Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh máy tính và linh kiện cho biết, những năm trước thiết bị tản nhiệt bán rất chậm, nhiều nơi không nhập về bán do nhu cầu ít. Tuy nhiên vài năm gần đây, số lượng khách hàng quan tâm và hỏi mua thiết bị này đã tăng lên. Hiện nay hầu hết các cửa hàng kinh doanh máy tính, linh kiện máy tính đều có bán thiết bị này.
Giúp PC “hạ nhiệt” 12-15 độ
Đối với máy tính để bàn, có khá nhiều cách làm mát hệ thống máy, từ việc chọn case (vỏ máy) thích hợp đến việc gắn thêm quạt, gắn thanh nhôm tản nhiệt vào chip, lắp đặt hệ thống làm mát bằng nước và cả việc bố trí, sắp xếp lại các dây dẫn, cáp để không khí trong máy có thể lưu thông dễ dàng hơn.
Theo ông Lã Xuân Thắng, Phó Giám đốc Siêu thị Máy tính Đăng Khoa, để máy tính mát và bền, trước hết các sản phẩm, linh kiện bên trong máy phải tốt để ít tỏa nhiệt. Một chiếc máy tính tỏa nhiệt nhiều hay ít phụ thuộc vào các linh kiện bên trong như nguồn máy tính, chip, card màn hình. Chất lượng của vỏ máy cũng ảnh hưởng nhiều đến tính tỏa nhiệt. “Nếu mua vỏ máy loại làm bằng sắt, thép thì sức tỏa nhiệt không tốt. Vỏ máy làm bằng nhôm tỏa nhiệt tốt và nhanh hơn”, ông Thắng cho biết.
Vỏ máy làm bằng sắt lại có mức giá rẻ, chỉ 10-20 USD, trong khi đó vỏ máy tỏa nhiệt tốt có giá gấp 4-5 lần, khoảng 80-100 USD.
Tại cửa hàng máy tính ở 17 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), anh Nguyễn Hoàng Linh, quản lý cửa hàng, cho biết thường những người dùng máy tính đắt tiền, cấu hình cao sẽ có nhu cầu mua sắm thêm thiết bị làm mát máy tính.
" alt=""/>“Giải nhiệt” cho máy tínhTrước đó, tin đồn này từng được trang tin công nghệ MobiPicker đặt nghi vấn từ tháng 7. Quả thật, những mẫu iPhone 7 hiếm hoi lộ diện gần đây đều không còn nút Home vật lý, thay vào đó là phím dạng 3D Touch. Người dùng không cần dùng lực để nhấn lún xuống như trước, chỉ cần chạm nhẹ máy sẽ tự động mô phỏng lực nhấn và tiếp nhận thông tin. Tính năng này tương tự với Force Touch trên MacBook mới.
Một số người dùng chia sẻ, họ ưa thích khía cạnh xúc giác của nút Home vật lý trước kia, khi họ có thể thoải mái thực hiện các động tác như nhấn, thả, chạm… Với nút Home dạng 3D Touch, chúng ta sẽ không thể biết được đã nhấn nút hay chưa nếu không nhìn vào màn hình. Thậm chí, một vài ý kiến cho rằng Apple nên suy nghĩ lại và sản xuất nút bấm này bằng chất liệu thủy tinh như đối thủ Android.
James Vincent - phóng viên kỳ cựu của The Verge - chia sẻ anh từng được một công ty có trụ sở ở Cambridge mời trải nghiệm công nghệ tương tự với lời hứa hẹn sẽ tái tạo hoàn hảo cảm giác vật lý khi chạm vào màn hình cảm ứng. Kết quả không mấy ấn tượng.
Vincent thấy mình bị thuyết phục hơn khi sử dụng tính năng Force Touch trên chiếc MacBook của Apple. Hiệu ứng xúc giác khá chân thực. Hầu hết mọi người đều bị Force Touch đánh lừa khiến không phân biệt được sự khác nhau về mặt cảm giác giữa phím vật lý và phím ảo.
Tuy nhiên, về phía Vincent, anh cho rằng dù công nghệ có hiện đại cỡ nào, Force Touch vẫn không thể mô phỏng 100% cảm giác khi sử dụng Track Pad vật lý: “Tựa như bạn ấn nửa chừng rồi dừng lại vậy”.
