Giá đất tăng từng ngàyKhoảng 1 tháng trở lại đây, tình hình giao dịch nhà đất tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bỗng trở nên nhộn nhịp chưa từng thấy. Không chỉ người dân địa phương, nhiều nhà đầu tư từ TP.HCM và các tỉnh phía Bắc cũng đổ xô về đây “săn” đất.
Khu vực được nhiều người tìm mua nhất là xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột và dọc tuyến Quốc lộ 26. Giao dịch tấp nập khiến cho giá đất bị đẩy lên cao. Bên cạnh đất thổ cư, giá đất vườn hay đất rẫy tại các khu vực này cũng thay đổi từng ngày.
Trong vai nhà đầu tư từ TP.HCM về đây mua đất, chúng tôi được ông N.V.B, “cò đất” hoạt động lâu năm ở TP.Buôn Ma Thuột, giới thiệu cho lô đất diện tích 1.100m2, trong đó có 500m2 đất thổ cư. Ông B. cho biết, lô đất này cách Quốc lộ 14 khoảng 600m nên rất thuận tiện di chuyển. Giá bán là 1,8 tỷ đồng, khách có thiện chí mua sẽ công chứng ngay.
Chỉ về lô đất gần 100m2 có chiều ngang 6m gần đó, ông B. cho hay chủ đất vừa sang tay giá 900 triệu đồng. Chưa đầy một tháng trước, người này mua với giá 650 triệu đồng.
“Tôi còn một lô đất rộng 3.500m2 cũng ở xã Ea Tu, chiều ngang 40m. Lô đất này nằm gần nơi sắp khởi công Bệnh viện Trung ương Tây Nguyên, giá bán 1,7 tỷ đồng/sào, thích hợp làm homestay hoặc không có thể phân lô bán nền. Giới đầu tư TP.HCM về đây rất thích mua đất diện tích lớn”, ông B. tư vấn.
 |
Những ngày gần đây, nhà đầu tư khắp nơi đổ về TP.Buôn Ma Thuột tìm mua đất. |
Dạo một vòng khu vực xã Ea Tu, theo ghi nhận của chúng tôi, giá đất tại đây đang “nhảy múa” từng ngày. Như lô đất 410m2 nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Xuân Nguyên được rao bán với giá 5 tỷ đồng. Trước đó chưa đầy 10 ngày, lô đất này có giá chỉ 4,5 tỷ đồng.
Không chỉ đất nền phân lô, đất rẫy đang trồng cây lâu năm như cà phê, tiêu ở xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk cũng được rao bán nhan nhản và giá thì tăng theo từng ngày. Bà Thanh T, chủ khu đất trồng cà phê có diện tích 4 sào (1 sào tương đương 1.000m2) đang rao bán với giá 1,2 tỷ đồng.
Theo bà T, lô đất của bà có đường rộng, ô tô đi vào tận nơi và đang trồng cà phê tươi tốt. Gần đây, nhiều người dân đổ về đây tìm mua đất không phải để làm nông mà vì nắm bắt được thông tin dự án đường cao tốc Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột quy hoạch đi qua đây.
“Làm nông cực khổ, mùa được mùa mất. Một tháng trở lại đây, người đến hỏi mua đất rất nhiều nên nông dân bán cũng không ít. Có người sáng mua tới chiều bán lại đã lãi cả trăm triệu đồng”, bà T. nói.
Giá đất tăng nhờ “ăn theo” quy hoạch
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, sở dĩ giá đất tại Đắk Lắk nói chung và TP.Buôn Ma Thuột nói riêng tăng đột biến trong những ngày gần đây vì có thông tin quy hoạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương khu vực Tây Nguyên và dự án cao tốc Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột.
Cụ thể, đầu tháng 12/2021, đoàn công tác của Bộ Y tế đã có chuyến khảo sát thực tế khu đất 9,6ha tại thôn 4, xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, nơi dự kiến xây dựng Bệnh viện Đa khoa Trung ương khu vực Tây Nguyên.
Theo kế hoạch, bệnh viện này sẽ xây dựng theo mô hình bệnh viện hạng đặc biệt của Bộ Y tế với quy mô 1.000 giường bệnh. Dự án dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong vòng 2 năm tới.
 |
Nhiều lô đất thuộc khu vực quy hoạch cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột cũng đang được rao bán rầm rộ. |
Trong khi đó, dự án đường cao tốc Khánh Hoà – Buôn Ma Thuột đang được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Cao tốc này có chiều dài 118km, điểm đầu nằm tại khu vực cảng Nam Vân Phong, TX.Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà và điểm cuối thuộc địa phận xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk.
Theo một lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Buôn Ma Thuột, giá đất tại địa phương đang leo thang và tình trạng giao dịch diễn ra tấp nập. Trong tháng cuối năm 2021, đơn vị này đã tiếp nhận hơn 11.400 hồ sơ thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai.
