
Riêng với tổng đài 1022 của Hà Nội, tính từ 12h ngày 23/9 đến 12h ngày 24/9, tổng đài đã tiếp nhận 623 cuộc gọi liên quan đến công tác phòng, chống Covid-19, trong đó số cuộc đáp ứng là 379, đạt 60,83%.
Sở TT&TT đã giải đáp, xử lý, tư vấn 357 cuộc và chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 22 cuộc. Tổng số cuộc gọi đi chăm sóc sức khỏe chủ động (đối với nhánh 3) là 47 cuộc gọi đi thành công; và số người được tư vấn, chăm sóc F0 là 47.
Cập nhật tình hình khai báo y tế, theo dõi truy vết các ca nhiễm, ca nghi nhiễm dịch, Sở TT&TT thành phố cho hay, tính đến ngày 23/9, Hà Nội có tổng số 8.117.734 tờ khai báo y tế trên hệ thống phần mềm. Trong đó, số tờ khai trong ngày 23/9 là 136.989, tăng 48.891 tờ khai so với ngày trước đó.
Cũng trong ngày 23/9, toàn thành phố Hà Nội đã có tổng cộng 515 người khai báo ho sốt khó thở, tăng 11 trường hợp so với ngày trước đó, bao gồm 235 người khai báo ho, sốt qua ứng dụng Bluezone và 280 người khai báo ho, sốt qua trang tokhaiyte.vn.
Mỗi ngày có 200.000 lượt quét QR ghi nhận vào ra các địa điểm
Đáng chú ý, theo thống kê của Sở TT&TT Hà Nội, trong ngày 23/9, số lượng điểm quét mã QR được tạo mới đã tăng vọt, với 49.426 điểm. Số điểm thường xuyên quét mã QR trên địa bàn thành phố trong 7 ngày gần đây là 41.289 điểm; trung bình mỗi ngày có khoảng 200.000 lượt quét QR.
Với việc có thêm 49.426 điểm trong ngày 23/9, tổng số địa điểm quét mã QR tính đến chiều ngày 23/9 đã là 358.726. Trong đó, Quốc Oai là huyện tạo nhiều điểm quét mã QR nhất trong 7 ngày qua, với 42.765 điểm. Các quận, huyện có nhiều lượt quét nhất gồm có Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Thanh Trì và Thanh Oai.
Tuy nhiên, số liệu của Sở TT&TT Hà Nội cũng cho thấy, hiện vẫn còn 27 xã trên địa bàn 11 huyện không có lượt quét mã QR phát sinh trong ngày.
![]() |
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho biết sẽ kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động với các cơ sở không thực hiện tạo điểm quét mã QR để quản lý thông tin người vào ra (Ảnh minh họa) |
Trước đó, kết luận cuộc giao ban trực tuyến ngày 22/9 giữa Sở chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố với Sở chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã yêu cầu: Các địa phương cần tiếp tục duy trì chốt kiểm soát tại khu dân cư để nắm tình hình. Chỉ thị 22 ngày 20/9 của UBND thành phố đã nêu rõ các quận, huyện, thị xã phải triển khai nghiêm túc, tăng cường giám sát, hậu kiểm, xử lý các trường hợp vi phạm; nhất là tại các trung tâm thương mại, cửa hàng, dịch vụ trong trung tâm thương mại chỉ được hoạt động theo đúng danh mục tại Chỉ thị và đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, phải có quét mã QR. Cơ sở nào vi phạm thì kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động.
Cũng trong ngày 22/9, Sở TT&TT Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc đề nghị các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và Thành đoàn Hà Nội đẩy mạnh triển khai nền tảng khai báo y tế điện tử, quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR.
Tại văn bản này, cùng với đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo quyết liệt việc khai báo y tế điện tử và quét mã QR để kiểm soát người vào ra các địa điểm, Sở TT&TT Hà Nội cũng đề nghị Công an thành phố yêu cầu các đơn vị trực thuộc và công an các cấp phối hợp cùng chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc triển khai đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có tạo mã QR địa điểm và quét mã QR.
“Đối với trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở dịch vụ… trên địa bàn quản lý không thực hiện tạo mã QR địa điểm, đã liên hệ nhắc nhở quá 3 lần vẫn không thực hiện thì phối hợp với chính quyền địa phương yêu cầu tạm dừng hoạt động cho đến khi tạo xong QR địa điểm và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định”, công văn của Sở TT&TT thông tin.
