![]() |
Ông Phạm Minh Tuấn trong một lần trả lời báo chí |
Chúc mừng anh và công ty về khoản gọi vốn mới nhất. Vài năm trước, anh có một bài đăng trên Facebook về cách điều hành một startup giống như đang chạy đua Ironman. Vậy đâu là bài học quan trọng mà anh đã có được khi điều hành một công ty khởi nghiệp và phát triển nó lên tới 1.700 nhân viên?
Một trong những bài học đó là “Ý chí mới là quan trọng, không phải vẻ bề ngoài”.
Tôi từng nghĩ một vận động viên Ironman phải có cơ bắp hoàn hảo, rám nắng, cùng với nhiều “đồ nghề” chuyên dụng. Nhưng thật ra, tham gia cuộc thi có những người nặng hơn trăm ký và cả những người phụ nữ mong manh. Họ đều hoàn thành cuộc đua một cách ngoạn mục.
Một nhà đầu tư từng nói với tôi họ đặt cược vào các startup, không phải vì trình độ, giải thưởng hay sơ yếu lý lịch của họ, mà vì các startup này chứng minh được rằng họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc dù có phải bò trên đường để tới đích.
Trong những giai đoạn trước, khi chưa lớn mạnh như hiện nay, Topica đã làm thế nào để thu hút các nhà đầu tư?
Tôi đoán sự kiên trì của chúng tôi đã giúp thuyết phục các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư đã chứng kiến chúng tôi qua nhiều thăng trầm và thấy cách chúng tôi giữ vững đội hình, với cùng một tầm nhìn, và cuối cùng đã đưa ra những con số chứng minh.
Những khoảnh khắc khó khăn nhất anh phải đối mặt là gì? Anh đã bao giờ cảm thấy muốn từ bỏ?
Những ngày đầu, chúng tôi thiết lập gian hàng tại một trung tâm triển lãm và đặt một vài cuộc hẹn cho vài trăm sinh viên tiềm năng đến vào cuối tuần để xem sản phẩm demo. Đó là khoảng thời gian đáng sợ trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, công ty khởi nghiệp non trẻ của chúng tôi không có doanh thu.
Tôi ngồi lại với một thành viên trong nhóm của mình để thông báo chậm lương. Tôi nghĩ rằng anh ấy sẽ chán ngấy và đã nghĩ cách để thuyết phục anh ấy ở lại vì nếu anh ấy có bỏ đi, bởi nó sẽ bắt đầu một phản ứng dây chuyền với những người khác, và cuối cùng chính tôi sẽ từ bỏ. Nhưng thật may anh ấy đã không làm thế.
Điều gì đã thuyết phục anh ấy ở lại?
Anh ấy nói với tôi: “Tôi biết anh sẽ luôn nghĩ ra cách”.
Thị trường giáo dục điện tử đã thay đổi như thế nào tại Việt Nam trong những năm qua kể từ khi thành lập Topica năm 2008?
Năm 2008, nếu bạn ngồi cạnh những người “thức thời” trong một quán cà phê Việt Nam, họ sẽ nói về giao dịch cổ phiếu. Ngày nay, mọi người sẽ nói về AI (trí tuệ nhân tạo), thương mại điện tử, fintech và edtech trong quán cà phê.
Khi lần đầu tiên thử nghiệm một khóa học trực tuyến với sinh viên Việt Nam chúng tôi và các nhà đầu tư đã sớm thấy rằng giáo dục trực tuyến có thể mang lại kết quả tuyệt vời nếu được thực hiện đúng.
Tuy nhiên, không dễ để thuyết phục công chúng. Trong vài năm đầu tiên chúng tôi luôn tập trung vào nhu cầu làm việc của người đã đi làm, những người ít quan tâm đến loại bằng cấp họ nhận được, họ thường quan tâm nhiều hơn về những kỹ năng họ có được và ai là người cung cấp chúng.
Khi nào Topica bắt đầu nghĩ về thị trường nước ngoài? Ai là đối thủ cạnh tranh lớn nhất ở Việt Nam, và trong khu vực?
Khoảng năm 2012, chúng tôi bắt đầu tham dự các sự kiện về khởi nghiệp trong khu vực. Thật ngạc nhiên, hầu như không có một ai làm những gì chúng tôi đang làm. Dự án quốc tế đầu tiên của chúng tôi bắt đầu khi một trường đại học ở Manila tìm kiếm cơ hội hợp tác, sau đó một nhóm sản xuất của chúng tôi đã tự thành lập văn phòng Bangkok, một nhóm khác đề xuất một cuộc thử nghiệm ở Jakarta, và mọi việc cứ thế nối tiếp nhau.
