
- Hình ảnh người cha lái xe chở bình khí đi làm vẫn tranh thủ đến trường chụp ảnh cùng con gái trong lễ tổng kết cuối năm đang được cộng đồng mạng chia sẻ nhanh chóng vì “quá đáng yêu”.Ngày tổng kết cuối năm học của các em học sinh, thường rơi vào các ngày trong tuần thay vì các ngày nghỉ. Cũng vì lẽ đó mà thực tế rất ít phụ huynh có thể đến tham dự, thậm chí đơn giản chỉ là đưa con đến trường. Điều này càng ít hơn đối với cấp học lớn. Thế nhưng, một số phụ huynh dù bận rộng với công việc nhưng vẫn cố dành chút thời gian để đến trường chứng kiến giây phút ý nghĩa đối với những đứa con của mình.
 |
Những hình ảnh đáng yêu này được ghi lại tại Trường THPT Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai). |
Và mới đây, trên trang fanpage của Trường THPT Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã chia sẻ những hình ảnh ghi lại cảnh một ông bố tới trường dự lễ tổng kết của con gái mình. Điểm khiến nhiều người ấn tượng và xúc động là người cha đến trường của con gái vẫn trên chiếc xe có giá chở theo cả bình khí phục vụ cho công việc của mình.
Đón người cha thân yêu của mình, cô con gái vô tư chụp ảnh kỷ niệm với bố và rồi leo lên chiếc xe cũ của bố để về nhà.
 |
Ảnh: Trường THPT Xuân Hưng |
Những hình ảnh sau khi được đăng tải đã thu hút sự chú ý của nhiều người với hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận.
Hầu hết mọi người đều cho rằng cô học trò nhỏ đã rất may mắn khi có một người bố quan tâm tận tình đến vậy.
Một thành viên chia sẻ: “Cô nữ sinh thật hạnh phúc. Bản thân mình tốt nghiệp cả 3 cấp cũng chưa một lần nào được gia đình, bố mẹ bên cạnh và toàn tự đến dự lễ rồi đi ra cổng trường và bố mẹ chở về. Lên lớp lớn thì còn tự về luôn”.
“Đáng yêu” hay “dễ thương” là những bình luận xuất hiện liên tiếp cho những hình ảnh của người cha.
Nhiều người nhận xét đây là những bức ảnh đẹp và khi xem xong khiến họ nhớ đến người cha của mình.
Thanh Hùng

Học trò "khóc như mưa" ngày chia tay cuối cấp
Nhiều cô cậu học trò đã không thể kiềm nổi những giọt nước mắt xúc động lăn dài trên má trong thời khắc chia tay đầy lưu luyến.
" alt=""/>Hình ảnh siêu đáng yêu người cha cùng con gái ngày bế giảng
Mở đầu phần chia sẻ với các giáo viên và các nhà quản lý các trường học của Việt Nam tại hội thảo do ĐH Anh Quốc Việt Nam tổ chức ngày 12/5, TS. Tshering Lama giới thiệu đến từ Nepal với hành trình học tập của bản thân xuất phát từ một ngôi trường làng ở trên núi. Là con một người thợ mộc và cũng từng phải làm những công việc đồng áng,… nhưng giờ đây ông trở thành giám đốc của Trung tâm ý tưởng Nepal và Lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới.Với tất cả những bằng cấp và sự phát triển về chuyên môn đã trải qua trong con đường học tập, ông cho rằng mọi việc điều có thể xảy ra, đạt được mục tiêu đề ra nếu có một sự đầu tư cho giáo dục.
“Nền giáo dục có được hôm nay có thể coi là sự khởi đầu đối với giáo viên cũng như học sinh và diễn ra hằng ngày tuy nhiên phần thưởng này không thể đảm bảo được tương lai sẽ ra sao mà phải cố gắng, nỗ lực hằng ngày và luôn luôn tiếp tục những nỗ lực đó thì mới có thể đạt được một tương lai sáng lạn như định hướng phát triển”, TS. Tshering Lama nói.
 |
TS. Tshering Lama chia sẻ về những quan sát của giáo dục thế giới. Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Tshering Lama dẫn chứng về 2 quốc gia dù rất phát triển về giáo dục nhưng gần đây vẫn có những thay đổi vượt bậc. Đầu tiên đó là Phần Lan, mặc dù được coi là quốc gia có những kết quả, thành tựu về giáo dục xếp hàng đầu thế giới, nhưng tháng 8/2016 họ đưa ra áp dụng một chương trình đào tạo mới.
