Nhà máy Trịnh Châu đang phải vật lộn với các lệnh phong tỏa và biểu tình của công nhân. Theo truyền thông địa phương, hàng chục ngàn công nhân đã bỏ nhà máy trong tháng 10 do điều kiện sống thiếu thốn. Những công nhân được tuyển mới lại tham gia biểu tình và đụng độ với bảo vệ nhà máy vì cho rằng ông chủ vi phạm lời hứa về thu nhập.
Đây là nơi lắp ráp phần lớn iPhone 14 Pro và 14 Pro Max, hai thiết bị được săn lùng nhiều nhất hiện tại của Apple. Chúng bù đắp cho doanh số “tậm tạch” của iPhone 14 bản thường. Theo Bloomberg, Apple đã hạ mục tiêu sản xuất chung xuống 87 triệu iPhone thay vì 90 triệu.
Cả Apple và Foxconn đều dự đoán sản lượng iPhone sẽ sụt giảm trong 2 tuần qua do gián đoạn ngày một tăng. Họ hi vọng sẽ bù đắp được khoản 6 triệu iPhone Pro thâm hụt trong năm 2023.
Đầu tháng này, các nhà phân tích của Morgan Stanley ước tính iPhone Pro thiếu khoảng 6 triệu máy năm nay, song khi đó chưa xảy ra biểu tình tại Trịnh Châu.
Bloomberg nhận định hỗn loạn tại “thành phố iPhone” là lời nhắc nhở về các rủi ro đối với Apple khi lệ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Foxconn phải trả tiền để những công nhân mới nghỉ việc và về quê. Cuối tuần qua, công ty cũng thông báo tăng lương tối đa 1.800 NDT cho lao động toàn thời gian ở lại nhà máy đến tháng 1/2023.
Những cuộc biểu tình bất thường càng gây áp lực cho Foxconn trong giai đoạn kinh doanh khó khăn. Nơi đây tuyển dụng 200.000 công nhân vào mùa cao điểm sản xuất iPhone. Theo báo chí, hơn 20.000 công nhân mới đã rời đi sau biểu tình. Đối tác Apple đang tích cực tuyển dụng nhân lực thay thế.
Hồi đầu tháng, Apple và Foxconn cho biết các lô hàng iPhone cao cấp sẽ thấp hơn mong đợi do phong tỏa tại Trung Quốc. Các nhà phân tích của Morgan Stanley cũng tính toán kịch bản xấu nhất cho cả hai, trong đó nhà máy Trịnh Châu không thể xuất xưởng bất kỳ lô hàng iPhone nào trong phần còn lại của năm. Nó sẽ dẫn đến doanh số sụt giảm 20% cho Foxconn trong quý IV.
(Theo Bloomberg)
" alt=""/>Apple thiếu 6 triệu iPhone 14 Pro do hỗn loạn tại Foxconn Trung Quốc- Anh quay cuồng cũng áp lực nhỉ?
Tôi cũng phải dành thời gian để đóng phim, nếu mình không xuất hiện khán giả sẽ quên ngay. Năm ngoái, tôi đóng phim 15 tháng 5 ngày, năm nay tôi đóng Chồng cũ người yêu cũcũng là để khán giả thấy mình xuất hiện làm phim dí dỏm, giải trí, vẫn đang lao động nghệ thuật.
Thật lòng, đóng phim truyền hình mệt, tốn rất nhiều thời gian mà thù lao thì... Thôi, tôi không nói khó khăn nữa vì xác định đi làm để trả nghĩa VFC đã đưa tôi tới gần hơn với khán giả.
- Xuất thân từ diễn viên kịch, đi đóng phim truyền hình, nhiều người 'bê' cách diễn của kịch lên màn ảnh, anh có bị thế?
Nhiều người bị vậy, tôi thì không. Khi đóng phim, ống kính quay sát mặt, nếu diễn kiểu cơ mặt sẽ không được, chỉ diễn bằng nội tâm, bằng ánh mắt.
Còn diễn kịch, khán giả ngồi xa sân khấu, các động tác phải dứt khoát, diễn cơ mặt phải mạnh mẽ hơn. Tôi dung hoà được điều đó.
- Đóng phim truyền hình hút khách, anh nhận được nhiều lời mời quảng cáo?
Tôi cũng rất băn khoăn về điều này. Khán giả gần đây kêu nhiều việc nghệ sĩ quảng cáo. Mong khán giả hiểu việc quảng cáo cũng là để thêm thắt thu nhập, chi tiêu chứ tôi cũng không quảng cáo bừa.
Diễn viên chúng tôi đôi khi không biết nhiều về mặt pháp lý. Họ đưa ra dấu đỏ, được cấp phép thì mình biết là hợp pháp. Tôi cũng nhiều lần là nạn nhân của việc cắt ghép quảng cáo.
Ví dụ, khi tôi đi quay phim, trong phim có cầm sản phẩm gì đó để diễn. Thế là người ta sẽ cắt cúp đoạn đó ra, lồng tiếng vào, hệt như tôi đang quảng cáo thuốc này thuốc kia. Việc đó diễn ra cả năm mà tôi không hay biết, khi một khán giả phản ánh quảng cáo thuốc linh tinh, tôi mới "ngã ngồi".
