Trường đại học New Hampshire tọa lạc tại New England của Durham, New Hampshire, cách Boston 1 giờ và cách bờ biển Đại Tây Dương 20 phút đi xe. Điểm đặc biệt của thành phố này là thành phố không tính thuế học sinh quốc tế.
Trường được thành lập vào năm 1866, nằm trong danh sách 400 trường hàng đầu trên thế giới. Trường còn được vinh dự nằm trong các bảng xếp hạng sau:
- Thứ 97 đại học loại 1 (Tier 1) trên toàn nước Mỹ theo U.S. News and World Reports 2014
- Thứ 44 trong các trường công tốt nhất tại Mỹ theo U.S. News & World Report 2014
- Liên tục xếp hạng đồng thời cùng với 2 trường danh giá Harvard và MIT nhận quỹ đầu tư của NASA. Chương trình Kế Toán tài chính của UNH được xếp thứ 37 trên thế giới (the World by Brigham Young University 2012).
Trường hiện có 15.000 sinh viên, 750 sinh viên quốc tế đến từ 75 quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam. Trường có cơ sở vật chất hiện đại: hơn 250 câu lạc bộ sinh viên, thư viện, phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu, 27 khu học xá khác nhau, 3 khu ăn uống tập thể, Trung tâm thể dục thể thao và sáng tạo, Phòng chiếu phim 3D…
Trường có khoảng 2.000 lớp học, 100 chương trình khác nhau với bằng cấp được đánh giá cao và được công nhận quốc tế. Các giảng viên và giáo sư đều là những người có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng đào tạo các ngành như Kinh tế, Nghệ thuật, Kỹ thuật, Công nghệ,… Ngoài ra trường còn cung cấp hệ thống thực tập giúp sinh viên có cơ hội được làm việc tại môi trường chuyên nghiệp và phát triển.
Chương trình Kế toán và Tài chính tại UNH được xếp thứ 37 do theo bảng xếp hạng của Đại học Brigham Young. Chương trình này không chỉ cung cấp cho sinh viên với các lý thuyết cơ bản của kế toán và tài chính, mà sinh viên cũng được giới thiệu với các ngành công nghiệp ngân hàng và thị trường chứng khoán. Sinh viên hoàn thành chương trình Kế toán Tài chính tại UNH được trang bị đầy đủ kiến thức để làm việc tại ngành công nghiệp tài chính sau khi tốt nghiệp.
![]() |
Một chương trình được đánh gia cao tại UNH là Quản lý Khách sạn - Top 25 chương trình quản lý khách sạn tốt nhất ở Mỹ. Chương trình học được công nhận bởi ACPHA (Ủy ban Công nhận Chương trình Quản lý khách sạn) và AACSB.
Chương trình kết hợp kinh nghiệm thực tế cùng với các hoạt động trong lớp. Học sinh cũng phải hoàn thành 800 giờ thực tập tại khách sạn. Trong năm 2014, 90% số sinh viên tìm được việc làm chỉ trong 6 tháng với mức lương khởi điểm trung bình hàng năm là $ 45,000.
Đối với những sinh viên không đủ điều kiện để vào học thẳng chương trình của trường. Navitas cung cấp cho sinh viên cơ hội học các chương trình dự bị năm nhất và chuyển tiếp vào trường năm thứ 2 đại học.
Lợi ích từ chương trình của Navitas:
- Sinh viên học tập và được chính trường UNH nhận vào
- I-20 được trường UNH cấp cho toàn bộ khóa học
- Không yêu cầu SAT hoặc ACT
- Kết quả học tập do UNH cung cấp
- Các chương trình hoặc khóa học phụ đạo đầy đủ
- Lớp học nhỏ
- Ba học kỳ một năm (tháng 1, 5 và 8)
Để biết thêm thông tin chi tiết liên hệ:
http://www.pnp-consulting.com/en/contact-pnp.html
DNTN - DVTV Phương Nguyên
(Giấy Chứng nhận của Sở Giáo Dục và Đào tạo TPHCM số 1070/QĐ-GDĐT-TC)
Tòa nhà văn phòng VTP, Lầu 7, số 8 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. HCM
Điên thoại: 3829 2391- 0903 699 714 – 0918 503 641
Email: [email protected] Website: www.pnp-consulting.com
Tấn Tài" alt=""/>Mỹ: ĐH New Hampshire tuyển sinh 2015Hiện nay, rất nhiều khu nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội xảy ra tình trạng căn hộ bỏ trống vì người dân “chê” chất lượng kém nên không về ở.