" alt=""/>Vì sao Apple quyết định khai tử nút Home trên iPhone?Nguyên nhân gây nổ
Pin Lithium-Ion hiếm khi bị phồng hay phát nổ, nhưng nếu bị như vậy, có thể do hai nguyên nhân. Đầu tiên là do hiện tượng đánh thủng điện, có thể xảy ra khi chúng ta làm rơi điện thoại. Một vết nứt trong khối vật liệu pin mỏng giữa các tế bào pin có thể gây ra hiện tượng ngắn mạch, dẫn tới việc phá vỡ các tế bào và gây nổ. Ngoài ra, những loại pin rẻ tiền đôi khi bị lẫn một số hạt kim loại cực nhỏ bên trong, khi chúng tiếp xúc với các phần khác của tế bào pin, cũng có thể dẫn đến hiện tượng ngắn mạch.
Với chiếc Galaxy Note 7, Samsung và hàng loạt các báo cáo khác nhau cho thấy rằng vấn đề xẩy ra khi thiết bị đang sạc. Điều này sẽ dẫn đến nguyên nhân quan trọng thứ hai – nhiệt độ. Hiện tượng quá nhiệt cũng có thể phá vỡ các tế bào trong viên pin, dẫn đến hiện tượng ngắn mạch. Tuy nhiên, điều này chỉ thường xảy ra với nhiệt độ rất cao, hoặc trừ khi viên pin bị lỗi. Sạc quá mức cũng có thể là một vấn đề, do nó sẽ làm pin nhận nhiều điện hơn mức an toàn bình thường, và làm cho chúng bị quá nhiệt.
![]() |
Hình ảnh Galaxy Note 7 cháy nổ. |
Quá nhiều nhiệt trong một khu vực nào đó của viên pin có thể dẫn đến tình trạng “thoát nhiệt.” Điều này xảy ra khi một khu vực nào đó của viên pin không thể hạ nhiệt đủ nhanh, dẫn đến một phản ứng phá vỡ dây chuyền, gây ra ngày càng nhiều nhiệt hơn. Nói cách khác, quá nhiệt gây ra một phản ứng làm đẩy nhanh quá trình tăng nhiệt. Cuối cùng, nó sẽ dẫn đến pin bốc cháy hoặc phát nổ.
Thông thường, các viên pin chất lượng cao sẽ bao gồm cả các tính năng an toàn, có thể ngăn chặn các phản ứng nguy hiểm như trên. Tuy nhiên, Samsung cho biết rằng họ đã mua các viên pin từ nhiều nhà cung cấp bên ngoài, và có lẽ một vài sản phẩm trong số họ có xu hướng dễ bị lỗi hơn.
Sạc pin và nhiệt
Có một số khả năng gây ra hiện tượng quá nhiệt bên trong và xung quanh viên pin của smartphone hiện đại. Sự phát triển của công nghệ sạc nhanh đang làm tăng thêm cường độ dòng điện khi sạc cho smartphone, và việc trao đổi năng lượng luôn sản sinh ra nhiệt lượng. Càng nhiều năng lượng, nhiệt lượng càng cao.
Trong khi một phần nhiệt này sẽ mất đi trong bản thân viên pin, một phần nhiệt khác sẽ mất đi trong quá trình chuyển đổi năng lượng khi sạc nhanh và mạch quản lý năng lượng, vốn thường nằm cạnh viên pin. Điều này sẽ làm cho một đầu của viên pin sẽ có nhiều nhiệt hơn đầu còn lại.
" alt=""/>Pin điện thoại cháy nổ, làm gì để bảo vệ bản thânFacebook ngày 29/6 tuyên bố máy bay không người lái Aquila đã hạ cánh thành công sau chuyến bay thử nghiệm thứ hai, theo Tech Crunch. Chiếc máy bay đáp xuống mặt đất sau 1 giờ 46 phút bay ở độ cao trên 900 mét.
Đây là lần thử nghiệm thành công thứ hai của Aquila. Trong lần thử nghiệm đầu tiên, chiếc máy bay gặp sự cố ảnh hưởng đến quá trình hạ cánh, kéo theo một cuộc điều tra của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ.
Aquila nằm trong dự án của Facebook nhằm sử dụng máy bay không người lái chạy bằng năng lượng Mặt Trời để cung cấp Internet tới nhiều khu vực hẻo lánh và hiểm trở trên thế giới.
" alt=""/>Máy bay phát Internet của Facebook thử nghiệm thành công lần hai