Cũng theo vị này, trong tháng đầu năm 2022, hồ sơ lĩnh vực đất đai tiếp tục đổ dồn về. Có ngày, cán bộ nhân viên của bộ phận phải tiếp nhận hơn 600 hồ sơ, đây là số lượng hồ sơ tiếp nhận chưa từng có.
Trước thực trạng giá đất ở một số khu vực bị đẩy lên cao bất thường, theo ông Vũ Văn Hưng – Chủ tịch UBND TP.Buôn Ma Thuột, nhiều khả năng giới “cò đất” bắt tay nhau để thổi giá. Những người này tạo “sốt đất” để người dân thấy giao dịch nhộn nhịp mà lao vào tham gia mua bán.
Chủ tịch UBND TP.Buôn Ma Thuột cho hay, địa phương có kế hoạch bán đấu giá nhiều khu đất, dự án có quy hoạch bài bản nên người dân yên tâm về nhu cầu đất ở. Không nên nghe theo môi giới rồi đổ xô mua đất, giá bị đẩy lên cao gây rủi ro cho người mua sau.
Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Bá Chí Nhân cho rằng, đầu tư bất động sản, nhất là đất nền khi xuất hiện các thông tin quy hoạch hạ tầng giao thông tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều bài học cho nhà đầu tư ở khu đô thị Nhơn Trạch, sân bay Long Thành (Đồng Nai), sân bay Gò Găng, “siêu” dự án ở xã Bình Ba, huyện Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) hay gần đây là “sốt đất” vì thông tin quy hoạch sân bay Téc níc Hớn Quản, Bình Phước… vẫn còn đó.
“Giới cò đất thường lợi dụng thông tin quy hoạch các dự án giao thông vẫn còn nằm trên giấy để tạo hiệu ứng đám đông. Nhiều nhà đầu tư mắc bẫy khi ồ ạt mua vào, đến khi giới cò này rút đi thì người mua chết đứng vì không thể thoát hàng”, TS. Lê Bá Chí Nhân cảnh báo.

Cận Tết đất sốt ‘điên cuồng’, giật mình giá tạm tính 1m2 căn hộ ở Thủ Thiêm
Tại Hà Nội hay TP.HCM trong khi những căn hộ thương mại dưới 30 triệu đồng/m2 dần “mất hút” trên thị trường thì những căn hộ triệu USD, những biệt thự trăm tỷ ngày càng phổ biến và có xu hướng tiếp tục vọt giá tăng chóng mặt.
" alt=""/>‘Sốt đất’ xình xịch ở Đắk Lắk, mua đi bán lại trong ngày lãi ngay trăm triệu
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác thanh tra chuyên ngành năm 2022 mà Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã giao Thanh tra Bộ phối hợp với một số địa phương tiếp tục thanh tra chuyên đề diện rộng về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư có nhiều đơn thư khiếu nại của cư dân.Ngoài ra, Thanh tra Bộ Xây dựng được giao thanh tra chuyên đề diện rộng về việc dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt chú trọng đối với nhà ở công nhân theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại hội nghị ngày 03/11/2021 và theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số 1889 ngày 26/10/2021.
Thanh tra loạt điểm nóng, kiến nghị xử lý 342 tỷ đồng
Tại hội nghị báo cáo kết quả công tác thanh tra 10 tháng và nhiệm vụ trọng tâm 2 tháng cuối năm 2021, Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, trong 10 tháng vừa qua thanh tra Bộ đã triển khai 3 đoàn thanh tra theo kế hoạch 2021; 5 đoàn kiểm tra, xác minh giải quyết theo đơn thư khiếu nại, tố cáo và chỉ đạo của Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ.
 |
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn báo cáo kết quả công tác thanh tra 10 tháng và nhiệm vụ trọng tâm 2 tháng cuối năm 2021 |
Bên cạnh đó, cử cán bộ tham gia 04 đoàn thanh tra, rà soát giải quyết khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ thành lập tại Thành phố Hà Nội và 2 tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam.
Thanh tra Bộ đã ban hành 24 kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý về kinh tế 348,26 tỷ đồng. Trong đó có 4 kết luận thanh tra công quản lý nhà nước về xây dựng và quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, yêu cầu xử lý về kinh tế số tiền 3,3 tỷ đồng; ban hành 7 quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 602,5 triệu đồng.
18 kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư, kết luận đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải thực hiện gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định và quyết toán số liệu để chuyển sang ngay trong vòng 10 ngày cho ban quản trị nhà chung cư, tổng số kinh phí bảo trì là hơn 344,96 tỷ đồng.
Buộc chủ đầu tư trả lại trong thời hạn 20 ngày với diện tích 2.080 m2 lấn chiếm phần sở hữu, sử dụng chung về cho cư dân (tương đương số tiền khoảng 62,4 tỷ đồng).
Đây là lần đầu tiên vấn đề phí bảo trì chung cư được Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện thanh tra. Sau khi kết luận được công bố nhiều điểm nóng về quỹ bảo trì ở các chung cư đã giải quyết được những bức xúc đã tồn tại, kéo dài suốt nhiều năm qua.