Khai báo y tế điện tử, quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR là 1 trong 3 nền tảng công nghệ được Bộ Y tế và Bộ TT&TT chọn triển khai thống nhất trong phòng chống dịch Covid-19 trên toàn quốc. Giải pháp này thời gian qua đã được Hà Nội quyết liệt triển khai, góp phần đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới, nới lỏng nhiều hoạt động sau gần 2 tháng áp dụng biện pháp giãn cách xã hội." alt=""/>Hà Nội có thêm hơn 49.400 điểm quét mã QR chỉ trong 1 ngàyOnMeeting là giải pháp tích hợp giữa thiết bị phần cứng OnMeeting OMT-10 và ứng dụng họp trực tuyến đa nền tảng do FPT Telecom phát triển, trong bối cảnh nhu cầu học tập, làm việc trực tuyến tăng cao như hiện nay.
Với đầy đủ các tính năng tương tác trực tuyến cần thiết như: trình chiếu và chia sẻ tài liệu, chia sẻ màn hình, ghi hình, quản lý, chat, bảng trắng… OnMeeting cho phép thực hiện các cuộc họp trực tuyến với số lượng lên tới 200 điểm cầu đồng thời trong một phòng đối với gói Cơ bản. Con số này có thể tăng đến 1000 điểm cầu, tùy theo nhu cầu của người dùng.
Theo thông tin từ nhà phát triển, thiết bị phần cứng OnMeeting OMT-10 mà FPT Telecom cung cấp sở hữu nhiều tính năng thông minh như tự động chuyển khung hình sang hình ảnh người nói bằng thuật toán nhận diện khuôn mặt và vùng âm phát; camera góc rộng 122 độ có khả năng zoom xa 5x; công nghệ tự động tạo khung hình, giúp các cuộc họp video rõ ràng và thông minh hơn.
Đặc biệt là khả năng giao tiếp không dây, cho phép 4 thiết bị cùng chia sẻ trên một màn hình hiển thị. Điều này giúp các thành viên trong cuộc họp nhóm dễ dàng chia sẻ ý tưởng, hình ảnh và dữ liệu với nhau, tiết kiệm thời gian, giữ cho mạch của cuộc họp diễn ra liên tục.
Thiết bị phần cứng |
Về lợi thế phần mềm, FPT Telecom đã xây dựng lõi của OnMeeting cho riêng thị trường Việt Nam. Chính vì thế, việc routing và sử dụng ứng dụng được ưu tiên về mặt băng thông và kết nối. Thêm vào đó, FPT Telecom có đội ngũ hỗ trợ trên cả nước, mang đến sự trợ giúp cần thiết qua nhiều hình thức xuyên suốt 24/7.
Giải pháp OnMeeting có độ bảo mật cao, được đảm bảo bằng tính năng mã hoá trước truyền dẫn, xác thực người dùng và mật khẩu phòng. Với hệ thống bảo mật đa lớp này, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, không phải lo ngại các vấn đề mất an ninh khi họp trực tuyến như: bị lộ nội dung cuộc họp hay có người lạ xâm nhập phòng họp, như một số giải pháp nước ngoài gặp phải.
Theo FPT Telecom, giải pháp OnMeeting giúp truyền tải luồng công việc một cách thống nhất, nhanh gọn trên duy nhất một nền tảng. Nhờ đó, dù doanh nghiệp hoặc tổ chức có quy mô hàng nghìn người, việc triển khai và vận hành vẫn diễn ra dễ dàng.
Với người dùng cá nhân, OnMeeting đặt sự tiện lợi và kết nối thông suốt lên hàng đầu. Phần mềm OnMeeting có giao diện thân thiện, được tối ưu cho các thao tác của người dùng. Phần mềm hoạt động trên cả máy tính và thiết bị di động, hiện có sẵn trên toàn bộ các hệ điều hành phổ biến Windows, Mac OS, iOS, Android. OnMeeting còn có thể kết nối với các hệ thống MCU, thiết bị Video Conference chạy SIP/H323 trên thị trường như Cisco, Polycom, Aver.
Ông Hoàng Việt Anh, TGĐ FPT Telecom cho biết: "OnMeeting là sản phẩm chiến lược của Công ty TNHH Viễn thông Quốc tế FPT trong năm 2021. OnMeeting ra đời dựa vào sự tổng hòa và đúc kết kinh nghiệm về tất cả những yếu tố mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam cần trong hội họp trực tuyến, ở thời điểm chuyển đổi số đang là mắt xích lớn nhất để mỗi doanh nghiệp tồn tại”.
