Và trong suốt 7 năm làm nghề bất động sản, chúng tôi liên tục chứng kiến nhiều cảnh vừa mua xong không thích hợp nên chịu bán lỗ, rồi những vụ đầu tư thất bại do không tìm hiểu kỹ…
Chính vì vậy chúng tôi viết bài này nhằm giúp cho bạn đọc có quyết định sáng suốt hơn khi có nhu cầu mua nhà chung cư hay nhà riêng. Bài viết là sự kết hợp giữa kinh nghiệm “xương máu” của chúng tôi và tham khảo thêm của một số tác giả có cùng quan điểm.
I. Nhà chung cư
1.Ưu điểm
- Khi bạn sống ở một căn hộ chung cư từ trung cấp đến cao cấp có hạ tầng tương đối đồng bộ, bạn sẽ được tận hưởng những tiện ích và dịch vụ hiện hữu mang lại.
Đó là siêu thị, café, quán nhậu, khu vui chơi trẻ em, công viên cây xanh, ngân hàng, trường học, nhà thuốc, bể bơi, phòng tập thể dục thẩm mỹ, sân đánh tenis, bóng đá, hồ cảnh quan,…
![]() |
Mua nhà chung cư có nhiều ưu điểm do cùng sinh hoạt trên một mặt bằng |
- Tất cả các phòng trong căn hộ đều nằm trên cùng một mặt bằng, bạn sẽ không cần phải leo cầu thang, muốn đi xuống dưới đã có thang máy và chính vì sinh hoạt trên cùng mặt bằng nên tình cảm gia đình từ đó cũng ấm cúng hơn, tiện cho việc trông coi, chăm sóc con cái, người già,…
- Cuộc sống trở nên văn minh hơn bởi mọi thứ đều được ban quản lý điều tiết và giải quyết
- An ninh tốt hơn do được bảo vệ 24/24 với bảo vệ, trông xe, hệ thống camera, thẻ từ ra vào….
- Căn hộ chung cư đặc biệt phù hợp nếu bạn có con nhỏ. Vì ở đó có sân chơi cho bé, bé được giao tiếp với các bé cùng trang lứa trong một môi trường thoáng mát, rộng rãi và an toàn.
- Nếu bạn ở tầng cao, từ tầng 8 trở lên không khí sẽ rất thoáng và mát mẻ, bạn sẽ tận hưởng cảnh view đẹp, nhà lúc nào cũng lộng gió, thư giãn giảm stress,…
- Ở chung cư, bạn sẽ không bao giờ phải lo về mối mọt, ruồi, muỗi, chuột bọ.
- Khi khoản tài chính của bạn chưa đủ để mua căn hộ thì đừng lo, bạn có thể vay ngân hàng mua khá dễ dàng
- Thanh toán linh hoạt, đóng tiền chia nhỏ từng đợt từ khi bắt đầu xây móng nên nhiều người có thể thu xếp dần
2. Nhược điểm
- Cần hạ tầng xã hội đồng bộ. Nếu chỉ là tòa nhà chung cư trơ chọi, cư dân sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Chắc chắn bạn không muốn để mua một gói mỳ mà phải đi quãng đường xa hàng kilomet chứ.
- Chung cư thường được quản lý chặt chẽ. Muốn xây dựng, sửa sang gì đều phải được sự đồng ý của Ban Quản lý tòa nhà. Nhiều lúc muốn sửa ngay nhưng chưa được sự đồng ý sẽ gây ra sự bức xúc, khó chịu.
- Vì ở chung với nhiều hộ gia đình khác trong một tòa nhà nên đôi khi phải nhường nhịn, tạo điều kiện cho nhau. Chẳng may mà nhà dưới bị dột, họ suốt ngày đòi vào nhà bạn để tìm hiểu nguyên nhân thì cũng phải thông cảm mà tạo điều kiện cho họ. Điện nước chung nên khi muốn sửa chữa sẽ khá phức tạp.
- Về vấn đề gửi xe, bạn phải phụ thuộc vào bảo vệ. Nếu bạn đi về khuya, trong khi bảo vệ lại chạy đi đâu mất thì bạn sẽ không thể tìm được chỗ gửi xe. Xe cộ để trong nhà xe chung nên trầy xước là không tránh khỏi.
- Vì ở chung với nhiều người, nên nếu cách âm không tốt, gia đình bạn dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng động từ nhà bên. Đặc biệt nếu như họ có trẻ nhỏ.
