ừngnhậnđơnhàyamal
.
ừngnhậnđơnhàyamalừngnhậnđơnhàyamal
.
ừngnhậnđơnhàyamalKhoảng 5 năm trước, sau giờ làm, gần như anh đều "đóng khung" hình ảnh với các cuộc nhậu với đối tác, khách hàng, bạn bè... Những cuộc nhậu khiến anh thường xuyên cảm thấy "như bị ốm".
Dịch Covid-19 khiến anh quan tâm hơn đến sức khỏe và bắt đầu chạy bộ. Sau một thời gian, chạy bộ đã mang đến "phiên bản tốt hơn" cả sức khỏe lẫn tinh thần và trở thành thói quen thường ngày của anh. Tham gia cộng đồng và câu lạc bộ (CLB) công ty, gặp gỡ nhiều thành viên có thâm niên chơi thể thao qua các giải đấu, anh Phương được nghe và truyền cảm hứng về hành trình chơi nhiều môn phối hợp nên quyết định tập thêm bơi lội.
Anh Phương thường xuyên duy trì thói quen bơi - chạy (Ảnh: DNSE).
Sau 4 năm tập luyện, anh Phương giờ là vận động viên (VĐV) có tiếng trong nội bộ DNSE, từng góp mặt ở các giải đấu nhiều môn phối hợp khắp Việt Nam. Theo anh, sức hút của hai môn phối hợp nằm ở sự đa dạng. Chạy bộ giúp rèn luyện đôi chân khỏe, ý chí bền bỉ không bỏ cuộc; còn bơi lội giúp đôi tay, hông trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn. Hơn hết, việc duy trì thói quen thể thao giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, đủ duy trì hiệu suất công việc tốt trong môi trường tài chính cần sự chính xác, kỷ luật và tập trung cao độ.
"Thể thao dạy tôi sự kiên trì, kỷ luật, cũng là nền tảng giúp cho công việc tốt hơn", Trưởng phòng khách hàng cao cấp DNSE khẳng định.
Aquathlon trở thành trào lưu ở nhiều công sở (Ảnh: DNSE).
Từ những "hạt nhân" ban đầu như anh Phương, nhiều thành viên khác của DNSE cũng bắt đầu tìm đến aquathlon. Phần lớn họ là vận động viên chạy bộ (runner), muốn tìm kiếm thử thách mới, làm phong phú trải nghiệm bản thân.
Không chỉ tại DNSE, tập luyện hai môn phối hợp gần đây trở thành trào lưu tại nhiều công sở. Thanh Luật, 27 tuổi, nhân viên truyền thông tại TPHCM cũng bắt đầu chơi hai môn phối hợp khoảng nửa năm. Trước đây, anh chỉ duy trì chạy bộ khoảng 5-10 km mỗi ngày. Cuối 2023, anh thấy vài đồng nghiệp đăng ký tham gia bơi - chạy tại giải DNSE Aquaman Vietnam - Phan Thiết nên tò mò, tìm hiểu.
"Hầu hết đồng nghiệp đều nhận xét vừa bơi vừa chạy thú vị hơn, tạo cảm giác thách thức nhưng cũng sảng khoái khi chinh phục thành công. Thế là họ rủ tôi cùng tập", Luật nói.
Tuần hai ngày, Luật cùng đồng nghiệp đến bể bơi gần công ty sau giờ làm. Sáng sớm, anh tranh thủ chạy 30 phút - 1 tiếng. Nhân viên 27 tuổi cho rằng chơi nhiều môn giúp tránh cảm giác nhàm chán vì mỗi ngày đều có thách thức, mục tiêu mới. Sau nửa năm tập luyện, anh quyết định lần đầu tham gia cự ly bơi 500m, chạy 5km tại DNSE Aquaman Vietnam ngày 1/12 tới.
DNSE Aquaman Vietnam là sân chơi hàng đầu của bộ môn phối hợp bơi - chạy.