Như tại chung cư Riveside Garden (số 349 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân) chủ đầu tư là Liên danh Công ty CP Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Prosimex và Công ty CP Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam (nay là Công ty CP Tập đoàn Videc) đã quản lý kinh phí bảo trì không đúng quy định. Thời điểm thanh tra tháng 1/2020, chủ đầu tư đang quản lý kinh phí bảo trì tại tài khoản của chủ đầu tư với lãi suất không kỳ hạn. Đến tháng 12/2020, chủ đầu tư còn “om” hơn 13 tỷ đồng phí bảo trì trên tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng đã thu của khách hàng.
Thanh tra Bộ Xây dựng đã ra quyết định xử phạt chủ đầu tư 275 triệu đồng. Đồng thời, yêu cầu Công ty CP Tập đoàn VIDEC quyết toán, bàn giao nốt 13,2 tỷ đồng quỹ bảo trì cho BQT nhà chung cư.
Cũng theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, để xử lý hàng loạt vi phạm của Công ty CP đầu tư Hải Phát Thủ Đô - chủ đầu tư 2 dự án CT2-105 khu đô thị Văn Khê mở rộng (tên thương mại HPC Landmark) và dự án Hanoi Homeland, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
 |
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giao Thanh tra Bộ phối hợp với một số địa phương tiếp tục thanh tra chuyên đề diện rộng về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chung cư và việc dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt chú trọng đối với nhà ở công nhân |
Cơ quan thanh tra yêu cầu Công ty CP đầu tư Hải Phát Thủ Đô sớm tổ chức hội nghị nhà chung cư để lập ban quản trị, đồng thời gửi số tiền gốc và lãi đối với số tiền 14,5 tỷ đồng quỹ bảo trì chung cư HPC Landmark và 33,1 tỷ đồng quỹ bảo trì chung cư Hanoi Homeland cho các ban quản trị tòa nhà.
Đáng chú ý, trong tháng 7 vừa qua, Thanh tra Bộ đã trình Bộ ban hành văn bản số 2608 gửi lấy ý kiến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 139/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành xây dựng. Dự thảo Nghị định gồm 84 điều, chia thành 7 chương, bao gồm 70 nhóm hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng với nhiều tính mới thể hiện tính răn đe và có tính khả thi cao trên thực tiễn.
Thanh tra Bộ cho biết, hiện nay đã tiếp thu 125/125 ý kiến đóng góp, dự kiến hoàn thành dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 139/2017/NĐ-CP báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ ban hành trong năm 2021 (hiện đã trình Bộ Tư pháp thẩm định).
Tiếp tục thanh tra phí bảo trì chung cư, quỹ đất nhà xã hội
Trong 3 tháng cuối năm, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, Thanh tra sẽ chủ động để phù hợp với tình hình thực tế dịch Covid-19. Trong đó, đảm bảo hoàn thành dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 139/2017 báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ trong năm 2021.
Về công tác thanh tra sẽ trình Bộ trưởng xem xét điều chỉnh Kế hoạch thanh tra 2021; báo cáo Bộ trưởng không triển khai thành lập đoàn mới trong năm và điều chỉnh 9 đoàn còn lại của Kế hoạch 2021.
Cũng theo ông Tuấn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Thanh tra Bộ là xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2022 trên nguyên tắc phủ kín và phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành; tập trung vào một số vấn đề nổi cộm hiện nay…
Trên cơ sở đó Thanh tra Bộ Xây dựng dự kiến thanh tra hành chính từ 2-3 đoàn, thanh tra chuyên ngành từ 5-8 đoàn.
Cụ thể, thanh tra công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại một số dự án do Bộ (ngành), tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư (từ 2 đến 3 đoàn); Thanh tra công tác quản lý nhà nước về xây dựng của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (từ 2 đến 3 tỉnh) trong 7 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
Đặc biệt, thanh tra 2 chuyên đề diện rộng về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư trên địa bàn tỉnh, thành phố và việc dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Sau khi kiểm tra, rà soát không trùng với Kế hoạch của Kiểm toán nhà nước và Thanh tra Chính phủ, đối tượng thanh tra của 2 nội dung chuyên đề là chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại một số tỉnh, thành phố.
Bên cạnh đó, việc thanh tra đột xuất sẽ thực hiện theo yêu cầu, chỉ đạo của Bộ để phục vụ công tác quản lý nhà nước và kiểm tra xác minh giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng (từ 4 đến 6 đoàn).
Hồng Khanh

‘Om’ nghìn tỷ bảo trì chung cư, công an vào cuộc khi có dấu hiệu hình sự
Theo Chỉ thị số 02/CT-BXD Bộ Xây dựng vừa ban hành, Bộ đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp cơ quan công an xử lý các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì.
" alt=""/>Bộ Xây dựng sẽ thanh tra loạt điểm nóng phí bảo trì quỹ đất nhà xã hội