- Nhà chung cư thường tăng giá chậm hơn nhà đất. Do đó, lựa chọn đầu tư vào nhà chung cư thường không phải là lựa chọn khôn ngoan.
- Sổ đỏ, sổ hồng thường nhận sau 1 thời gian, đôi khi hơi dài vài năm mới có.
- Khi gia đình đông người, con lớn hơn, nhà có người già, bạn bắt đầu thấy chật chội.
- Nguy cơ cháy nổ, lụt, ngập chỗ gửi xe có thể cao hơn so với nhà riêng
- Rủi ro chủ đầu tư không bàn giao nhà, không gian sử dụng chung bị chiếm đoạt…
- Đôi khi hơi phức tạp và bất tiện với việc hiếu hỉ…
- Nhà xuống cấp theo thời gian, bạn thử tưởng tượng sau 30-50 năm nữa thì công trình chung cư sẽ thế nào.
II. Nhà đất
1. Ưu điểm
- Sổ đỏ, sổ hồng cầm tay ngay. Tính kiểm soát cao.
- Cùng tầm tiền, tổng diện tích có thể lớn hơn chung cư:
Ví dụ : 35m2 x 3 tầng = 105m2 còn chung cư được 70m2-80m2
- Vì là sở hữu của riêng bạn và gia đình nên bạn tự do làm điều mình thích. Bạn muốn sửa sang, cơi nới hoặc tổ chức bạn bè nhậu nhẹt, karaoke suốt đêm cũng không ai có ý kiến gì.
- Vì đây là tài sản đích thực của bạn, bạn muốn sửa chữa đập phá gì cũng không phải xin phép ai, bạn có thể xây theo bất cứ thiết kế nào bạn thích.
- Không phải trả bất kỳ chi phí nào như ở chung cư. Ví dụ chi phí bảo trì, thang máy, vệ sinh, bảo vệ, gửi xe, ánh sáng, cây xanh…
- Nếu có điều kiện mua đất rộng, bạn sẽ có khu vườn nhỏ của riêng mình.
- Nhà đất có tính riêng tư hơn. Nếu vợ chồng bạn có to tiếng thì cũng không ai biết. Còn nếu ở chung cư, các phòng sát vách nhau, nói hơi to một chút bên kia cũng sẽ nghe thấy.
- Giá cả thường có thể tăng giá theo thời gian hoặc giữ giá tốt hơn chung cư. Nhiều trường hợp tăng gấp vài lần còn chung cư thì đứng im hoặc giảm giá.
![]() |
2. Nhược điểm
- Trong cùng một khu vực, giá đất thường đắt gấp đôi, gấp ba so với giá nhà chung cư.
- Nếu cùng 1 tầm tiền như chung cư thì có thể vị trí hơi xa trung tâm
- Ít hoặc xa các dịch vụ, tiện ích.
Ví dụ uống cốc café, ra siêu thị cần lấy xe máy đi ra vài trăm mét đến vài km (chung cư thì đi bộ được)…
- Xung quanh không nhiều tiện ích bằng chung cư: trường học, bệnh viện, khu vui chơi….
- Đôi khi dân trí xung quanh hơi thấp khiến hơi nhức đầu
- Ngõ ngách, hẻm bé hơn. Chỗ để xe chật hơn nếu đông người đến chơi.
- Nếu có ô tô có thể hơi bất tiện việc gửi xe xa và đi bộ về nhà.
Nhà chung cư hay dưới đất đều tốt nếu môi trường sống, hạ tầng kỹ thuật & hạ tầng xã hội đảm bảo. Mỗi loại đều có những ưu và khuyết điểm, quan trọng là chúng có phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi của gia đình bạn hay không.
Ví dụ, khi bạn còn trẻ, cuộc sống và công việc lôi cuốn bạn nên nhà chung cư có vẻ hợp với bạn hơn do an ninh tốt hơn khi bạn vắng nhà, những em bé của bạn có môi trường sống trong 1 không gian rộng hơn…
Ngược lại, khi bạn nhiều tuổi thì cuộc sống ở chung cư nhiều khi dễ gây cảm giác buồn chán, không gian im ắng đến lạnh lùng, nhiều khi thèm được nghe tiếng người qua lại, tiếng xe cộ. Lúc đó, nhà đất mới là lựa chọn lý tưởng.
