Ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Bộ phận Tư vấn Chiến lược Khách hàng và Vận hành, KPMG Việt Nam, chia sẻ: "Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự hội tụ mạnh mẽ của các yếu tố như chính sách ưu đãi từ Chính Phủ, nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và sự đổi mới công nghệ nhanh chóng, tạo nền tảng vững chắc cho các dự án đột phá định hình tương lai của ngành công nghiệp ô tô."
Nhờ vậy mà thị trường xe điện tại Việt Nam được đánh giá đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Theo báo cáo, tiềm năng to lớn của ngành xe điện tại Việt Nam, được thúc đẩy bởi sự hội tụ của các yếu tố gồm:
Chính sách hỗ trợ quyết liệt: Các chính sách ưu đãi từ Chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế xanh, tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng xe điện.
Nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh: Gần 70% người tham gia khảo sát bày tỏ sự quan tâm đến việc mua xe điện, cho thấy sự thay đổi đáng kể trong xu hướng tiêu dùng của người dân.
Mở rộng phân khúc xe hai bánh và bốn bánh: Cả cung và cầu trong thị trường xe điện Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ ở cả phân khúc hai bánh và bốn bánh, với sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như VinFast, Hyundai, Toyota, Kia và BYD.
Báo cáo đi sâu vào nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, những yếu tố chính định hình quyết định mua xe điện.
Cụ thể, thế hệ Gen Z (thế hệ sinh vào cuối thập niên 1990 đến những năm đầu thập niên 2010) và Millennials (thế hệ 8X và 9X) sớm có xu hướng cân nhắc sử dụng xe điện, thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với phương tiện di chuyển có tính bền vững và ứng dụng công nghệ cao.
Bên cạnh các tính năng cơ bản như độ bền, hiệu suất và sự thoải mái, người tiêu dùng từ 35-44 tuổi đặc biệt quan tâm đến giá trị bán lại của chiếc xe, thậm chí còn ưu tiên hơn cả dịch vụ hậu mãi.
Cũng theo báo cáo, việc triển khai rộng rãi các trạm sạc là yếu tố then chốt để giải quyết mối quan tâm của người tiêu dùng và khuyến khích việc sử dụng xe điện.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trải nghiệm khách hàng phải được lên hàng đầu và phải được quan tâm từ giai đoạn tìm hiểu sản phẩm, mua hàng cho đến quá trình sử dụng và bảo hành. Doanh nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ vào phân tích hành vi khách hàng, giao tiếp hiệu quả, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng và cung cấp linh kiện thay thế kịp thời.
" alt=""/>Việt Nam có thể trở thành một cường quốc sản xuất xe điện trong khu vực?Sau đó, công cụ này sẽ lập kế hoạch các bước liên quan đến từng tác vụ, "đọc" thông tin xuất hiện trên màn hình và thực hiện các hành động cần thiết trên điện thoại thông minh để đặt hàng.
AutoGLM là ví dụ mới nhất cho thấy cách các công ty khởi nghiệp Trung Quốc đang phát triển các sản phẩm để mang AI đến với người tiêu dùng thông qua điện thoại thông minh, trong một thị trường thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh nước ngoài hàng đầu.
Trong khi Apple đã triển khai hệ thống AI trên thiết bị, Apple Intelligence, bằng tiếng Anh-Mỹ, tại hầu hết các khu vực, thì dịch vụ này không khả dụng ở Trung Quốc đại lục, nơi công ty vẫn đang làm việc với các cơ quan chức năng địa phương để vượt qua các rào cản về mặt quy định.
Trung Quốc cũng bị loại khỏi danh sách các quốc gia và khu vực mà nhà sản xuất ChatGPT là OpenAI và đối thủ Anthropic cung cấp quyền truy cập vào các sản phẩm AI tạo sinh.
Tuần trước, Anthropic đã ra mắt một tính năng tương tự như AutoGLM của Zhipu AI có tên "sử dụng máy tính" có khả năng tự động hóa một số hoạt động máy tính nhất định, chẳng hạn như sắp xếp bảng tính hoặc tìm kiếm thông tin cụ thể qua hàng nghìn cột dữ liệu.
(Theo SCMP)