Nhiều người dân chủ quan thời tiết lạnh mùa Đông - Xuân không có muỗi nhiều, tuy nhiên chính đặc điểm khí hậu mưa phùn, nồm của Bắc Bộ và phía Bắc của Trung Bộ lại là điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sôi, phát triển.
Nguy cơ dịch SXH tại miền Bắc tăng cao trở lại
Theo báo cáo kết quả công tác phòng chống dịch bệnh năm 2015 và kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2016 của Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2015, Việt Nam ghi nhận hơn 88.000 trường hợp mắc SXH tại 58 tỉnh. Riêng tại Hà Nội ghi nhận hơn 15.000 trường hợp mắc SXH (tăng hơn 1.800 ca so với năm 2014) nhưng không có ca tử vong.
Lý giải vì sao có hiện tượng SXH tăng mạnh trong thời gian qua, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương - TS.Nguyễn Văn Kính cho biết: “Những thay đổi về môi sinh, lối sống và khí hậu, cùng với vệ sinh môi trường không được đảm bảo đã tạo nhiều cơ hội cho muỗi vằn gây bệnh sinh sôi và phát triển”.
Hiện nay, ở khu vực phía Bắc, bệnh vẫn có nguy cơ lan rộng và tăng cao trở lại. Đa phần người dân cho rằng thời điểm giao mùa đông-xuân thường không có muỗi do tiết trời lạnh và không mưa nhiều. Tuy nhiên, quan niệm này là chưa chính xác. Đặc điểm khí hậu Bắc Bộ và phía Bắc của Trung Bộ nước ta vào thời gian này thường có những đợt không khí lạnh ngắn ngày đi kèm mưa phùn, nồm khiến môi trường ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển.
“Ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, dịch SXH có nguy cơ gia tăng từ tháng 3 đến tháng 11”, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y Tế khuyến cáo.

|
|
Diệt trừ muỗi khi thời tiết giao mùa
Ngay từ đầu năm 2016 ngành Y tế tiếp tục khuyến cáo các biện pháp phòng chống SXH bằng việc diệt trừ muỗi ngay tại môi trường sống cho người dân như:
- Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, đặc biệt là các vùng quê, nông thôn và các khu trọ của sinh viên, công nhân hay chứa nước trong bể, thau, chậu….
- Khi nền nhà hay tường nhà đổ mồ hôi phải mở rộng cửa sổ, cửa ra vào cho thoáng khí.
- Lau chùi khô ráo những nơi ẩm ướt.
- Đối với những gia đình trồng cây cảnh trong nhà hay có sân vườn, cần phun thuốc trừ muỗi đồng loạt.
- Bà con Miền Bắc thường cho rằng tháng 3 trời lạnh không có muỗi nên ngủ không cần mắc màn. Đây là suy nghĩ chủ quan, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Thời gian này muỗi hay cư trú nơi bóng tối, ẩm thấp; cần đặc biệt chú ý bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt.
Chủ động phòng muỗi đốt cho trẻ
Trẻ em là đối tượng dễ bị muỗi tấn công và dễ bị mắc SXH do sức đề kháng còn non yếu. Khi trẻ bị muỗi đốt, chúng thường sưng và ngứa nhiều hơn ở người lớn vì người lớn sau nhiều lần bị muỗi đốt đã “thích ứng” hơn, nên hệ miễn dịch phản ứng ít nghiêm trọng hơn so với trẻ em. Vì vậy ngoài các biện pháp diệt trừ muỗi tại môi trường sống, cần chủ động bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt bằng cách: vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo cho trẻ hàng ngày, cho trẻ chơi nơi thoáng mát, mặc quần áo dài, mắc màn khi đi ngủ...
Bên cạnh đó cần sử dụng các sản phẩm phòng muỗi đốt ở những vùng da hở cho trẻ. Hiện nay, các sản phẩm dạng xịt hoặc thoa có chứa thành phần Diethyltoluamide (DEET) đang rất được ưa chuộng trên thị trường.