Ngoài ra, dù bạn mua nhà chung cư hay nhà riêng thì trước hết bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những vấn đề sau để tránh phải những quyết định sai lầm không đáng có:
+ Hướng nhà (hợp hướng, hợp tuổi, không bị nóng…)
+ Chất lượng xây dựng
+ Pháp lý tài sản có sổ hồng, sổ đỏ hay không
+ Vị trí so với nơi bạn làm việc, con cái đi học, sinh hoạt
+ Dòng tiền (tiền cho thuê) thì tùy tài sản và tùy vị trí
+ Giá mua so với giá thị trường
+ Phong thủy
+ Chủ đầu tư: có uy tín lâu năm hay không, đã xây dựng được bao nhiêu công trình đối với mua nhà chung cư, còn đối với mua nhà riêng thì phải xem chủ nhà có dễ tính không, hàng xóm láng giềng thế nào? Khu phố lối xóm có an ninh trật tự không? Có bị rơi vào quy hoạch không? Khả năng sinh lời có không?
Nói tóm lại, việc mua 1 căn nhà để đầu tư hay để ở đòi hỏi rất nhiều công sức nghiên cứu tỉ mỉ, không phải là chuyện đơn giản, bạn càng nghiên cứu kỹ lưỡng thì bạn sẽ ít gặp phải những điều không mong muốn. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá kỹ đến mức đánh mất cơ hội vào tay người khác.
Theo Báo Pháp luật
" alt=""/>Nên mua chung cư hay mua nhà riêngKhi Su-27 lại gần, 3 máy bay quân sự Pháp đã quay đầu và tiếp tục bay qua vùng biển trung lập ở Biển Đen. Sau đó, Su-27 trở về căn cứ an toàn, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Vào mùa thu năm 2022, 2 tiêm kích Su-27 của Nga đã suýt bắn rơi 1 máy bay trinh sát RC-135 Rivet Joint của Anh trên không phận Biển Đen. Vào thời điểm đó, Anh cho biết 1 trong 2 máy bay Nga đã bắn tên lửa gần máy bay Anh.
Còn vào năm 2023, 1 tiêm kích Su-27 của Nga đã xả nhiên liệu trong lúc đánh chặn máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper của Mỹ. Cuối cùng UAV Mỹ lao xuống Biển Đen, và rơi xuống vùng biển quốc tế phía tây nam bán đảo Crưm.
>> Cập nhật tin quân sự thế giới trên báo VietNamNet
Hàng tháng, ông chu cấp cho con gái hơn 10.000 nhân dân tệ và chỉ giữ lại phần nhỏ để lo cho bản thân. Người cha cũng không quên nhắc nhở con mình cần chi tiêu tiết kiệm và hợp lý. Tuy nhiên, đáp lại mong muốn của ông là thái độ khó chịu, thậm chí là cả những lời nói đau lòng từ cô con gái.
“Bố à, nếu đã không thể nuôi được con thì xin đừng đẻ con ra”,cô gái nhắn cho bố.
Đọc đoạn hội thoại này, nhiều người bức xúc cho rằng, với số tiền hơn 10.000 nhân dân tệ, du học sinh hoàn toàn có thể có một cuộc sống thoải mái. Ngoài thời gian trên giảng đường, sinh viên còn rất nhiều thời gian để tự học hoặc giải trí. Vì vậy, một số bạn còn có thể đi làm thêm các công việc bán thời gian để có thêm thu nhập. Cộng với tiền học bổng, một số du học sinh hoàn toàn có đủ chi phí trang trải mà không phải xin thêm từ gia đình.
Câu chuyện này cũng dấy lên tranh cãi về việc, du học sinh cần bao nhiêu tiền một tháng là đủ?
Vicky, 30 tuổi, hiện đang theo đuổi bậc tiến sĩ tại New York (Mỹ)chia sẻ: “Tôi đang theo đuổi bậc tiến sĩ ở New York. Ấn tượng đầu tiên của tôi tại đây là chi phí sinh hoạt rất cao. Nếu không biết tiết kiệm, hàng tháng tôi sẽ phải chi gấp 7 lần so với số tiền khi sống tại Bắc Kinh. Một bữa ăn ở nhà hàng bình dân cũng lên đến 20 - 30 USD (khoảng 200 nhân dân tệ). Vì vậy, nếu không phải dịp đặc biệt thì tôi sẽ không bao giờ đi ăn ngoài”.