Quy mô của chúng tôi hiện gấp khoảng 5 đến 10 lần so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp xếp ngay sau ở Đông Nam Á, cả về vốn lẫn doanh thu. Cạnh tranh khốc liệt có thể đến từ Trung Quốc nếu một số công ty edtech lớn ở đó nhìn thấy các quốc gia Đông Nam Á là một thị trường thú vị thay vì phân tâm từ các trận chiến trong thị trường nội địa.
Nhìn về phía trước, chúng ta có thể mong đợi gì từ Topica?
Trên thế giới, lĩnh vực công nghệ giáo dục (edtech) đang ở vị thế tương đương thương mại điên tử của 10 năm trước, hay ứng dụng gọi xe của 5 năm trước.
Đây là thời gian chuẩn bị trước khi mọi thứ bắt đầu chuyển động chóng mặt. Chúng tôi đã may mắn có được vai trò dẫn đầu thị trường trong một khu vực 600 triệu dân, đang trên đà hướng tới sự bùng nổ lớn. Với nguồn vốn mới, chúng tôi sẽ tăng gấp đôi đội ngũ kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ AI nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới và thị trường mới.
Sẽ rất khó để biết dòng chảy sẽ cuốn chúng tôi đi đâu. Chúng tôi không quan tâm nhiều đến việc sẽ là “unicorn” hay “decacorn”, mà chú trọng hơn vào việc làm thế nào tiếp tục xây dựng đội ngũ tốt nhất và cung cấp những sản phẩm tốt nhất.
Theo Techinasia
" alt=""/>Startup Việt trở thành Edtech hàng đầu tại Đông Nam Á: 'Ý chí là quan trọng'Việt Nam luôn là đối tác quan trọng của Ấn Độ trong hoạt động quảng bá và kỷ niệm Ngày Quốc tế Yoga kể từ khi ngày này được công nhận. Sự yêu mến rộng rãi dành cho Yoga tại Việt Nam đã mang đến sự kết nối mạnh mẽ về văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Ở phía Nam, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM sẽ tổ chức sự kiện Ngày Quốc tế Yoga tại 15 tỉnh thành gồm TP.HCM, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắk Nông, Đồng Tháp, Đắk Lắk, Phú Yên, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Định, An Giang.
Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 8 có ý nghĩa quan trọng hơn đối với cả Ấn Độ và Việt Nam. Năm nay, Ấn Độ đang trong quá trình kỷ niệm 75 năm ngày độc lập, còn được biết đến với tên gọi là "Azadi Ka Amrit Mahotsav" (Kỷ niệm 75 năm ngày Ấn Độ độc lập). Đồng thời, Ấn Độ và Việt Nam cũng đang kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
Cũng trong năm nay, Việt Nam được Chính phủ Ấn Độ lựa chọn là một trong những quốc gia được đưa vào chương trình Global Yoga Ring (tạm dịch Vòng tròn Yoga Toàn cầu). Theo đó, trong suốt ngày 21/6, đài truyền hình quốc gia của Ấn Độ - đài Doordarshan sẽ truyền hình trực tiếp về Ấn Độ lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Yoga ở khắp nơi trên thế giới theo múi giờ của nước sở tại. Để phục vụ chương trình, Đại sứ quán Ấn Độ đã hợp tác với tỉnh Quảng Ninh để tổ chức sự kiện này tại Vịnh Hạ Long.
Bảo Đức
" alt=""/>Kết nối mạnh mẽ văn hóa Ấn Độ![]() |
Bà Lê Thị Kim Chi - CEO Apollo English (ngoài cùng bên phải) tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư và hợp tác giáo dục Việt Nam - Vương quốc Anh |
Bên cạnh đó, Apollo English & Dragonfly Education cũng sẽ thử nghiệm chương trình học tiếng Anh theo năng lực học viên tại các trường học và cùng Bộ GD&ĐT xây dựng nền tảng học tiếng Anh trực tuyến cho trẻ em Việt Nam. Nền tảng này dự kiến sẽ được áp dụng rộng rãi tại các trường học chỉ định bởi Bộ. Lưu
![]() |
230 đại biểu là các trường đại học, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục của Vương quốc Anh và Việt Nam tham dự Diễn đàn |
Bà Lê Thị Kim Chi, CEO Apollo English cho biết: “Chúng tôi cảm thấy vô cùng vinh dự khi được Bộ GD&ĐT tin tưởng lựa chọn là một trong những đối tác Anh Quốc chuyên về đào tạo giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam để đồng hành cùng đề án ngoại ngữ quốc gia 2080. Apollo English sẽ luôn nỗ lực để góp phần nâng cao mặt bằng tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam”
Tham khảo thêm tại: www.apollo.edu.vn
(Nguồn Apollo English)
" alt=""/>Apollo cùng Bộ Giáo dục nâng tầm ngoại ngữ trẻ em Việt