Đó là Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương (sinh năm 1957) – người con của mảnh đất Bình An (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), nguyên giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn.Trong 40 năm gắn bó với trường đại học này, thì có tới 30 năm, ông đảm nhiệm cương vị Trưởng bộ môn Lý luận và phương pháp dạy văn (Khoa Ngữ văn).
“Tôi luôn suy nghĩ là người thầy phải làm tròn sứ mệnh của mình, dạy học một cách xuất sắc. Khi nghỉ hưu, tôi trở về quê hương xây bảo tàng, lập trường học để giáo dục truyền thống cho học sinh” – Ông Cương nói.
 |
Toàn cảnh Bảo tàng Hoa Cương tại xã Bình An, huyện Lộc Hà. |
Tiến sĩ Cương kể, thời còn học cấp 3, ông đã có ước mơ về một bảo tàng gia đình hoặc bảo tàng làng xã, quê hương.
 |
Tiến sĩ Cương bên một số chiếc chum hình dạng lạ và hiếm gặp. |
 |
Hàng chục chiếc chum có niên đại khác nhau được sắp xếp ngay ngắn. |
Ý tưởng đó đã thôi thúc ông âm thầm sưu tầm cổ vật trong nhiều năm qua.
 |
Chiếc đế bằng đá dùng để giã gạo của những gia đình giàu có thời phong kiến 
| Những chiếc cối đá tinh xảo có từ thế kỷ trước. |
|
Tuy nhiên, đến đầu năm 2017, ông Cương mới bắt đầu xây dựng công trình Bảo tàng Hoa Cương. Bảo tàng được hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 7 vừa qua.
Nằm trên mảnh đất hơn 1.500m2, bảo tàng trưng bày hàng ngàn cổ vật có niên đại từ vài chục đến hàng trăm năm.
 |
Những chiếc thuyền bằng tre được tiến sĩ Cương sưu tầm từ các làng chài ở Nghệ An. |
 |
 | Phòng lưu giữ sách và kỷ vật của gia đình tiến sĩ Cương. |
|
“Lưu giữ hiện vật quá khứ cũng là cách tái sinh hồn quá khứ, phục sinh những giá trị truyền thống” – Tiến sĩ Cương cho biết.
Bảo tàng Hoa Cương được chia làm 3 khu vực lưu giữ, bao gồm ngôi nhà 2 tầng trưng bày 4.000 hiện vật và 3.700 đầu sách, tài liệu quý hiếm. Khu vực vườn trước nhà trưng bày hàng trăm chiếc chum, cối đá cổ. Các hiện vật được trưng bày thể hiện nhiều phương diện trong đời sống người Việt, nhất là từ thời nhà Nguyễn đến nay.
 |
Chiếc hũ đựng đầy tiền thời nhà Nguyễn còn nguyên vẹn cùng khối mộc hóa thạch. | Các vật dụng trong thời chiến cũng được tiến sĩ Cương sưu tầm |
|
 |
Khu trưng bày các cổ vật nghề nông. |
 |
Chiếc mâm bằng đồng cùng bộ sư tập liên quan đến tục ăn trầu của người Việt. | Bộ sưu tập bát đĩa có từ thế kỷ XIX – XX. |
|
Ông Cương tâm sự, khó khăn nhất vẫn là việc sưu tầm cổ vật. Trước đây, khi mới xây dựng ý tưởng thì ông bận bịu với công việc dạy học, hàng chục năm sau, khi nhàn rỗi hơn thì cổ vật ít và khó sưu tầm hơn.
“Đơn cử như chiếc chum có niên đại vài trăm năm đang trưng bày ngoài kia, tôi phải đi lại mất 10 lần mới mua được. Họ cũng quý cổ vật như mình nên để thuyết phục họ bán là cả một quá trình”.
 |
Khu vực trưng bày chum, cối đá nhìn từ trên cao. |
Tháng 7/2020, Bảo tàng Hoa Cương đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp Giấy phép hoạt động. Với ông Cương, đây là thành quả bước đầu ghi nhận những nỗ lực của bản thân. Sắp tới đây, ông sẽ tiếp tục lập các khu ẩm thực truyền thống, mở các chuyên đề trải nghiệm trên diện tích hàng héc-ta để phục vụ nhân dân.
“Tôi làm việc này xuất phát từ sứ mệnh của một nhà giáo. Mục đích của tôi phục sinh giá trị truyền thống để lưu giữ cho mai sau. Ngoài ra, tôi cũng mong muốn, bảo tàng sẽ trở thành một “trường học truyền thống” để các em học sinh đến tham quan, trải nghiệm và học hỏi” – Tiến sĩ Cương nói.
Lê Minh

