết, gia đình không mấy ủng hộ quyết định trở thành game thủ chuyên nghiệp của mình. Mặc dù cha anh sớm chấp nhận lựa chọn này ngay từ đầu, nhưng mẹ lại rất khó thuyết phục. Wolf nói, anh đã đưa cho mẹ thẻ tín dụng của mình để giúp bà chi trả những chi phí liên quan đến quá trình điều trị bệnh tim, nhưng bà hiếm khi sử dụng tới nó.
“Có rất nhiều nhà hàng tốt xung quanh nhà (tôi). Tôi hy vọng mẹ sẽ ăn ngon và chăm sóc bản thân, nhưng tôi nghĩ bà ấy cảm thấy có lỗi”, Wolf tâm sự. “Khi bà ấy nói làm sao mà mẹ có thể sử dụng số tiền của con trai khó khăn kiếm được, tôi đã cười và nói rằng, con bà kiếm tiền dễ lắm, tất cả những thứ mà nó chỉ việc làm là ngồi xuống và động đậy ngón tay thôi.”
Wolf cũng thuật lại đời sống game thủ của anh ảnh hưởng tới việc học của anh từ sớm. Anh nói, các giáo viên ở trường trung học bắt gặp anh ngủ trong lớp do quá mệt mỏi khi luyện tập LMHTvào đêm khuya. Giải pháp của Wolf là đi xin phép 10 giáo viên liệu anh có được cho phép chợp mắt trong các giờ học hay không.
“Có lẽ bởi tôi trung thực, nhưng 6/10 (giáo viên) đã cho phép tôi làm điều đó”, Wolf kể lại. “Giáo viên tiếng Anh của tôi là đáng nhớ nhất. Khi họ tới lớp dạy, họ sẽ nói, ‘Này game thủ chuyên nghiệp! Đi ngủ đi!’”
Các giáo viên khác thì không dễ tính như vậy, và thậm chí những lần chợp mắt của Wolf đã trở thành chủ đề họp bàn giữa phụ huynh cùng giáo viên. Giờ thì chàng trai 20 tuổi đã tốt nghiệp trung học và anh có thể toàn tâm toàn ý dành thời gian để tập luyện rồi thi đấu LMHTchuyên nghiệp.
June_6th(Theo thescore esports)
" alt=""/>[LMHT] Wolf: “Tôi không nghĩ (là) một game thủ phù hợp với tôi”Facebook đang thử nghiệm công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác minh tài khoản thay vì gửi mã xác nhận về email hoặc số điện thoại như trước đây. Công nghệ này cũng hữu dụng trong trường hợp tài khoản bị khóa hoặc mất, quên mật khẩu.
Gần đây, một loạt công ty sản xuất thiết bị thông minh đã cho ra đời công nghệ nhận diện khuôn mặt với mục đích đảm bảo an toàn, cụ thể là trong Samsung Note 8 và sắp tới là iPhone X. Nếu tính năng này được cài đặt thành công, các điện thoại thông minh như Samsung Note 8 và iPhone X sẽ trở nên dễ dàng hơn khi đăng nhập vào tài khoản Facebook.
![]() |
Không giống như các phương pháp nhận diện của Samsung và Apple, Facebook đã có sẵn một dữ liệu lớn bao gồm ảnh cũng như hồ sơ của người dùng. Facebook sẽ nhận diện bằng cách yêu cầu bạn đưa màn hình điện thoại trước mặt và sau đó quét, so sánh hình ảnh vừa nhận được với hình ảnh, video mà bạn đã được gắn thẻ trên Facebook. Nếu hình ảnh người sử dụng phù hợp, tài khoản của bạn sẽ được mở.
" alt=""/>Quên mật khẩu Facebook, có thể đăng nhập qua nhận diện khuôn mặtSạc nhanh trên smartphone và máy tính bảng là một tính năng rất được chào đón, thế nhưng mỗi một công ty thì lại sử dụng một chuẩn sạc nhanh khác nhau. Chẳng hạn như Qualcomm có Quick Charge, Oppo có VOOC, Media có PumpExpress… Rất nhiều điện thoại trang bị các loại công nghệ sạc nhanh này thì buộc phải tuân theo các chuẩn đặc biệt về sạc để giúp người dùng tận dụng được tính năng sạc nhanh. Tuy nhiên, hầu như chỉ có các smartphone cao cấp mới hỗ trợ phụ kiện sạc nhanh ngay khi xuất xưởng khiến nhiều người sử dụng bối rối không biết sử dụng loại sạc của bên thứ 3 nào cho thiết bị của mình.
Chính vì vậy, Google muốn hỗ trợ một giải pháp chung cho sạc nhanh, có thể là sẽ giống như chuẩn được sử dụng trên cổng sạc USB-C của chiếc Pixel. Đó là lý do vì sao công ty khuyến khích các nhà sản xuất không sử dụng các công nghệ sạc nhanh làm thay đổi điện áp hoạt động vượt quá những tiêu chuẩn và thậm chí còn đe dọa sẽ cấm hoàn toàn các loại sạc nhanh qua cổng USB-C của bên thứ 3.
" alt=""/>Google có thể cấm sử dụng các loại sạc nhanh qua cổng USB