- Chị có theo dõi phản ứng của khán giả về vai Mỹ Đình những tập vừa qua của 'Trạm cứu hộ trái tim'?
Phim đã quay được 30 tập, kịch bản chưa có tiếp nên thời gian này tôi tập trung vào dự án điện ảnh mới. Giữa tháng 4, tôi mới trở lại Hà Nội quay tiếp. Vì quá bận, tôi chưa có thời gian xem những tập đã phát sóng. Tuy nhiên, tôi vẫn được khán giả và đồng nghiệp gửi các bài review hay đoạn cắt về nhân vật mình đóng. Thời gian đầu, tôi hơi lo lắng về nhân vật nên khá vui và hào hứng khi khán giả đón nhận.
- Vì sao vai Mỹ Đình lại khiến Thúy Diễm lo lắng?
Đây là dạng vai khá lạ. Lúc đầu, tôi nghĩ nên đánh liều để thay đổi trong mắt khán giả miền Bắc bởi Mỹ Đình khác hẳn nhân vật tôi từng đảm nhiệm ở Cát đỏvài năm trước.
Tôi không biết khán giả có đón nhận hình ảnh mới không dù làm phim khá lâu rồi bởi thị hiếu khán giả hai miền khác nhau. Không biết đoạn đường phía trước sẽ thế nào nhưng tới thời điểm này, tôi thấy khá vui và an lòng trước phản hồi của khán giả và hào hứng chờ những tập tiếp theo xem biên kịch cho Mỹ Đình phát triển ra sao.
- Từng chia sẻ được quyền chọn vai trong phim, tại sao Thúy Diễm không chọn vai chính Ngân Hà?
Tôi muốn mang lại màu sắc dễ thương, gần gũi và nhẹ nhàng qua vai diễn này. Thêm nữa, nếu nhận vai chính với lịch quay quá dày đặc, tôi sẽ phải ở Hà Nội khoảng 6 tháng, sẽ bất cập với lịch làm việc hiện tại.
Trong năm nay, tôi tham gia 2 dự án điện ảnh nên nhiều lịch trình đã sắp xếp trước. Tôi không biết có đảm bảo được tiến độ công việc không nhưng không muốn từ chối kịch bản này chút nào vì được mời rất trân trọng. Tôi không thể bỏ qua cơ hội được mọi người nhớ tới nên nhận vai Mỹ Đình. Tôi hy vọng, dù thời lượng không nhiều nhưng khi Mỹ Đình xuất hiện, khán giả sẽ có cái để xem.
- Ra Bắc quay với một ê-kíp mới với phong cách làm việc khác hẳn, đóng cùng những ngôi sao của màn ảnh phía Bắc như NSND Thu Hà, Hồng Diễm, thời gian đầu Thuý Diễm có bị khớp?
Sự lo lắng này chỉ xảy ra trong suy nghĩ bởi khi ra Hà Nội, tất cả diễn viên đều tạo cho tôi không khí gần gũi và thoải mái. Ê-kíp dễ gần và làm việc chuyên nghiệp nên tôi không thấy khớp. Từ chị Hồng Diễm đến cô Thu Hà, khi diễn chung với nhau đều bắt kịp nhanh nên tôi không thấy lo lắng.
Khi đã quen với nhịp làm việc của VTV, tôi thấy tự tin rất nhiều. Sau bộ phim này, nếu có lời mời tiếp theo ra Hà Nội, tôi sẽ không ngại ngần mà gác hết công việc trong này ra ở lâu ngoài đó.
- Đi quay xa và lâu đã quá quen với nghề diễn viên, nhưng nhiều tháng, phải xa chồng con và chịu cả cái rét ở Hà Nội có khi nào là thử thách với Thúy Diễm?
Tới thời điểm này, tôi đã quay được 5 tháng và nếm trải hầu hết các kiểu thời tiết ở ngoài này. Tôi phải thực hiện cảnh tắm mưa trong những ngày giá rét kinh hồn dịp Giáng sinh, rồi có ngày nồm, ngày nóng... đủ cả. Dù không ở Hà Nội quá lâu nhưng tôi cũng được trải nghiệm đủ kiểu thời tiết ngoài này, đẹp có và khó chịu cũng có. Biết tôi một thân một mình ra Hà Nội nên lúc rảnh là các anh chị em chở đi chỗ này, chỗ kia và mời ăn đủ món. Sau dự án này, tôi đã có thêm nhiều bạn mới khá thân thiết.
- Để vợ đi làm phim xa lâu như thế, ông xã Lương Thế Thành nhắn nhủ chị điều gì?
Anh ấy lo nhất là khi tôi gặp chấn thương. Lúc đó, anh Thành đang kẹt quay phim nên không thể bay ra Hà Nội thăm nên giục vợ đặt vé về Sài Gòn liền, khi nào khỏe hẳn hãy ra quay. Anh thương tôi một thân một mình không có ai lo cho.
Thời điểm đó, tôi và anh ấy cùng rối nhưng vì cả hai đều là diễn viên và hiểu rõ đặc thù công việc nên trước khi đi quay xa, tôi đều hỏi ý kiến ông xã và nói rõ lịch trình. Mỗi khi tôi đi xa, anh Thành luôn động viên để tôi yên tâm chuyện con cái cũng như gia đình mà thoải mái làm việc.