Đằng sau thí nghiệm lạ với 2 lọ cơm của cô trò Vĩnh Phúc
Đề bài mà cô giáo Trần Thị Dung ra cho học sinh là: Cho cơm vào 2 cái lọ đặt xa nhau. Một lọ thường xuyên trút giận dữ hằn học. Một lọ nói lời yêu thương và chia sẻ niềm vui.
" alt=""/>Tiến sĩ văn học và 50 năm săn tìm 'báu vật' làng quê Việt

 |
|
Tại họp báo về ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020, VietNamNetđặt vấn đề thực tế nhiều học sinh, sinh viên có những dự án hay, được giải cao ở các cuộc thi song gặp phải khó khăn là không có vốn khi đi vào thực hiện hoặc chưa có môi trường để phát triển các dự án. Vậy, Bộ GD-ĐT có chính sách, giải pháp nào để hỗ trợ các học sinh, sinh viên?
Về điều này, ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho hay, ngay sau khi Thủ tướng ký quyết định ban hành Đề án 1665 “Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Bộ GD-ĐT đã phối hợp đề xuất nội dung để Bộ Tài chính ban hành Thông tư 126 về việc sử dụng ngân sách phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp của các cơ sở giáo dục.
“Với thông tư này, các hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trở thành một hoạt động bắt buộc, bền vững của các nhà trường. Hiện, ngành GD-ĐT chỉ đạo công tác khởi nghiệp là một hoạt động chuyên môn của các cơ sở giáo dục chứ không phải chỉ là một phong trào”, ông Linh nhấn mạnh.
Theo đó, các nhà trường sẽ thành lập các quỹ để hỗ trợ cho các nhóm tham gia các câu lạc bộ, không gian nghiên cứu chung. Cùng đó, có hình thức kêu gọi các doanh nghiệp bên ngoài hỗ trợ quỹ đó.
 |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh. |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho hay, cần phải có sự nâng đỡ để giúp những dự án tốt, đạt giải cao ở các cuộc thi và “không thể để dự án đạt giải rồi rơi vào quên lãng”.
Theo bà Minh, trong đề án 1665 về “Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” cũng nêu rất rõ về các giải pháp, trong đó có giải pháp về nguồn vốn. Các nhà trường cần xây dựng nguồn quỹ hỗ trợ khởi nghiệp từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng tạo ra những môi trường, không gian kết nối giữa các sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp ở các trường với doanh nghiệp. Ví dụ như Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020 diễn ra trong 2 ngày 21-22/12.
Thời gian qua, một số trường đại học cũng đã kết nối với các doanh nghiệp để tạo các cơ hội sân chơi và nguồn kinh phí cho các dự án tốt.
Đề xuất cho sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp tốt được vay vốn
GS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi cho rằng, vấn đề kinh phí cho các dự án cần sự quan tâm của cả Nhà nước, xã hội và doanh nghiệp thì mới có thể thành công, chứ không thể chỉ trông đợi từ ngân sách của Bộ GD-ĐT.
Ông Thụ cũng đề xuất Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ, với các sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp tốt có thể có cơ chế cho vay vốn để có thể triển khai dự án.
“Như vậy Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để có thể tạo ra một môi trường, không gian nghiên cứu khoa học cho sinh viên”, GS Thụ nói.
Còn ông Đỗ Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Nova (Novaedu) thì cho rằng câu chuyện về vốn với các dự án khởi nghiệp là rất quan trọng nhưng không phải tất cả hay là yếu tố quyết định. Cũng là một người từng khởi nghiệp từ lúc còn là sinh viên, ông Hùng cho rằng quan trọng nhất vẫn là chất lượng và tính khả thi của ý tưởng, dự án. Theo ông Hùng, nguồn vốn sẽ không phải là vấn đề quá khó khăn và đáng lo ngại nếu như các bạn trẻ cho thấy đó là một dự án khởi nghiệp triển vọng. Bởi thực tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp “chờ” có dự án tốt để đầu tư và theo đuổi.
Ông Hùng đưa lời khuyên, các bạn trẻ không nên đặt nặng vấn đề vốn rồi chùn bước, bởi có thể ý tưởng khởi nghiệp chưa thành công nhưng cái các em đạt được chính là con người với tinh thần và tư duy khởi nghiệp.
Thanh Hùng

Lộ diện quán quân cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2019
- Ngôi vị Quán quân cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2019 đã gọi tên Multi Glass – dự án thiết bị kính thông minh hỗ trợ người khuyết tật sử dụng máy vi tính.
" alt=""/>Đề xuất cho sinh viên vay vốn để khởi nghiệp