“… Chi phí sinh hoạt của tôi chủ yếu đến từ tiền thuê nhà. Tôi thuê một căn phòng nhỏ không có phòng tắm, hết khoảng 5.000 nhân dân tệ/ tháng. Đồ ăn hàng tháng thêm khoảng 2.000 – 3.000 tệ. Thêm một vài chi phí khác nữa, tổng cộng một tháng tôi tiêu hết khoảng 9.000 tệ. Tôi biết một số sinh viên có mức sống rất cao. Họ thuê nhà tầng, có phòng tập thể dục công cộng, phòng tắm hơi và các tiện ích khác. Chi phí một tháng lên đến 50.000 nhân dân tệ không phải là hiếm. Do đó, hết bao nhiêu vẫn phụ thuộc vào cách chi tiêu của mỗi người”, Vicky chia sẻ.
CònXiaoyi, 23 tuổi, hiện đang học thạc sĩ tại Ngacho biết: “Tôi được cử đi du học tại Nga từ năm 2017. Hàng tháng, tôi được nhà nước hỗ trợ 5.000 nhân dân tệ. Ở Nga, những thứ đắt nhất đối với du học sinh là trái cây và rau củ. Rau là thứ không thể thiếu trong bữa ăn. Tuy nhiên, Nga là xứ lạnh, không có điều kiện trồng trọt nên nhiều loại rau củ phải nhập khẩu. Tôi vẫn còn nhớ, có lần mình đã phải bỏ ra 200 tệ chỉ để mua 1/4 quả dưa hấu”.
“Ở Nga, sinh viên nước ngoài không được phép đi làm thêm, đây là một điều thiệt thòi hơn so với du học sinh các nơi khác. Nhiều người đã không kiểm soát được việc chi tiêu của mình và trở thành con nợ tín dụng. Bản thân tôi, chỉ khi nào có tiền dư mới mua các hàng hóa xa xỉ. Tôi không phản đối việc tiêu tiền vào những thứ đó. Bạn hoàn toàn có thể mua, nhưng nhớ là chỉ sử dụng tiền dư mà thôi”, Xiaoyo chia sẻ cách quản lý tài chính của mình.
Đối với Swallow, 26 tuổi, hiện đang theo học tiến sĩ tại Cộng hòa Séc: “Mục đích đi du học của tôi không giống như mọi người. Tôi đi du học là để trải nghiệm. Tôi muốn hiểu xem cuộc sống ở các quốc gia khác sẽ như thế nào. Về tài chính, tôi không bị áp lực nhiều.
Khi theo học thạc sĩ tại một trường ở Berlin (Đức), tôi được miễn học phí. Chi phí lớn nhất hàng tháng của tôi là tiền thuê nhà, hết khoảng 500 euro. Thêm tiền sinh hoạt khoảng 1.500 euro nữa, tổng cộng hết khoảng 2.000 euro/ tháng (15.000 nhân dân tệ)”.
“Sau khi học xong chương trình thạc sĩ tại Berlin, tôi tiếp tục sang Cộng hòa Séc để học tiếp lên tiến sĩ. Chi phí ở đây thấp hơn so với Đức. Tôi cũng giành được một suất học bổng trị giá 5.000 nhân dân tệ từ nhà trường nên cuộc sống khá dư giả. Hàng tháng, tôi còn đủ tiền để chi tiêu cho giải trí, ví dụ như mua máy chơi game. Tôi cũng không còn phải xin tiền bố mẹ nữa”, Swallow nói.
Các du học sinh này đều cho rằng, việc cần bao nhiêu tiền mỗi tháng phụ thuộc vào việc bạn đang sống tại quốc gia nào và việc quản lý tài chính ra sao. Rất nhiều sinh viên có thể sống thoải mái nhờ vào việc chi tiêu hợp lý, đi làm thêm và giành được học bổng. Trong khi đó, không ít sinh viên vì tiêu quá nhiều vào các nhu cầu xa xỉ, dần trở thành con nợ của tín dụng và làm gia tăng gánh nặng cho gia đình.
Thời Vũ(Theo Sohu)
2 triệu đồng là mức tiền mà 7 năm trước anh trai Huyền vẫn thường được bố mẹ cho để trang trải chi phí trên thành phố. Nhưng với Huyền bây giờ, mức tiền đó “chỉ còn là ký ức xa xôi của thế hệ 8x, 9x đời đầu”.
" alt=""/>Du học sinh xúc phạm bố vì chỉ nhận được hơn 30 triệu đồng/tháng