![]() |
Sự việc diễn ra mới đây (chiều ngày 20/3) tại một lớp học của Trường THPT Trần Nhân Tông khiến nhiều học sinh không khỏi sợ hãi.
Được biết, sự việc xảy ra tại lớp 12A12 khi các em học sinh đang ngồi học. Sự việc khiến học sinh trong lớp phải đi cấp cứu với vết thương khá nghiêm trọng ở đầu. Nhiều học sinh chứng kiến đã khóc vì hoảng sợ.
![]() |
Ông Phan Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông cho hay, mảng vữa trần lớn bất ngờ rơi xuống ngay trong lớp học khiến 3 học sinh bị thương. Hiện 3 học sinh này đang được cấp cứu.
Theo ông Tùng, hiện nhà trường đang tiếp tục chờ thông tin, theo dõi từ phía bệnh viện.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự việc như trên. Trước đó, ngày 20/10/2017, nhiều mảng vữa trần của một số lớp học cũng đã rơi xuống sàn.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã có biên bản đánh giá nhiều phòng học tại đây không đảm bảo an toàn, kết cấu công trình tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, tường trụ xuất hiện nhiều vết nứt lớn.
Phương án cải tạo xây mới trường này cũng đã được đưa ra. Song vì lý do chưa được UBND TP Hà Nội cấp kinh phí nên dự án cải tạo xây mới vẫn chưa được triển khai, dù các thủ tục đã được hoàn tất cách đây gần một năm.
Chiều cùng ngày, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã có văn bản báo cáo UBND Thành phố Hà Nội về tình hình sự việc xảy ra tại Trường THPT Trần Nhân Tông.
Theo đó, vụ việc được xác định xảy ra vào lúc 10h50 sáng nay 20/3, khi các em học sinh lớp 12A12 đang học tiết 5 tại phòng họp hội đồng (tạm thay cho lớp học cũ xuống cấp), bất ngờ một mảng vữa (diện tích 1,2 m2) trên trần nhà rơi trúng vào đầu 3 em là: Lê Minh Ánh, Nguyễn Thúy Quỳnh và Vũ Tuấn Hưng.
Ngay khi sự việc xảy ra, Ban giám hiệu nhà trường đã gọi xe cấp cứu đưa các em học sinh bị thương đi cấp cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã cử đoàn cán bộ trực tiếp đến trường để cùng xử lí các công việc liên quan.
Báo cáo của Sở cũng cho hay, hiện tình trạng sức khỏe của 3 học sinh trên vẫn đang được đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn kiểm tra, theo dõi chặt chẽ và chưa có kết luận cụ thể. Đại diện ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm đang cùng phụ huynh học sinh túc trực tại bệnh viện để chăm lo cho các em.
Thanh Hùng
Học sinh tiểu học ở Vĩnh Long đang học thì bất ngờ la phông trần nhà rơi xuống khiến 9 em phải nhập viện.
" alt=""/>Bị mảng vữa trần lớp học rơi trúng, 3 học sinh bị thươngCác xã huy động phương tiện, máy móc, chủ động sửa chữa, khắc phục nhanh các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã bị sạt lở đất, đá đảm bảo giao thông đi lại, không bị chia cắt, cô lập. Tại các khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở căng biển cảnh báo nguy hiểm, cảnh báo người dân, tiếp tục rà soát, chủ động sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm, thống kê thiệt hại để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Ứng dụng Zalo để hỗ trợ người dân tại chỗ - khẩn cấp - kịp thời
Các đơn vị, tổ chức cứu hộ cứu nạn đang ra sức nỗ lực tìm kiếm và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Trong các tình huống khẩn cấp và không có thông tin liên lạc hoặc đường dây nóng của các đội cứu hộ, người dân có thể kết nối khẩn cấp và liên hệ cứu trợ thông qua mini app Phòng chống thiên tai Việt Nam trên Zalo.
Zalo Mini App Phòng chống thiên tai Việt Nam giúp người dân nhận được sự ứng cứu kịp thời trong các tình huống nguy cấp thông qua tính năng "Kết nối cứu trợ". Người dân có thể thông qua tính năng này để cung cấp thông tin liên lạc, gửi định vị kèm mô tả và hình ảnh để lực lượng chức năng ứng cứu kịp thời. Bên cạnh đó, danh sách số điện thoại và đường dây nóng sẽ được hiển thị trên màn hình để người dân có thể liên lạc cơ quan chức năng của địa phương ngay lập tức trong tính năng "Liên hệ khẩn cấp".
