Chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Theo một thống kê gần đây, chuyển đổi số có thể giúp các doanh nghiệp tăng năng suất lao động lên từ 30-40%, đóng góp đến 20-30% tăng trưởng GDP, thậm chí doanh nghiệp có thể tăng 55% tổng lợi nhuận trong vòng 3 năm, tiết kiệm tới 50% chi phí quản lý và nhân sự; tiết kiệm 30-40% thời gian;…Tuy nhiên, để chuyển đổi số một cách hiệu quả, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ kinh nghiệm, nguồn lực.
Theo số liệu do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cung cấp, hiện nay tại Việt Nam có hơn 90% doanh nghiệp không biết cách làm như thế nào để chuyển đổi số, 72% doanh nghiệp không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu, 69% doanh nghiệp không biết chọn giải pháp, nhà cung cấp nào uy tín.
Trợ lực của doanh nghiệp
Điện toán đám mây (Cloud Computing) - một trong những công nghệ nền tảng của chuyển đổi số, là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, góp phần phát triển nền kinh tế số. Cùng với chiến lược thúc đẩy các nền tảng công nghệ “Made in Vietnam”, do người Việt làm chủ, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ cũng đang là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi số của các tổ chức, doanh nghiệp trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tiên phong cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây tại Việt Nam, Viettel IDC - đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sau gần 15 năm phát triển, đã hoàn thiện hệ sinh thái lên tới hơn 40 sản phẩm, dịch vụ, tham mưu cho các tổ chức, cơ quan bộ, ngành, chính quyền địa phương xây dựng các đề án, chiến lược về chuyển đổi số phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực, từng địa phương và đồng hành cùng khách hàng trong suốt hành trình chuyển đổi. Hơn thế, Viettel IDC luôn đề cao tinh thần đổi mới, sáng tạo, khai phá những không gian kinh doanh mới, dấn thân vào những lĩnh vực mới như blockchain, AI…
Với tham vọng “bình dân hóa” dịch vụ Cloud, Viettel IDC không ngừng nỗ lực đưa dịch vụ Cloud tiếp cận toàn bộ các nhóm doanh nghiệp trong nước có nhu cầu, mang dịch vụ “Chất lượng quốc tế, giá Việt Nam” phù hợp với từng khách hàng.
Mới đây, Viettel IDC ra mắt “Săn mây vàng” - chương trình khuyến mại lớn nhất của doanh nghiệp trong năm 2022, giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí từ 10 - 30%. Chương trình được áp dụng cho 2 dịch vụ máy chủ ảo: Viettel Cloud Server và Viettel Virtual Private Cloud của Viettel IDC, đây là những dịch vụ mà các doanh nghiệp thuộc hầu hết các lĩnh vực có thể áp dụng ngay khi bắt đầu hành trình chuyển đổi số.
Với tổng giá trị quà tặng lên tới 500 triệu đồng, chương trình được diễn ra từ ngày 29/09/2022 đến hết ngày 25/12/2022, chi tiết xem tại: https://sanmayvang.viettelidc.com.vn/
Doãn Phong
" alt=""/>Trợ lực của doanh nghiệp trước ‘cơn lốc’ chuyển đổi sốTrước câu hỏi về giải pháp cho vấn đề này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, lừa đảo qua mạng là vấn đề nan giải không chỉ với Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Gần đây đã có rất nhiều vụ việc lừa đảo sử dụng CNTT, trong đó có số điện thoại và thông qua các trang web.
Thời gian qua, Bộ TT&TT hoàn thiện văn bản thể chế đã ban hành, trong đó định nghĩa rõ các hành vi, quy định và quy trình xử lý hành chính, mức phạt và cơ chế để chuyển cho lực lượng công an xử lý hình sự.
Một trong những điều mà Bộ TT&TT quan tâm là làm sao xử lý một cách căn bản. Bộ TT&TT đã công khai các đầu số điện thoại (đầu số 156) và các trang web để tiếp nhận phản ánh của người dân về vi phạm.
Bộ TT&TT cũng phát triển các công cụ, công nghệ. “Chúng ta coi khoa học, công nghệ là lực lượng sản xuất cơ bản thì trong quản lý không gian mạng, chúng ta cũng coi công nghệ số là lực lượng thực thi”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Trong năm 2020, Bộ TT&TT đã rà quét và ngăn chặn 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo. Nếu không ngăn chặn, sẽ có 3,1 triệu người truy cập vào các trang web này, từ đó dẫn đến xác suất bị lừa đảo là rất lớn.
Đối với vấn đề lừa đảo qua số điện thoại, Bộ TT&TT đang tập trung xử lý vấn đề SIM rác. Đây là một trong những phương tiện thực thi hoạt động lừa đảo.
Bộ TT&TT có 3 công đoạn lớn để xử lý vấn đề này. Thứ nhất, tất cả các thuê bao không có đầy đủ thông tin sẽ bị xóa khỏi hệ thống. Năm 2018, Việt Nam vẫn còn 22 triệu thuê bao không có thông tin đầy đủ. Tuy nhiên đến năm 2022, điều này đã không còn.
Đối với việc thông tin thuê bao có chính xác hay không, các nhà mạng đang tiến hành đối soát với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Hiện đã đối soát được khoảng 25% lượng thuê bao. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cơ bản trong năm nay, muộn nhất là đến đầu năm 2023 các dữ liệu này phải chính xác.
Vấn đề thứ ba là xử lý SIM chính chủ. Nếu xử lý xong vấn đề này, Việt Nam sẽ ngăn chặn được đáng kể việc dùng số điện thoại để lừa đảo.
Trọng Đạt
" alt=""/>Bộ trưởng Bộ TT&TT trả lời về xử lý SIM rác, lừa đảo qua điện thoại