Aquathlon hay bơi - chạy trở nên phổ biến ở Việt Nam trong khoảng 3 năm qua. Số lượng người tham gia tăng đều theo từng năm vì nhiều lý do. Đầu tiên là bộ môn này giúp phát triển toàn diện các nhóm cơ, rèn luyện sức mạnh, tốc độ, vóc dáng. Thứ hai, chơi aquathlon đỡ tốn kém hơn triathlon vì người tham gia không cần mua xe đạp, cũng không gặp bất tiện khi phải mang xe đạp theo nhiều nơi mỗi lần thi đấu.
Với dân văn phòng, aquathlon cũng có nhiều sức hút. Theo các VĐV, bộ môn này dễ chơi vì chỉ cần đầu tư đôi giày chạy, đồ bơi, kính bơi. Thời gian tập luyện có thể ngay sau lúc tan ca hoặc đầu ngày. Với người ở trong các khu chung cư, việc chơi aquathlon thuận tiện hơn vì đa số các địa điểm này có sẵn đường chạy bộ và hồ bơi. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, aquathlon cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng sự tập trung, bền bỉ.
Cầu nối gắn kết văn hóa doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch HĐQT DNSE, cũng là một thành viên năng nổ của phong trào bơi - chạy, hoạt động trong lĩnh vực tài chính có đôi phần khô khan, nhưng đội ngũ nhân viên DNSE luôn duy trì tinh thần thoải mái, năng lượng, sự năng động, sáng tạo nhờ thể thao.
DNSE có phong trào thể thao sôi nổi.
Ông Giang chia sẻ: "Thể thao đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của DNSE để duy trì một môi trường làm việc trẻ trung, làm hết sức, chơi hết mình. DNSE Aquaman Vietnam hay các giải thể thao nội bộ đã giúp nhân viên gắn bó với công ty và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp một cách rất tự nhiên. Khi tham gia đồng tổ chức DNSE Aquaman Vietnam, lãnh đạo công ty mong muốn lan tỏa phong trào trong cộng đồng, thúc đẩy tinh thần nỗ lực, dám dấn thân trong thể thao cũng như mọi khía cạnh cuộc sống".
Tới đây, DNSE Aquaman Vietnam 2024 tổ chức tại Hồ Tràm ngày 1/12 dự kiến thu hút 2.000 người. Trong đó, rất nhiều hội, nhóm, người tham gia là dân văn phòng, nhiều người lần đầu thử sức hai môn phối hợp. Với sự phát triển của phong trào này, người yêu thể thao, các runner có thêm sân chơi thử thách bản thân, gắn kết và lan tỏa đam mê aquathlon với cộng đồng.
" alt=""/>Bộ môn phối hợp bơiBước vào trận bán kết hạng dưới 60kg, Quang Huy sẽ gặp võ sĩ Lương Văn Minh (Ninh Thuận). So về khả năng, trình độ và kinh nghiệm của Quang Huy, Lương Văn Minh còn tỏ ra khá non nớt. Vì thế giới chuyên môn dự đoán có khả năng đối thủ sẽ bỏ cuộc vì trình độ quá chênh lệch.
Trong khi đó nhà vô địch SEA Games 32 môn Kun Khmer Triệu Thị Phương Thủy cũng sẽ bước vào thi đấu bán kết vào hôm nay. Phương Thủy sẽ gặp võ sĩ Lê Ngọc Phương Nghi (TPHCM) hạng dưới 54kg. Trước đó Phương Thủy đã có chiến thắng áp đảo 3-0 trước võ sĩ chủ nhà Ngô Thị Xuân Mai. Ngày 9/9, các trận chung kết của giải đấu sẽ được tổ chức.
Trước đó cũng trong khuôn khổ giải đấu này, Liên đoàn Kickboxing Việt Nam đã tổ chức Gala kỷ niệm 15 năm Kickboxing du nhập và phát triển tại Việt Nam và ký hợp đồng hợp tác toàn diện với Công ty TNHH AC Productions (Vietnam Interior).