Và mục tiêu của chương trình giáo dục mới này để đảm bảo học sinh có thể đạt được những kỹ năng cần thiết trong tương lai để có những công việc tốt.
Sự thành công trong hệ thống giáo dục của Phần Lan phụ thuộc rất nhiều vào tính nghiên cứu về phương pháp giảng dạy và đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực và kỹ năng. Tất cả các giáo viên ở đây đều có bằng thạc sĩ về giáo dục.
Đất nước thứ hai là Singapore. “Thủ tướng của Singapore nhấn mạnh mặc dù quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhưng vẫn cần phải tiến hành những đổi mới trong giáo dục. Singapore đã đưa ra một hệ thống đánh giá cấp độ dựa trên các môn học thay cho cách đánh giá truyền thống trước đây.
Việc sắp xếp theo cấp độ dựa trên môn học như vậy sẽ giúp cho người học có thể lựa chọn môn học ở cấp độ thấp hay cao tùy theo năng lực của mình”.
TS. Tshering Lama cho biết, Singapore bắt đầu áp dụng chương trình này vào tháng 3 năm 2019 và sẽ thử nghiệm trên 25 trường học vào năm học tới trước khi có thể áp dụng rộng rãi vào năm 2024.
TS. Tshering Lama cho rằng, cả 2 sự thay đổi đang diễn ra ở 2 quốc gia hàng đầu về giáo dục trên thế giới hiện nay là động lực giúp chúng ta có thể sẵn sàng đương đầu với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những đổi mới về giáo dục.
“Tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không có sự đóng góp của những người hùng trong ngành giáo dục mà đó chính là các thầy cô giáo. Chính họ giúp cho thế hệ trẻ của chúng ta có thể tin tưởng vào năng lực của mình và có thể đạt được những thành quả xuất sắc”.
Vì vậy, theo TS. Tshering Lama, việc đầu tư và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là công việc hết sức quan trọng, giúp họ có thể đáp ứng được những thay đổi diễn ra trong công việc dạy học.
Cho rằng cần phải có một tư duy sẵn sàng cho sự đổi mới, bà Ngô Thị Ngọc Lan, đại diện Navigos Search – đơn vị nghiên cứu nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho biết đến năm 2022, 75 triệu việc làm sẽ biến mất gồm các công việc tay chân, hành chính, những công việc giản đơn hay có tính chất lặp lại,…
Qua nghiên cứu, những năng lực cần thiết được chỉ ra theo thứ tự ưu tiên trong tương lai là sự nhạy bén, sáng tạo, nhận thức linh hoạt, suy luận logic, thể lực khỏe mạnh, suy luận toán học, mô hình hóa, sự khéo léo và chính xác.
Do đó, để đáp ứng nhu cầu thời đại và tránh sự đào thải, giáo viên cũng như bất cứ ngành nghề nào cũng cần trang bị những kỹ năng cần thiết trong tương lai như: Học tập chủ động; kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông; tự giám sát và giám sát người khác; tư duy phản biện; nghe chủ động; thể hiện bằng lời nói; thế hiện bằng văn bản; đọc hiểu.
Nhằm hỗ trợ tầm nhìn của Việt Nam trong việc tận dụng tối đa những cơ hội mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, trong khuôn khổ hội thảo, Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam cũng ra mắt Trung tâm đào tạo quốc tế nâng cao nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng học tập. Các nhà giáo dục, các tổ chức giáo dục và các bên liên quan khác tại Việt Nam và trong khu vực có thể tham gia những chương trình đào tạo giáo viên hiện đại và sáng tạo cũng như khóa tập huấn nâng cao năng lực với chất lượng cao. Học viên có thể theo học nhiều chứng chỉ, chương trình như Chứng chỉ Sư phạm sau đại học (PGCE) cấp bởi Đại học London; Chương trình Đào tạo Phát triển sự nghiệp theo hệ thống Cambridge…
Thanh Hùng

Nữ sinh VN với cú đúp HCV: "Đổi mới giáo dục phải mạo hiểm một chút"
- Nguyễn Phương Thảo cho rằng hào quang nào rồi cũng sẽ qua đi, tấm huy chương cũng chỉ là một danh hiệu.
" alt=""/>Các nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới vẫn liên tục đổi mới