Không bao giờ xem cảnh tình cảm của đối phương
- Tại họp báo ra mắt phim, Lương Thế Thành có ý kiến gì khi thấy vợ được hết bạn diễn nam này đến bạn diễn nam kia dìu rồi bế lên ẵm xuống sân khấu?
Tôi không nghe thấy anh ấy nói gì mà chỉ hỏi han xem vợ còn đau hay không nên chắc để dành hôm nào sẽ hỏi trực tiếp (cười).
- Vợ chồng cùng làm diễn viên dễ thông cảm công việc của nhau nhưng khi phải đóng cảnh nhạy cảm với bạn diễn khác giới, hiểu nhau đến mấy cũng khó tránh chuyện ghen tuông. Thúy Diễm và Lương Thế Thành có đặt ra quy tắc ngầm để tránh mang đến cảm xúc khó chịu cho nhau?
Chúng tôi đều là diễn viên chuyên nghiệp nên hiểu tính chất công việc. Dù không tuyên bố nhưng chúng tôi đặt ra quy tắc không bao giờ xem cảnh tình cảm của đối phương. Khi quay phim, chúng tôi chia sẻ thẳng thắn về việc sẽ phải đóng cảnh tình cảm ra sao và bạn diễn là ai. Tối đến, chúng tôi có thể nói chuyện công việc nhưng không bao giờ cùng xem cảnh tình cảm của nhau.
- Dù chồng khá thoải mái nhưng chị có tự hạn chế nhận vai có nhiều cảnh quá nhạy cảm?
Dù khá thoải mái nhưng có nhiều điểm mình không thể quá đà, phải có lằn ranh nhất định. Với phim truyền hình, cảnh tình cảm tới mức nào cũng nhẹ nhàng thôi, chưa kể có thể ăn gian góc máy nên trên phim có thể thấy "nóng" nhưng thực ra không quá ghê gớm.
Chúng tôi tôn trọng nhau vì hiểu tính chất công việc nên không áp đặt lên đối phương cảm giác bức bối hay khó chịu bằng quy định này kia. Vì vậy, đứng sau thành công trong sự nghiệp của tôi là người chồng hiểu và ủng hộ công việc của mình.
- Có lẽ ông xã chắc phải ghen hơn chị vì có vợ xinh đẹp lại hay đóng cùng các mỹ nam?
Ở phần sauTrạm cứu hộ trái tim, nhân vật Mỹ Đình có nhiều cảnh tình cảm lắm. Tôi nghĩ cặp đôi này sẽ mang tới màu sắc tươi vui để phim dễ chịu hơn. Chúng tôi đã quay rồi và vẫn còn các cảnh khác ở phía trước.
- Chị có phải dè chừng hơn khi đóng nhiều cảnh tình cảm với Tuấn Việt - bạn diễn mới kết hôn với diễn viên Kim Oanh?
Tôi không biết bạn ấy thế nào còn tôi làm nghề rất thoải mái. Tôi nghĩ, nếu cả hai vợ chồng Tuấn Việt đều làm diễn viên như vợ chồng tôi, sẽ hiểu tính chất công việc của nhau thôi. Lần sau, tôi sẽ thử hỏi Việt xem sao.
Xem phần 1 TẠI ĐÂY
Vai trò đặc biệt của thư viện địa phương
Thư viện công cộng của địa phương là nơi hỗ trợ và dễ tiếp cận nhất cho các phụ huynh có nhu cầu. Mỗi thư viện đều có chương trình đọc sách cho trẻ, phân theo độ tuổi. Những trẻ không đi học ở nhà trẻ thì được cha mẹ, hoặc ông bà hoặc người trông trẻ đưa đến thư viện.
![]() |
Hướng dẫn trẻ cách ngồi đúng tư thế tại khoá học "Tiền lớp 1" của trung tâm ngoại khoá ASP (Hà Nội). Ảnh: ASP cung cấp |
Trong giờ đọc sách đó, thủ thư cũng đọc sách như giáo viên trên lớp, nội dung cũng có chữ cái, chữ số, màu sắc, hình dạng và nhiều thứ khác được liệt kê như trên. Trẻ có cơ hội giao tiếp với các trẻ khác, học sách chia sẻ đồ chơi, đối xử lịch sự với bạn cũng như học cách hành xử lịch sự như giữ im lặng hoặc đi nhẹ chân ở trong thư viện. Trẻ cũng nhảy múa, hát hò, di chuyển theo hướng dẫn của thủ thư. Chỉ 15 hoặc 20 phút thôi, nhưng đó là thời gian trẻ cần để luyện tập trung.
Hết giờ đọc sách, ra ngoài là có bàn cho trẻ tự tô màu hoặc vẽ với giấy và bút chì màu cung cấp sẵn. Trẻ muốn cầm viết thế nào thì cầm, phụ huynh không sửa đâu vì thực tế, cơ tay của trẻ chưa phát triển, nhưng trẻ cần tập cầm viết sớm.