Các gói OnMeeting hỗ trợ nhu cầu học tập và làm việc trực tuyến ở những quy mô và yêu cầu khác nhau. Dịch vụ hỗ trợ lắp đặt nhanh, linh hoạt, được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia công nghệ và kỹ thuật viên hàng đầu tại Việt Nam. FPT Telecom cũng cung cấp chính sách đổi trả, bảo hành thiết bị nhanh chóng trong vòng 24 giờ.
Duy Vũ
Nhận định nền tảng họp trực tuyến eMeeting của AIC và Bkav là sản phẩm mang nhiều khát vọng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, đó là khát vọng làm chủ công nghệ và vượt qua cái bóng của những ông lớn công nghệ trên thế giới.
" alt=""/>Giải pháp họp trực tuyến OnMeeting ưu tiên băng thông và kết nối tại Việt NamTheo kết quả tổng điều tra mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia, bữa ăn của người Việt giàu thịt cá nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Thiếu vi chất sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến phụ nữ mang thai và sự phát triển của trẻ.
![]() |
Giai đoạn cần bổ sung i-ốt nhiều nhất là 6 tháng đầu thai kỳ và trẻ sau sinh đến khi 3 tuổi |
Giai đoạn trước 2005, có trên 90% hộ gia đình VN sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh, đáp ứng đủ ngưỡng yêu cầu theo chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên trong 3 năm kế tiếp, khi dừng chương trình mục tiêu, độ bao phủ giảm còn 70%, nồng độ i-ốt bổ sung vào khẩu phần ăn cũng bị giảm. Đến 2011, tỉ lệ này chỉ còn trên 45%.
Chú ý 6 tháng đầu mang thai và trẻ đến 3 tuổi
Unicef nhấn mạnh, i-ốt là vi chất rất cần thiết cho hoạt động chính xác của tuyến giáp. Khi lượng i-ốt ăn vào giảm xuống dưới mức khuyến cáo, tuyến giáp có thể không còn khả năng tổng hợp đủ lượng hormone, gây ra các tác động lên não đang phát triển của trẻ sơ sinh và các tác hại khác.
Giai đoạn quan trọng nhất liên quan đến sự thiếu hụt i-ốt là từ thời điểm 6 tháng đầu thai kỳ và sau sinh đến khi 3 tuổi. Đặc biệt ở tuần 12 của thai kỳ, thai nhi cần i-ốt để tổng hợp hormone tuyến giáp.
Do đó, phụ nữ mang thai luôn được chọn là nhóm can thiệp ưu tiên của các chương trình phòng chống thiếu i-ốt. Thiếu i-ốt trong thời kỳ mang thai dẫn đến hậu quả suy giảm phát triển không thể phục hồi ở não bộ của trẻ.
Ths.BS Trần Khánh Vân, Phó khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia nhấn mạnh thêm, chế độ thiếu i-ốt sẽ khiến chỉ số thông minh của đứa trẻ giảm 10% so với những đứa trẻ được bổ sung đủ.
![]() |
TS.BS Cao Thị Hậu |
Phân tích sâu thêm, TS.BS Cao Thị Hậu, Hội Dinh dưỡng VN cho biết, i-ốt là vi chất cần thiết để tổng hợp hormone tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu i-ốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ.
Ngoài ra, i-ốt còn giúp duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai.
Ở phụ nữ mang thai, thiếu i-ốt có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non. Khi mẹ thiếu i-ốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn hoặc gặp các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác.
Trẻ bị thiếu i-ốt cũng sẽ chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nghễnh ngãng, học kém.
Nhu cầu i-ốt ở trẻ em theo khuyến nghị từ 90-120 mcg/ ngày, người lớn từ 150cmg. Các rối loạn do thiếu i-ốt hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài muối i-ốt, các thực phẩm giàu i-ốt là các loại cá biển, rong biển, rau dền, rau cải xoong, tảo…
Kẽm là vi chất rất quan trọng nhưng 70% trẻ em VN dưới 5 tuổi bị thiếu mức nặng, ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ và chiều cao của trẻ.
" alt=""/>Con bạn sẽ giảm 10% thông minh, đần độn nếu thiếu i