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và Viện Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), DEET được chứng nhận an toàn và hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi. Ngoài ra, DEET không phải là hóa chất diệt muỗi mà chỉ có tác dụng làm che kín các chất có mùi rất hấp dẫn, thu hút muỗi do da con người tiết ra. Sử dụng sản phẩm chống muỗi với nồng độ DEET từ 10 - 30% giúp xua đuổi muỗi hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
Ngọc Hà
" alt=""/>Chủ động phòng dịch sốt xuất huyết Xuân 2016
Tai biến mạch máu não theo Y học cổ truyền thuộc phạm trù trúng phong. Ngoài việc điều trị bằng Y học hiện đại hoặc Y học cổ truyền, các bài thuốc chữa trị bằng ăn uống cũng có tác dụng hỗ trợ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, qua khỏi cơn nguy hiểm, giảm bớt biến chứng, di chứng.Bài 1:Dùng 50g con trai, 50g con hàu, cho 100g gạo tẻ vào nước trai, hàu nấu thành cháo, ăn mỗi ngày 2 lần. Điều trị có hiệu quả chứng huyết áp tăng tai biến mạch máu não, nhức đầu chóng mặt, gan dương thịnh. Chú ý những người mắc chứng hư hàn không được dùng.
Bài 2: Hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu cháo, khi cháo chín, cho 15g bột hoa cúc vào quấy đều, đun sôi vài phút là được, ăn vào hai bữa sáng, chiều. Hoặc có thể lấy mầm cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo tẻ, nấu thành cháo để ăn cũng được. Món cháo này phù hợp với những người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Chú ý những người cao tuổi, tỳ hư, đái đường không được dùng.
Bài 3: Nhân quả đào 12g, thảo quyết minh 12g, tất cả sắc kỹ, cho vào ít mật ong quấy đều. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng tăng huyết áp, tắc mạch máu não. Muốn sử dụng bài này cần được khám và chẩn đoán đầy đủ. Không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não.
Bài 4: Hoàng kỳ 15g, bạch thược sao vàng và quế mỗi thứ 15g, gừng tươi 15g, sắc kỹ, lấy nước bỏ bã. Lấy 100g gạo tẻ, 4 quả táo tầu, nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho nước thuốc vào quấy đều, mỗi ngày ăn 1 lần. Chữa di chứng sau tai biến mạch máu não (sau khi trúng phong, khí huyết đều hư, liệt nửa người, chân tay teo mềm không hoạt động được, lưỡi thâm, bựa lưỡi trắng, mạch vi hoạt…). Điều trị liên tục sẽ có hiệu quả, những người huyết áp không cao, xuất huyết não đã dừng, khám chẩn đoán tắc mạch não có thể dùng bài thuốc này.
Bài 5: Hoàng kỳ 10g, táo tầu 10 quả, đương qui 10g, kỷ tử 10g, thịt lợn nạc 100g thái lát. Tất cả cho vào ninh nhừ, cho ít gia vị, ăn thịt uống nước. Bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như teo chân tay, tê liệt, bán thân bất toại… Chú ý những người mắc chứng ngoại cảm nóng, gan dương đều thịnh thì không được dùng bài thuốc này.
Bài 6:Kỷ tử 30g, mạch môn đông 30g, sắc lấy nước uống thay nước chè, uống hết trong ngày. Chữa trị các chứng sau trúng phong như nhức đầu chóng mặt, nhìn không rõ, huyết áp tăng, mặt đỏ phừng phừng. Chú ý những người mắc bệnh chứng hư hàn, ỉa lỏng không được dùng bài thuốc này.
Bài 7:Thiên ma 100g, não lợn một bộ làm sạch cho vào bát, đổ nước vừa đủ, hấp cách thủy. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần chữa bán thân bất toại do tai biến mạch não.
Bài 8:Vừng đen hòa với đường: Mỗi lần dùng 2 thìa vừng đen đã rang chín, hòa một ít đường trắng, quấy đều, uống với nước sôi, có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, chữa bán thân bất toại.
BS. Thu Hương (Theo SK&ĐS)
Mắc tiểu đường chẳng cần ăn kiêng" alt=""/>8 món ăn cho người tai biến mạch máu não