Rồi khi ký hợp đồng quảng cáo với đơn vị nào đó tầm 3 tháng, nhưng sau đó họ dùng hình ảnh của mình cả năm trời, mình cũng không biết được. Nghệ sĩ theo nghệ thuật truyền thống như chúng tôi ít khi có quản lý nên khó khăn trong việc này. Nói chung, chúng tôi bị gài bẫy nhiều lắm.
- Anh từng bị gài như thế nào?
Ở sự kiện, tôi từng gặp trường hợp một phụ nữ rất xinh đẹp, cầm túi sản phẩm rồi tự nhiên bảo hâm mộ tôi nên tặng. Tất nhiên khi chưa biết là gì thì tôi không nhận. Nhưng khi mình giơ tay ra từ chối, họ đã có một đội ảnh chụp lia lịa, như hai người đang trao quà cho nhau.
Nghệ sĩ tới sự kiện mà không chụp thì mang tiếng kiêu, chảnh nhưng chụp thì họ lồng sản phẩm rồi mang hình ảnh đi quảng cáo lung tung, mệt mỏi thực sự.
Rồi bạn bè khai trương nhà hàng, quán ăn, nhờ tới chụp ảnh động viên, không chụp thì bảo không có tâm, chụp thì khán giả bảo nghệ sĩ gì quảng cáo khắp nơi.
- Nghệ sĩ giữ hình ảnh trong thời đại công nghệ 4.0 thật sự đau đầu?
Tôi đang rất đau đầu về khoản này, đúng là phải có quản lý mới giải quyết được. Tôi thì già rồi, vài năm về hưu thuê quản lý làm gì.
Vân Dung, Xuân Bắc có quản lý nên giữ hình ảnh rất tốt, đố ai lấy hình ảnh của họ quảng cáo bừa. Hai người đấy thông minh, nhanh nhẹn hiếm có trong giới nghệ sĩ, chắc họ không đứng cùng bầu trời được với nhau (cười).
- Trong nhóm Táo Quân, anh không khôn nhất?
Ừ thì tôi sống dễ tính tới mức khù khờ, thế nào cũng xong.
- Anh cũng nghèo nhất?
Thôi không nói về kinh tế nữa, tôi sống cho tôi. Nhưng tôi là người luôn luôn nhận thiệt thòi về mình.
- Anh thiệt như thế nào?
Ví dụ đơn giản, nhóm Táo Quân chúng tôi luôn phải tập luyện trong thời gian ngắn nên cường độ rất cao, tập từ 6h sáng tới 3-4h đêm mới được về nhà.
Nhưng có hôm, Công Lý thích ăn món gân bò nấu dưa chẳng hạn, tôi phải dậy sớm hơn, đi ra chợ mua đồ về ướp, rồi nấu mang tới cả nhóm cùng ăn.
Trong nhóm, tôi là người nấu ăn nhiều nhất rồi tới Tự Long. Toàn nấu ăn cho đồng nghiệp dù có thiệt thòi chút, thiệt thòi về thời gian được nghỉ ngơi, cả về tiền bạc vì tôi bỏ tiền túi ra. Nhưng mà tôi vui, vì các bạn lại thấy mình nấu ăn cũng tàm tạm nên hay yêu cầu.
Tôi chẳng tính toán gì, thích gì chiều đó, làm một cách vui vẻ. Tôi nghĩ, anh em tập luyện vất vả, phải được ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mới có sức sáng tạo được.
Hay như đàn em Trung Ruồi, Duy Nam… đến tập muộn một tý, đạo diễn mắng, tôi cũng hay đứng ra bênh, nhận lỗi dạy các em chưa tốt. Tôi chịu thiệt chút che cho đàn em, chứ chỗ đông người, bị mắng thì diễn hài làm sao được. Tính tôi thế, rất nghệ sĩ, giúp được ai cái gì là tôi vui.
- Trong gia đình thì sao, anh có nhận thiệt thòi và nhẫn nhịn?
Vợ ở nhà toàn việc không tên, lại chăm lo cho 3 đứa con, tôi nhận thiệt bao nhiêu cũng không bù đắp được. Bởi vậy, dù đi diễn cả ngày căng thẳng, mệt nhoài nhưng vợ kêu mệt, tôi sẵn sàng vào bếp nấu cơm, rửa bát, không nề hà gì.
- Anh sống một mình ở Hà Nội, vợ con ở Hải Phòng, làm thế nào để không sa ngã?
Nhiều lúc cũng buồn chứ nhưng tôi là người nghiêm túc. Thêm nữa, vợ kiểm tra thường xuyên bằng camera nên việc sa ngã không bao giờ xảy ra.
Tôi thương vợ, năm nào cũng thế, sát Tết bao việc đối nội đối ngoại vợ lo hết. Tôi mải tập Táo, 27-28 Tết mới xong nhưng vợ chồng thống nhất cùng cố gắng. Tôi còn 8 năm nữa về hưu, muốn đi có khi chẳng ai mời (cười).