Lễ ký kết hợp tác (Ảnh: TS).
Theo Chủ tịch HĐTV Vietnam Interior Trần Anh Cường, ngoài việc tài trợ kinh phí, Vietnam Interior sẽ hợp tác toàn diện cùng Liên đoàn Kickboxing Việt Nam trong việc tổ chức thi đấu, tổ chức sự kiện, các công tác marketing... nhằm phát triển phong trào Kickboxing rộng khắp cả nước.
Giải đấu do Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Kickboxing Việt Nam tổ chức từ ngày 3/9 đến 10/8 được xem là cơ hội cho các VĐV trong cả nước có dịp cọ xát, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, qua đó giúp các đơn vị tuyển chọn ra những nhân tố xuất sắc để bồi dưỡng trong tương lai.
Giải cũng là dịp để các VĐV tại các địa phương trải nghiệm, khám phá những nét văn hóa đặc sắc, những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Gia Lai. Đồng thời là một trong những hoạt động chào mừng Ngày thể thao ASEAN khi năm 2024-2025, Việt Nam đảm nhận vai trò chủ trì ASEAN về thể thao trong Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
Giải đấu khẳng định sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm, góp phần thúc đẩy kết nối, hợp tác và xây dựng Cộng đồng ASEAN tốt đẹp, phát triển bền vững hơn. Sự kiện cũng hướng tới Kế hoạch chiến lược sau 2025 của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.
" alt=""/>Võ sĩ Nguyễn Quang Huy đánh bán kết giải Kickboxing toàn quốcDjokovic quỳ xuống sân, bật khóc ăn mừng chiến thắng (Ảnh: Reuters).
Thế nhưng, cả đời Djokovic luôn chạy theo tấm HCV Olympic. Ngay cả thời khắc sung mãn nhất, tay vợt sinh năm 1987 không thể chinh phục được đỉnh cao này. Nói vậy để thấy nó có ý nghĩa như thế nào đối với Nole.
Cuối cùng, sau 2 giờ 50 phút nghẹt thở tại sân Philippe-Chatrier hôm qua, Nole đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Đỉnh cao cuối cùng ở Olympic đã được anh chinh phục một cách xuất sắc, trong trận đấu với đối thủ kém anh tới 16 tuổi và đang ở độ tuổi sung mãn nhất, đó là Carlos Alcaraz.
Sau khi giành HCV Olympic, Nole đã quỳ xuống mặt sân, giơ hai tay lên trời rồi bật khóc. Sau đó, anh giơ cao lá cờ Serbia, rồi chạy lên khán đài trao nụ hôn cho cô vợ Jelena và con gái 6 tuổi Tara.
Ngay cả người đàn ông đã trải qua hàng trăm cuộc chiến, anh cũng không thể kìm lòng trước vinh quang muộn màng này. Nó giống như việc được giải thoát khỏi nỗi ám ảnh đã theo đuổi Djokovic trong suốt 20 năm qua. Hãy nhìn cái cách Nole hôn ngấu nghiến tấm HCV Olympic, chúng ta mới hiểu rõ nỗi lòng của tay vợt vốn luôn ngạo nghễ này.
Djokovic hôn ngấu nghiến tấm huy chương vàng Olympic, danh hiệu lớn duy nhất anh còn thiếu trong sự nghiệp (Ảnh: Getty).
Rất nhiều năm sau này, khi kể về những chiến tích trong sự nghiệp vĩ đại của mình, Djokovic hẳn sẽ nói rất nhiều về tấm HCV Olympic Paris. Lần đầu tiên trong cuộc đời, anh đã "đền đáp" đất nước Serbia bằng một danh hiệu cụ thể. Trong những giọt nước mắt hạnh phúc, Nole tâm sự: "Việc mang tấm HCV về cho đất nước Serbia là thành tựu vĩ đại nhất trong sự nghiệp của tôi".
