Các đối tượng này yêu cầu cung cấp mã OTP do nhà mạng gửi về số điện thoại của khách hàng hoặc hướng dẫn khách hàng tự nhắn tin SMS từ chính điện thoại của mình theo cú pháp quy định của nhà mạng và dãy ký tự “SerialSIM” do đối tượng gian lận cung cấp. Nếu thực hiện theo các cấu trúc tin nhắn, SIM điện thoại mà khách hàng đang sử dụng sẽ bị ngắt, không sử dụng được. Đồng thời, đối tượng sẽ thành công chiếm đoạt được SIM của khách hàng và dễ dàng thực hiện các hành vi gian lận tiếp theo.
Các đối tượng gian lận sử dụng số điện thoại vừa chiếm đoạt được để kích hoạt các dịch vụ ngân hàng, nhận mã OTP, chuyển tiền, nạp ví, thanh toán mua hàng,… chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
Trước tình trạng này, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng cần liên hệ ngay với đường dây nóng của ngân hàng để khóa dịch vụ khẩn cấp nếu đã thực hiện theo hướng dẫn và SIM điện thoại không còn sử dụng được.
Bảo mật thông tin SIM điện thoại bằng cách thiết lập mã PIN cho SIM (theo hướng dẫn của nhà mạng viễn thông).
Người dùng cũng cần cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ với các nội dung: hỗ trợ nâng cấp SIM miễn phí hoặc thông báo trúng thưởng. Không truy cập vào đường link lạ được gửi kèm trong tin nhắn, không thực hiện nhắn tin theo cú pháp được hướng dẫn bởi người lạ.
Tuyệt đối giữ bí mật thông tin cá nhân. Không bao giờ cung cấp mật khẩu, PIN, các mã xác thực OTP, mã kích hoạt,… cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo lời khuyên, người dùng chỉ nên thực hiện thay đổi, nâng cấp SIM tại điểm giao dịch của nhà mạng viễn thông hoặc thông qua ứng dụng của nhà mạng.
Duy Vũ
Kẻ gian đã lập trang web giả mạo Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an thông qua thủ đoạn mạo danh lực lượng chức năng đang điều tra các vụ án liên quan đến tham nhũng, rửa tiền, ma túy...
" alt=""/>mất tiền trong tài khoản ngân hàng vì bị chiếm quyền sử dụng SIM điện thoạiSở Y tế TP.HCM khẳng định trong tháng 6, Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ thực hiện ca ghép gan mới cùng với Bệnh viện Đại học Y Dược TP.
Thông tin này được công bố trong bối cảnh một số phụ huynh có con bị suy gan giai đoạn cuối ở phía Nam phải đưa con ra Hà Nội ghép gan, như phản ánh của VietNamNetngày 22/5.
Ngay sau đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã lên tiếng phản hồi, nêu ra 3 lý do khiến việc ghép tạng bị chậm và có thời điểm phải tạm hoãn. Các lý do gồm bệnh viện xây dựng 2 phòng mổ mới cho ghép tạng để tránh ảnh hưởng đến phẫu thuật tim và sọ não; cử bác sĩ đi đào tạo về lấy tạng ở nước ngoài để tự chủ hoạt động ghép tạng; nguồn tạng khan hiếm và quy trình chuyên môn phức tạp khi thực hiệ ghép…
Hiện nay, khoảng 70-80 trẻ suy gan giai đoạn cuối đang chờ ghép tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Nếu không được ghép gan kịp thời, mỗi tháng, trung bình có 2 trẻ tử vong.
Bệnh viện Nhi đồng 2 là trung tâm nhi khoa duy nhất ở phía Nam thực hiện ghép tạng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia Vương quốc Bỉ và sự cố vấn của Giáo sư Trần Đông A. Giáo sư Đông A cũng là người đặt nền móng về ghép tạng cho trẻ em ở Việt Nam.
Tại bệnh viện này, ca ghép thận đầu tiên được thực hiện vào tháng 6/2004, ca ghép gan đầu tiên là tháng 12/2005. Bệnh nhân được ghép gan là bé N.N.X.Q, 23 tháng tuổi, bị teo đường mật bẩm sinh. Hiện tại, em Q. đã trưởng thành và có cuộc sống khỏe mạnh.
Từ năm 2005 đến năm 2019, bệnh viện ghép gan cho 13 trường hợp. Riêng giai đoạn từ năm 2020 đến nay là 12 ca.
Theo Sở Y tế TP.HCM, một trong những vấn đề khó khăn của ghép tạng là nguồn tạng hiến cho trẻ em quá khan hiếm. Luật Hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.”
Do đó, đối tượng trẻ em chết não hiện không được đưa vào nguồn hiến tạng. Sở Y tế TP.HCM mong muốn sớm có điều chỉnh trong luật định để tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình ghép tạng.
Theo kết quả, 84% nhân viên chính phủ tại Washington sử dụng các dịch vụ của Microsoft như Teams, Word, Outlook và OneDrive. Đa số những người được hỏi đều khẳng định rằng việc chính phủ phụ thuộc vào công nghệ của Microsoft khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi các sự cố an ninh mạng như hacker tấn công.
Google tiếp tục công kích Microsoft khi ám chỉ rằng công nghệ của công ty đã thực sự cũ và lý do duy nhất mà các tổ chức không chuyển sang các nhà cung cấp mới hơn là vì không sẵn sàng thích ứng với cái mới.
Đa số những người được hỏi đều khẳng định rằng việc chính phủ phụ thuộc vào công nghệ của Microsoft khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi các sự cố an ninh mạng như hacker tấn công.
Gần một nửa số người được hỏi cũng cho rằng có những sản phẩm khác cho phép họ làm việc tốt hơn. Google nói rằng điều này sẽ dẫn đến một xu hướng có hại, trong đó người lao động lén sử dụng phần mềm chưa được phê duyệt để làm việc hiệu quả hơn tại công ty của họ.
Trong lưu ý cuối cùng, Google nói thêm rằng các tổ chức cần phải suy nghĩ lại chiến lược mua phần mềm của họ.
Trao đổi với trang NBC News, Microsoft bày tỏ sự thất vọng về các chiến thuật công kích của Google nhưng tuyên bố rằng không ngạc nhiên khi thấy đối thủ cạnh tranh sử dụng phương pháp này để thúc đẩy sản phẩm. Microsoft nói rằng họ sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Mỹ và các khách hàng khác của mình bằng "phần mềm và dịch vụ bảo mật tốt nhất".
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, Techradar)
Với vốn hóa hơn 1,7 nghìn tỷ USD, Alphabet – công ty mẹ Google – là một trong những công ty đại chúng giá trị nhất hành tinh.
" alt=""/>Google công kích Microsoft, nói công nghệ của họ khiến khách hàng kém an toàn hơn