![]() |
Khu tái định cư Hoàng Cầu |
Được đưa vào sử dụng từ năm 2014, nhưng đến nay, toàn bộ 3 khối nhà CT1 A, B, C của Khu tái định cư Thành phố giao lưu (quận Bắc Từ Liêm) vẫn thưa thớt người ở. Khoảng 50% số căn hộ trong tình trạng cửa đóng then cài hoặc niêm phong. Có những tầng không một bóng người, nhiều tầng chỉ có 1, 2 căn hộ được sử dụng. Thực tế chỉ có khoảng 15% người dân hiện đang ở đây là dân tái định cư, còn lại là cho thuê hoặc không đúng đối tượng.
Người dân ở đây cho biết, do chất lượng xây dựng chung cư quá kém, tình trạng thấm dột, thang máy hay hỏng… khiến nhiều người không muốn về ở.
Anh Nguyễn Hữu Chinh, đại diện cư dân nhà tái định cư Thành phố giao lưu cho biết, nhiều căn hộ mới đi vào ở nhưng đã xảy ra tình trạng thấm dột, thậm chí vỡ đường ống nước... Điều này khiến nhiều người thất vọng, không muốn nhận nhà.
Tại khu chung cư tái định cư Hoàng Cầu với 4 tòa CT2A, CT2B, CT2C và CT3 về cơ bản đã hoàn thiện song số người dân về ở còn khiêm tốn. Trên thị trường, nhiều người đã rao bán căn hộ suất ngoại giao được giới thiệu cụ thể, với giá bán rất cao từ 29 - 30,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá gốc của những căn tái định cư này chỉ từ 14,5-16 triệu đồng/m2.
Cụ thể, căn hộ số 6, tầng 10, toà CT2A có diện tích hơn 73m2, giá gốc là 15.466.638 triệu đồng/m2, giá bán là 30,5 triệu đồng/m2. Như vậy, căn hộ này có giá cao gấp đôi so so với giá tái định cư, tương đương 1,1 tỷ đồng.
Một môi giới cho biết, nếu mua khách hàng chỉ cần thanh toán tiền chênh và ký hợp đồng, còn tiền gốc sẽ đóng cho Nhà nước khi có quyết định bàn giao nhà.
Thậm chí, có nhân viên môi giới còn mời chào khách chỉ cần thanh toán từ 760 triệu đồng sẽ được nhận nhà ở ngay, số tiền còn lại trả trong vòng 10 năm với lãi suất cố định là 3,6%/năm.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) phân tích, theo quy định của pháp luật là phải có nhà cho người dân rồi mới có thể di chuyển người dân để giải phóng mặt bằng. Như vậy, nếu làm trước được các khu nhà ở cho người dân là tốt.
“Tuy nhiên, lý do khiến nhà tái định cư bỏ trống là không phù hợp với điều kiện sinh hoạt của những người giải phóng mặt bằng.
Ví dụ, người trong diện giải phóng mặt bằng ở quận Tây Hồ nhưng lại bố trí tái định cư tận Hà Đông, hay giải phóng mặt bằng ở Mỹ Đình nhưng đưa người dân tái định cư sang Gia Lâm… đi vài chục cây số mới tới nơi thì không phù hợp, nên người dân không nhận tái định cư hoặc có nhận thì cũng không ở”, ông Hà phân tích.
Vì thế theo nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, cần thực hiện theo Luật Nhà ở, dần dần tiến tới thị trường hóa lĩnh vực tái định cư, đền bù bằng tiền thỏa đáng, có sẵn vị trí mua được nhà phù hợp với điều kiện của người dân.
“Hiện nay vẫn cứ “hàng đổi hàng” nghĩa là thu nhà và trả lại căn nhà khác nhưng thậm chí chất lượng kém hơn, không có trường học, không có chợ búa, không có đường vào… thế thì không ai có thể ở được. Đây là hạn chế ở chính sách đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay”, ông Hà nói.
Trong giai đoạn tới, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân. Số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí tái định cư cho hơn 19.000 hộ dân.
Điều này cho thấy nhu cầu về quỹ nhà tái định cư ở Hà Nội khá lớn mà vẫn tái diễn tình trạng bỏ trống, người dân không về ở như hiện nay thì đó là sự lãng phí rất lớn!
Theo VnMedia
![]() Hà Nội: Nhiều dự án tái định cư "bỏ hoang", dân nhận nhà nhưng không về ởHàng trăm căn hộ tái định cư tại Hà Nội chưa có quyết định bố trí, trong đó có những dự án về cơ bản xây dựng xong nhưng vẫn bỏ hoang nhiều năm nay. " alt=""/>Nhiều dự án tái định cư ở Hà Nội dân không về ởSau khi xin số điện thoại, mỗi ngày, anh đều nhắn tin hỏi han, quan tâm. Anh kể về mình, về gia đình anh và nói muốn mời tôi đi uống cà phê vì rất ấn tượng tôi. Nói chuyện lâu, anh tạo cho tôi độ tin cậy nên đã nhận lời mời cà phê của anh. Hai người sau nhiều buổi gặp mặt trực tiếp cảm thấy rất ấn tượng về nhau. Anh hay đưa tôi đi ăn ở các quán vỉa hè, cà phê phố rất thú vị. Cảm thấy sự chân tình, giản dị của người đàn ông bên cạnh, tôi gật đầu yêu anh. Hơn nửa năm sau đó, chúng tôi đưa nhau về ra mắt gia đình hai bên. Bố mẹ anh rất ưng tôi, muốn lập tức tổ chức lễ cưới vì năm đó tôi đẹp tuổi.