Bên cạnh đó, dù tình hình mưa lũ đang được giảm thiểu nhưng cũng được dự báo có thể sẽ xảy ra các tình huống thiên tai khác như sạt lở đất, lốc xoáy. Vì vậy người dân cần tìm hiểu và ứng dụng tính năng "Phản ánh thiên tai" để cập nhật tình trạng, nguy cơ tiềm ẩn hoặc tình hình thiên tai khu vực sinh sống đến cơ quan chức năng. Thông qua đó, cơ quan chức năng tại khu vực sẽ nhanh chóng xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời.
Trước tình hình mưa lũ trên diện rộng vừa qua cũng như những cảnh báo thiên tai mới trong năm 2024, Zalo Mini App Phòng chống thiên tai Việt Nam là công cụ thiết thực, giúp người dân dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng kết nối cứu trợ, kịp thời nhận được sự hỗ trợ từ địa phương. Qua đó, góp phần giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản, giúp người dân chuyển mình trước thiên tai, từ thế bị động ứng phó đến chủ động phòng ngừa, bảo vệ tính mạng bản thân và gia đình.
Phương Dung
" alt=""/>Cứu trợ, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ lịch sử tại Hà Giang qua ZaloThượng úy Lê Văn Cường. Ảnh: Thanh Hùng. |
Tốt nghiệp xuất sắc, ra trường với quân hàm Trung úy, anh nhận nhiệm vụ công tác tại Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị quê hương mình. Công tác được 1 năm, khi biết tin có đợt tăng cường quân số cho các tỉnh phía Nam, anh đã mạnh dạn đăng ký và viết đơn tình nguyện lên đường.
Rồi anh được điều động vào công tác tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức (tỉnh Long An). Cũng chính từ đây, anh có cơ hội tiếp xúc, hiểu và đồng cảm hơn với những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn và “bén duyên” với lớp học tình thương xóa mù chữ.
Các em nhỏ đến đây học xuất phát từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, chủ yếu là con công nhân từ các tỉnh miền Tây lên sinh sống, làm việc. Phần đa bố mẹ các em đều làm công nhân nên điều kiện rất khó khăn. Bản thân các em hằng ngày cũng phải đi bán vé số, phụ bán hàng ở chợ… với cuộc sống tạm bợ.
“Có nhiều em vì gia đình quá khó khăn phải trở thành lao động chính. Nhiều bố mẹ không muốn cho con đến lớp mà chỉ muốn ở nhà đi bán vé số kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Có nhiều em đang học thì phải bỏ ngỏ giữa chừng vì bố mẹ chuyển chỗ làm khác hoặc về quê”, anh Cường kể.
Cũng vì thế mà việc duy trì lớp học ảnh hưởng rất nhiều.
Trước tình hình ấy, thầy giáo Cường phải luôn động viên các em đến lớp, gặp gỡ, chia sẻ để các gia đình hiểu tầm quan trọng của con chữ, của tri thức, qua đó thuyết phục họ tạo điều kiện hết mức cho con em đến lớp.
“Hằng ngày các em đều đi bán vé số hoặc phụ giúp cha mẹ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình nên bản thân nhiều em cũng không muốn đi học.
Do đó chúng tôi phải thường xuyên đến nhà các em để thuyết phục vận động, khuyên răn, tác động từ cả phụ huynh lẫn học sinh. Không cách nào khác phải kiên trì, xác định trong đầu một lần không được thì 2, 3 lần,… thậm chí đến khi nào được mới thôi”.
Nỗ lực của thầy giáo Cường là số học sinh ngày càng tăng.
Nhớ lại những ngày đầu nhận nhiệm vụ dạy học, anh Cường kể: “Những ngày đầu đứng trước lớp tôi rất run và luống cuống không biết phải làm thế nào vì chưa bao giờ cầm phấn dạy học bao giờ, mà cũng chưa từng nghĩ đến việc mình sẽ ở vị trí như một thầy giáo. Mới đầu mình viết chữ xấu do không quen viết bảng các em không đọc được. Thậm chí viết lệch dòng, xiên vẹo. Ngay chỉ việc ghi thứ/ngày/tháng trên bảng cũng không ghi được cho thật rõ ràng”
Để khắc phục, anh chịu khó đi sớm hơn giờ vào lớp liền 1 tuần chỉ để đứng tập viết trên bảng và rồi dần cũng quen.