Đáng chú ý, tay vợt người Serbia đã gặt hái được thành công khi tất cả nghĩ rằng mọi cánh cửa đã đóng lại với anh. Chỉ hai tháng trước, cũng tại sân Philippe-Chatrier, Nole đã bị rách sụn chêm và buộc phải rút lui khỏi vòng 4 Roland Garros.
Chấn thương ấy tưởng chừng là dấu chấm hết cho sự nghiệp của Djokovic. Sau đó, anh đã cố gắng lết vào trận chung kết Wimbledon nhưng đã khuất phục trước sức trẻ của Carlos Alcaraz.
Thế nhưng, chỉ khi bị đẩy vào thời khắc gian nan nhất, phẩm chất của kẻ chinh phục mới được Nole thể hiện. Không khó để nhận ra rằng Djokovic phải nén đau để chinh chiến ở Olympic 2024. Anh tập tễnh và thường xuyên tỏ ra đau đớn. Nguyên nhân là bởi Nole quyết định không phẫu thuật hoàn toàn chấn thương sụn chêm.
Cuối cùng, Nole đã mang về vinh quang cho đất nước Serbia (Ảnh: Getty).
Tay vợt này đã đeo đai ở đầu gối trong suốt Olympic 2024 vì phải mang nẹp ở đầu gối trong nhiều tuần. Chính vì vậy, đừng ngạc nhiên khi Nole không còn cố gắng "cứu bóng tới chết" như trước đây. Lần đầu tiên, người ta thấy tay vợt này chủ động bỏ bóng trong một vài tình huống khó.
Nghe có vẻ mâu thuẫn với tính cách của Djokovic nhưng đó là cách anh thích nghi với tình hình của mình. Khi đôi chân không còn "tuân lệnh", Nole buộc phải chiến đấu bằng cái đầu. Anh tìm cách chủ động kết liễu tình huống sớm và tận dụng tối đa các tình huống giao bóng để làm khó đối thủ. Alcaraz cũng rất biết tận dụng lợi thế về sức trẻ để làm khó Nole. Nhưng rồi, cuối cùng, kinh nghiệm và bản lĩnh của tay vợt người Serbia đã chiến thắng.
Có lẽ, không phải Nole, rất hiếm người đủ kiên cường để vượt qua nghịch cảnh như vậy. Hơn ai hết, Djokovic cảm nhận được thời gian gắn bó với quần vợt của mình sắp cạn. Đó là lý do anh bùng cháy dữ dội hơn.
Tiếng gầm cuối cùng của sư tử già luôn vô cùng đáng sợ. Bởi khi ấy, nó tích lũy mọi tinh túy, kinh nghiệm và bản lĩnh lần cuối cùng để chứng minh uy quyền của mình.
Djokovic đeo đai ở đầu gối khi thi đấu ở Olympic (Ảnh: NTR).
Trên khán đài sân Philippe-Chatrier, cô con gái Tara đã giơ cao tấm biển: "Bố là người giỏi nhất". Chắc chắn rồi, cô bé có thể tự hào. Bố của cô không chỉ là người giỏi nhất mà còn là chiến binh kiên cường nhất.
Trên tất cả, Nole xứng đáng là tấm gương để nhiều tay vợt đàn em học hỏi. Để vươn tới đẳng cấp cao nhất, họ cần sự mạnh mẽ và bản lĩnh như vậy.
Những tay vợt từng thâu tóm mọi danh hiệu
Djokovic là một trong năm tay vợt từng giành được "Golden Slam" (thâu tóm 4 giải Grand Slam và giành HCV Olympic) sau Steffi Graf (năm 1998), Andre Agassi (năm 1998), Rafael Nadal (năm 2010) và Serena Williams (năm 2012).
" alt=""/>Novak Djokovic giành HCV Olympic: Tiếng gầm cuối cùng của sư tử già