Bác sĩ Huệ cho biết, mất ngủ làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm hoặc lo âu và ngược lại. Người mất ngủ có nguy cơ trầm cảm gấp 4 lần so với những người khác.
Nguyên nhân của mất ngủ có thể liên quan đến bệnh lý mạn tính, như bệnh tim và tiểu đường. Ngoài ra, có một số bệnh nhân mất ngủ do sử dụng thuốc hay các tác nhân khác như rượu, caffeine, theobromine, methyl xanthenes.
Đáng lo ngại là tình trạng rối loạn giấc ngủ đồng bệnh lý với rối loạn tâm thần. 35% bệnh nhân rối loạn mất ngủ có một rối loạn tâm thần và một nửa trong số đó là rối loạn cảm xúc. Theo bác sĩ Huệ, rối loạn giấc ngủ thường xảy ra cùng với các tình trạng bệnh thể chất và sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn nhận thức. Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt tỉ lệ mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh cao so với những người ở thời kỳ tiền mãn kinh.
Bệnh không được điều trị sẽ gây nhiều hệ lụy với sức khỏe thể chất và tâm thần như mệt mỏi, căng thẳng, kém tập trung, suy giảm hiệu quả làm việc, học tập...
Bác sĩ Huệ khuyến cáo nếu có biểu hiện này, người dân nên đi kiểm tra sức khỏe tâm thần ngay như: khó vào giấc, ngủ không sâu, hay tỉnh giấc, thức dậy sớm và không ngủ lại được…
Để phòng mất ngủ, mọi người cần lưu ý chăm lo cho không gian phòng ngủ, giường chiếu, chăn gối luôn đảm bảo sạch sẽ, chú ý giảm các tiếng ồn trong thời gian ngủ. Bạn luôn giữ tinh thần thư thái để dễ đi vào giấc ngủ hơn, tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ…
Một biện pháp điều trị chứng mất ngủ là liệu pháp thư giãn. Theo đó, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ hướng dẫn thở bằng cơ hoành, phản hồi sinh học, hình ảnh và thiền định. Bệnh nhân thực hiện bài tập hít thở sâu, sau đó là căng và thư giãn xen kẽ các nhóm cơ (ví dụ: cánh tay, cổ, lưng, chân) trên toàn cơ thể, chú ý đến cảm giác thư giãn sau quá trình tập so với cảm giác căng thẳng trước đó và thực hành kỹ thuật này một lần trong ngày, trước khi đi ngủ.
Sau khi hít một hơi thật sâu rồi nín thở, nếu bạn có thể nín thở được 30 giây trở lên, điều nàu có thể biểu hiện chức năng tim, phổi của bạn vẫn rất tốt. Ngược lại nếu bạn chỉ nín thở dưới 20 giây, chứng tỏ chức năng tim, phổi có vấn đề, do vậy cần đặc biệt chú ý.
2. Phương pháp leo cầu thang
Phương pháp này cũng khá phổ biến, thông thường những người có sức khỏe tim, phổi tốt, có thể đi bộ từ tầng 1 đến tầng 3 với tốc độ bình thường, nếu không thấy thở gấp, tức ngực, khó thở thì chứng tỏ chức năng tim phổi khá tốt. Còn ngược lại, nếu bạn cảm thấy rất mệt như “hết hơi”, cần chú ý tim, phổi của bạn có thể đang bị tổn thương.
3. Phương pháp thổi nến
Để thực hiện bài kiểm tra này, bạn cần chuẩn bị một cây nến, đốt cháy nến và đặt cách cơ thể khoảng 15cm. Nếu một hơi có thể thổi tắt nến, chứng tỏ chức năng tim, phổi vẫn khá tốt. Nếu thử thổi vài lần mà nến không tắt lửa, điều này chứng tỏ chức năng tim, phổi bị suy yếu, chẳng hạn như bị bệnh khí phế thũng.
4. Phương pháp chạy tại chỗ
Bạn đứng chạy tại chỗ, dừng chuyển động sau khi mạch đập đạt 100-120 lần/phút, quan sát khi dừng chạy, nếu trong vòng 5 – 6 phút sau đó mạch đập của tim hồi phục lại như trạng thái ban đầu thì chức năng tim phổi rất tốt. Trong trường hợp bạn thở hắt vì mệt, tim đập nhanh và cần thời gian dài mới dịu lại nhịp thở thì tim, phổi của bạn đã yếu.
5. Phương pháp quan sát màu môi
Những người có chức năng tim, phổi tốt có màu môi hồng hào, trong khi những người có chức năng phổi kém có thể có đôi môi màu tím do thiếu oxy bên trong cơ thể.
3 cách để cải thiện chức năng tim phổi
1. Chạy bộ
Đây là một trong những cách phổ biến để luyện tập chức năng tim, phổi. Trước tiên hãy lựa chọn đi bộ nhanh là chủ yếu, xen kẽ chạy chậm trong vòng 1 tuần. Tiếp theo chạy chậm là chủ yếu, trong đó xen kẽ đi bộ nhanh, thực hiện trong 1 tuần. Tiếp nữa là nguyên chạy chậm 1 tuần. Cuối cùng, chạy với toàn bộ sức lực, và cũng luyện tập trong 1 tuần. Kiên trì luyện tập 1 tháng, chức năng tim, phổi có thể được cải thiện rõ rệt.
2. Bơi lội
Bơi đòi hỏi phải nín thở dưới nước và lấy hơi, đây là một phương thức hít thở sâu có thể cải thiện hiệu quả chức năng của tim, phổi. Ngoài ra, bơi dưới nước, cơ bắp tiêu thụ oxy và chất dinh dưỡng tăng lên, có lợi cho việc tăng cường chức năng bơm của tim và cải thiện chức năng tim mạch.
3. Đi xe đạp
Đạp xe là một trong những công cụ tốt nhất để cải thiện chức năng tim và phổi. Đạp xe có thể sử dụng chuyển động của chân để nén lưu lượng máu và bơm máu trở lại từ mạch máu đến tim, tăng cường chức năng của mô vi mạch. Ngoài ra, đi xe đạp rất đơn giản và thân thiện với môi trường, đồng thời giúp thư giãn cơ thể và tâm trí trong quá trình đạp xe
Tuy nhiên, ngoài việc cải thiện chức năng tim, phổi bằng ba phương pháp trên, một cơ thể khỏe mạnh không thể tách rời khỏi thói quen sống tốt. Nghiện rượu, hút thuốc, thức khuya,… đều là những thói quen xấu cần phải loại bỏ ngay lập tức.
Hà Vũ (Dịch theo QQ)
Sau khi nằm trên giường dùng điện thoại đọc truyện, Trân Trân bất ngờ phát hiện phía người bên phải của mình bị tê liệt, không thể cử động.
" alt=""/>5 cách đơn giản tự kiểm tra chức năng tim, phổi ngay tại nhàTrong vụ cháy tại chung cư mini ở phố Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận tổng cộng 26 nạn nhân, bao gồm 2 người tử vong ngoại viện. Sau đó, bệnh viện tiếp nhận thêm các bệnh nhân từ bệnh viện khác chuyển sang. Các bệnh nhân nhập viện hầu hết đều có tình trạng ngộ độc khí CO, đa chấn thương, chấn thương.
Hiện, trường hợp nặng nhất là bệnh nhân N.V.C (thiếu tá biên phòng). Anh đang được điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực, tiếp tục thở máy, các chỉ số sinh tồn chưa cải thiện, ý thức lơ mơ.