Về nhà anh giành thời gian xem phương pháp dạy như thế nào và lên giáo án nghiên cứu trước.
Cũng may, đồng hành với anh Cường còn có một chiến sĩ khác trong đơn vị và một cô giáo về hưu nhưng vẫn tình nguyện dạy các cháu nên anh cũng hỏi được nhiều kinh nghiệm.
“Lớp 1, 2, 3 có thể dễ hơn nhưng khi các em lên lớp 4, 5 có nhiều bài khó vì cách giải để các em hiểu không đơn thuần như cách giải của người lớn nên tôi phải chuẩn bị mày mò từ trước. Đặc biệt, môn toán lớp 5 có nhiều bài mình rối. Vì không có chuyên môn nên nhiều lúc phải gọi hỏi cô giáo để soạn bài trước”, anh Cường nói.
“Đầu tiên cảm thấy rất khó khăn nhưng mỗi ngày bước vào lớp nghe các em chào “thầy” thì mình tự nhiên cảm thấy rất vui sướng và càng thôi thúc phải dạy cho các em biết được cái chữ”.
Chuyên môn sư phạm không có mà cũng chẳng được đào tạo một buổi nào nhưng vì thương các em nhỏ nên hằng ngày sau giờ làm việc chuyên môn anh tự mày mò, tìm kiếm trên Internet hay qua các giáo viên để học cách “truyền đạt” sao cho hiệu quả.
Anh còn tham mưu với chính quyền địa phương tổ chức lễ khai giảng và các buổi tổng kết năm học để các học trò cảm nhận được sự háo hức của việc đến lớp và không cảm thấy thiệt thòi.
Anh Cường cùng các chiến sĩ cũng thường xuyên trích tiền lương để mua bút, vở, bánh kẹo, tổ chức trò chơi cho các em sau mỗi buổi học. Có lẽ, vì tình cảm ấy, các trò có động lực để lên lớp đều đặn hơn đến nay tổng số học sinh là 28 em.
Thầy giáo Cường cùng các học trò nhỏ của mình. |
Gắn bó với các em được 2 năm, thời gian không quá dài nhưng trong anh đầy kỷ niệm.
“Kỷ niệm buồn nhất là lần cả lớp chia xa em học sinh Kim Phụng lớp 4- một trong những học sinh học tốt trong lớp do bố mẹ là công nhân phải chuyển chỗ làm và con phải đi theo”.
Số lượng học sinh ngày càng tăng cũng khiến cho anh Cường có thêm động lực rằng việc vận động và giảng dạy có hiệu quả.
Lớp học hiện nay chỉ là một căn phòng chật hẹp mượn được hộ dân rộng 3m, dài 7m, nhưng đều đặn cứ 5h đến 7h tối mỗi ngày vẫn rộn ràng từ việc dạy phát âm những con chữ đến làm toán. “Nhiều em đi bán vé số về chưa kịp ăn tối nên mua bánh mỳ vào trong lớp ăn. Đôi lúc nghĩ lại càng thương các em và chỉ mong các cấp có thể hỗ trợ cho các em phòng học và các dụng cụ học tập”, anh Cường tâm sự.
Ngoài dạy văn hóa, thầy Cường cũng trang bị cho các em kỹ năng sống, giáo dục các em không sa vào các tệ nạn xã hội và phòng, chống trẻ em vi phạm pháp luật.
“Tôi mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những lớp học tình thương, những lớp học xóa mù chữ được mở ra ở những nơi còn khó khăn, nơi mà trẻ em vẫn chưa được đến trường để phần nào đó cho các em có được con chữ làm hành trang bước vào đời”, anh Cường chia sẻ.
Thượng úy Lê Văn Cường là người trẻ nhất được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do TƯ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam với Bộ GD-ĐT tổ chức vừa qua.
Thanh Hùng
" alt=""/>Lớp học của thầy giáo lính 9X