Thư viện cũng là nơi kết nối và cung cấp thông tin về giáo dục. Các trường học, cơ sở giáo dục, gia sư đều có thể đặt tờ rơi ở thư viện. Các phòng sở giáo dục khi cần tổ chức sự kiện cũng có thể thông qua thư viện mà kết nối với phụ huynh. Thêm nữa, tất cả các thư viện ở Mỹ đều có chương trình hỗ trợ trẻ khi trẻ gặp khó khăn khi làm bài tập về nhà, điều này giúp các gia đình không phải người bản xứ rất nhiều trong việc hòa nhập môi trường giáo dục.
Đối với trẻ có cha mẹ là người nước nước ngoài, khi 4 tuổi, có thể bạn sẽ nhận được thư gửi đến nhà yêu cầu đem con đi kiểm tra xem có cần phải học thêm tiếng Anh không vì nếu trẻ không biết tiếng Anh thì sẽ được sắp xếp học thêm lớp ESL.
Ngoài ra, phụ huynh còn được phát miễn phí lịch treo tường, trên đó có hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh các hoạt động cần thiết để giúp trẻ sẵn sang vào vỡ lòng. Lịch được tổ chức United Way in ấn và phát miễn phí thông qua thư viện. Các hoạt động cần thiết cho kỹ năng và kiến thức của trẻ đều được thiết kế theo ngày. Cho dù phụ huynh có bận đi làm nhưng khi về nhà, chỉ cần làm theo hoạt động ghi trên lịch trong suốt một năm thì cũng đủ giúp trẻ tự tin hơn khi vào vỡ lòng.
Trẻ được tự do viết theo cách của mình
Tôi thích đưa con đi đến các sự kiện ở địa phương. Ngay cả chợ trời bán nông sản vào cuối tuần cũng có thể có một quầy từ thư viện hoặc tổ chức giáo dục nào đó. Họ đọc sách cho trẻ, phát bong bóng, viết chì, phát nhưng quyển sách nhỏ để trẻ học chữ, tổ chức các trò chơi đơn giản để trẻ nhận diện chữ cái, số, màu sắc hay hình dạng. Trẻ cũng được vẽ, tô màu, cắt giấy, làm thủ công và cầm về nhà những sản phẩm sáng tạo của mình.
![]() |
Một giờ học của học sinh Mỹ. Ảnh minh họa |
Và thay vì cho con cầm bút tập viết chữ thì phụ huynh Mỹ cho con làm thủ công cắt dán, cầm cọ vẽ, chơi với bảng màu, chơi với bột nặn. Những thứ này đều là kỹ năng vận động tinh, giúp cơ tay của trẻ, ngay các cơ nhỏ xíu nhất ở tay cũng phát triển. Khi các cơ tay phát triển, trẻ sẽ cầm viết chắc chắn hơn và tự điều chỉnh đúng cách.
Trẻ em Mỹ còn có cây viết chì to hơn thông thường để dễ cầm, có thể ko phải hình tròn mà là hình tam giác. Ngoài ra, họ có thể dùng một khay cát và bảo con dùng ngón tay tự vẽ chữ cái theo hình. Và con gái tôi, khi vào học vỡ lòng thì cũng chỉ đồ có vài chữ cái một ngày, sau đó là viết xiên viết xẹo tên của con.
Trẻ dùng tay trái hay tay phải không quan trọng, không ai đi sửa cả. Cũng không có cô giáo nào cầm tay em để gò theo nét chữ. Chữ đẹp không quan trọng bằng việc trẻ tự do viết theo cách của mình. Có đứa vẽ chữ o trước, xong gạch thêm 1 nét xuống thế là ra chữ a. Có em viết chữ N ngược, chữ S ngược… Không sao cả, dần dần trẻ sẽ nhận ra thôi. Điểm quan trọng là thông qua viết, trẻ nhận diện được chữ cái nhanh hơn.
Chồng tôi hỏi không cho con rèn chữ viết thì chữ con viết xấu thì sao? Tôi lại hỏi, thế chồng muốn con viết chậm cho đẹp hay là viết nhanh cho kịp bài? Nếu như rèn chữ viết làm con sợ viết – vốn là một kỹ năng để con biểu đạt suy nghĩ của mình - thì rèn chữ viết không còn tác dụng nữa.
Mấy quyển tập viết Tiếng Việt tôi đem từ Việt Nam qua đến giờ vẫn bị con gái xếp xó, dù tôi rất thích thú mỗi lần con gái đem "sách" con tạo ra và kể cho mẹ nghe về câu chuyện mà con nghĩ ra. “Sách” của con là mấy trang giấy nháp ba mẹ cho, con vừa vẽ vừa viết, chữ cái đầu lúc nào cũng to còn chữ cuối cùng phải thu thật nhỏ mới vừa bức tranh con vẽ. Thế nhưng, con đã thể hiện rất tốt cảm xúc của mình. Và cũng chỉ còn 1 tháng nữa là con nhập học lớp 1 rồi đó.
Lê Ngân Hà
" alt=""/>Cha mẹ Mỹ được hỗ trợ chuẩn bị cho con học vỡ lòng như thế nào?