Chúng tôi ở chung nhà chồng sau khi kết hôn. Cuộc sống chung đụng thực sự khiến tôi nhiều khi không thoải mái, mâu thuẫn với mẹ chồng cũng từ đó mà nảy sinh. Chồng không bênh vực tôi cũng không bênh mẹ dù ai đúng ai sai đi chăng nữa. Anh luôn ậm ờ không rõ ràng, không có chính kiến, thể hiện sự kém cỏi của một người đàn ông. Áp lực cuộc sống lại cộng thêm việc chồng khó sinh con, tôi và anh tận 2 năm bên nhau vẫn chưa giúp mẹ anh có cháu bồng bế. Mẹ chồng vô cùng sốt ruột. Biết rõ do con trai mình nhưng mẹ lại đổ hết tội lên đầu tôi. Mẹ lúc nào cũng nói gia đình tôi không tốt số nên mới chậm có cháu nối dõi. Một hôm, mẹ đưa về một đứa nhỏ tầm 4 tuổi, là con trai và nói với tôi đó là con của người họ hàng. Vì bố mẹ cậu bé đều đi xuất khẩu lao động nên cậu bé được bà nội trông. Hiện tại bà lại đang ốm đau, bệnh tật, chỉ có ông bên cạnh chăm sóc nên rất vất vả. Bà nội của đứa nhỏ là chị em họ nhưng rất thân thiết với mẹ chồng tôi nên muốn nhờ mẹ chồng tôi chăm sóc giúp. Tôi cũng không nghi ngờ gì và nghĩ rằng nếu là cháu mẹ thì mẹ sẽ có trách nhiệm chăm sóc. Nhưng cậu bé thực sự rất ngoan ngoãn, lễ độ, ăn nói dễ nghe nên ở nhà tôi vài ngày là tôi đã có cảm tình. Tôi với cậu bé hợp nhau, quấn quýt như mẹ con. Mãi hơn nửa năm sau, tôi thắc mắc tại sao người nhà cậu bé không đến đón thì mẹ chồng tôi bảo nuôi cháu cho đến khi nào bố mẹ cháu ở nước ngoài về. Thời gian trôi đi, cậu bé mỗi ngày một lớn. Tôi càng nhìn càng thấy ngờ ngợ. Cậu bé giống chồng tôi như đúc, sở thích ăn uống cũng không khác là bao. Cậu bé dị ứng cua, tôm, chồng tôi cũng vậy. Tôi bắt đầu hoài nghi về thân thế của cậu bé nên liều mình giấu chồng thử xét nghiệm ADN. Tất cả vỡ lở sau khi tôi cầm tờ giấy kết quả trên tay. Cậu bé là con của chồng tôi . Quá đau khổ, tôi ném tờ giấy vào mặt chồng rồi tra khảo. Lúc này anh mới quỳ gối van xin tôi tha thứ cho quá khứ của anh. Đó là con trai của anh và người yêu cũ. Sau khi bị anh từ chối kết hôn, cô ta đã sinh con rồi bỏ đi, để lại con cho anh nuôi. Anh vì bế tắc nên đã gửi con ở một nhà người họ hàng nuôi hộ. Sau khi cưới tôi về làm vợ, anh và mẹ tính kế để danh chính đưa đứa bé về nhà nuôi. Nếu không phải tôi tinh ý thì không biết anh còn định lừa dối tôi đến bao giờ. Sau tất cả, tôi định ly hôn, từ bỏ cuộc hôn nhân tưởng chừng hạnh phúc nhưng lại đầy mưu mô tính toán. Thế nhưng cứ nhìn thấy đứa nhỏ đang ngủ, lòng tôi lại đau như thắt. Tôi chưa có con, 2 năm gắn bó với đứa nhỏ, tôi đã coi con như con ruột của mình, giờ bỏ ra đi, thực sự tôi rất đau lòng… Tôi không biết phải làm sao. Độc giả Mai Thanh ![]() Ra ngoài có con riêng, vợ phát hiện, chồng bảo 'chờ mẹ lên giải quyết'Hồi còn yêu nhau anh luôn tỏ ra là mình nhanh nhẹn. Anh bốc phét cũng giỏi nên tôi cứ tưởng anh tháo vát thật. Lấy về mới biết chồng mình từ bé đến lớn đều do một tay mẹ "nhào nặn" lên cả. " alt=""/>Chồng ngoại tình, đưa con riêng về nuôi, nói dối là con họ hàng
|