Ngày 10/2, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) thông báo công ty con The Sherpa đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Singapore.
Khoản đầu tư của Masan có giá trị lên đến 105 triệu USD, tương ứng với 25% cổ phần sở hữu tại Trust IQ Pte. Ltd, công ty có trụ sở chính tại Singapore. Như vậy, công ty này được định giá 420 triệu USD.
Theo Masan, Trust IQ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển phần mềm, công nghệ và ứng dụng ở quy mô toàn cầu, trong đó bao gồm phát triển các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng chính xác, toàn diện dựa trên công nghệ AI, khoa học máy tính. Trust IQ cũng là công ty mẹ của Trusting Social - doanh nghiệp công nghệ có trụ sở tại Việt Nam. Tháng 4/2022, chính Masan đã đầu tư 65 triệu USD để mua lại 25% cổ phần tại Trusting Social.
Theo thông tin giới thiệu trên website của công ty, Trusting Social được nhà sáng lập Nguyễn An Nguyên, hiện là CEO, thành lập năm 2013 tại Mỹ. Công ty này giới thiệu đã đánh giá rủi ro tín dụng đối với hơn 1 tỷ khách hàng tại Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Một số quỹ đầu tư lớn đã rót vốn vào Trust IQ gồm Sequoia Capital, Beenext, Tanglin Ventures, 500 Startups và Genesis Alternative Ventures. Công ty này cho biết hiện có 250 nhân sự làm việc tại 11 văn phòng trên thế giới, bao gồm trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Ấn Độ và Việt Nam.
Tổng giám đốc Masan Danny Le nhận giấy chứng nhận đầu tư từ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ngày 10/2 (Ảnh: MSN).
Tại họp đại hội cổ đông thường niên của Masan được tổ chức tháng 4/2022, ông Nguyên cũng xuất hiện trên sân khấu chính và thuyết trình về dự án hợp tác giữa Trusting Social và Masan sau khi công ty công nghệ này nhận khoản đầu tư từ tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Các mục tiêu quan trọng trong hợp tác giữa hai doanh nghiệp này là xây dựng nền tảng khách hàng thân thiết, mục tiêu phát hành thẻ tín dụng cho nhóm khách hàng bình dân không cần chứng minh thu nhập.
Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang là một trong những doanh nghiệp hoạt động sôi nổi nhất trên thị trường M&A. Năm 2022, Masan đạt doanh thu thuần hơn 76.000 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế hơn 4.700 tỷ đồng, thấp hơn 50% so với 2021.
" alt=""/>Masan sẽ đầu tư 105 triệu USD vào công ty có trụ sở ở SingaporeTại hội thảo "Phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới: Tăng tốc và bứt phá" vừa tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn, ông Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng với những thế mạnh nổi bật về kinh tế cửa khẩu và dịch vụ logistics qua biên giới, tỉnh chính là mắt xích quan trọng trong phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
"Tỉnh sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến khảo sát, tìm hiểu và đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp của tỉnh Lạng Sơn về kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử quốc tế và các dịch vụ như logistics, xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng", ông nhấn mạnh.
Tại Lạng Sơn, thương mại điện tử thời gian qua đã phát triển nhanh. Hiện tỉnh có gần 21.000 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 2 toàn quốc. Hơn 228.000 số hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số, tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số trên hộ gia đình đạt 93%, đứng thứ 3 toàn quốc và hơn 72% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định tỉnh sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cho doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc (Ảnh: Moit).
Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cũng đánh giá tỉnh Lạng Sơn có vai trò quan trọng trong phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.
Cụ thể, tỉnh nằm ở vị trí đặc biệt trong mạng lưới giao thương quốc tế với hệ thống cửa khẩu, lối mở, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa phong phú, đa dạng được xem như cầu nối quan trọng, giúp hàng hóa Việt Nam từ các tỉnh, thành phố vươn xa tới thị trường Trung Quốc - Đông Bắc Á.
"Kinh tế cửa khẩu kết hợp thương mại điện tử giúp thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần phát triển thương mại hiện đại, tạo nền tảng vững chắc để Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm thương mại điện tử xuyên biên giới trọng điểm trong khu vực", bà Oanh nhìn nhận.
" alt=""/>Lạng Sơn, cầu nối quan trọng để phát triển thương mại điện tử Việt