Trên cơ sở học tập kinh nghiệm các nước có hệ thống thu phí điện tử không dừng tiên tiến trên thế giới, Bộ GTVT đã xây dựng lộ trình triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng qua 3 giai đoạn lớn.
Trong đó, giai đoạn 1 (đơn làn ETC có barrier) dự kiến thực hiện từ năm 2016 đến năm 2023. Các trạm thu phí vẫn tồn tại barrier, barrier sẽ mở cho xe đi qua trong trường hợp khi xe có thông tin thẻ dịch vụ hợp lệ, có đủ số dư tài khoản thu phí. Khi xe chưa gắn thẻ dịch vụ, hoặc có gắn thẻ dịch vụ nhưng không đủ số dư tài khoản thì hệ thống chuyển sang chế độ thu phí một dừng - MTC.
Giai đoạn 2 (đơn làn tự do ETC) dự kiến thực hiện từ năm 2024 đến năm 2025, giai đoạn này tại các trạm thu phí không còn barrier, chỉ duy trì dải phân cách các làn, không còn cabin thu phí. Các phương tiện lưu thông tự do theo làn qua trạm thu phí.
Và ở giai đoạn cuối cùng (đa làn tự do ETC), dự kiến từ 2026 trở đi, tại khu vực trạm thu phí chỉ còn duy trì giá long môn và các thiết bị thu phí gắn trên giá long môn. Các phương tiện lưu thông tự do đa làn qua khu vực trạm thu phí.
Cả nước có 112 trạm thu phí vận hành hệ thống ETC
Theo thông tin từ Bộ GTVT, đối chiếu với tình hình thực tế hiện nay, hệ thống thu phí điện tử không dừng trên toàn quốc đang dừng ở giai đoạn 1 - đơn làn ETC có barrier.
Thông tin cụ thể hơn về quá trình triển khai thu phí dịch vụ đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, cơ quan này cho biết, đến thời điểm hiện tại, tất cả các trạm thu phí đủ điều kiện đã được lắp đặt, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Cụ thể, đã có 112 trạm thu phí trên toàn quốc đưa vào vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng, trong đó Bộ GTVT quản lý 69 trạm và địa phương quản lý 43 trạm.
Với một số trạm không triển khai hoặc lùi thời gian do có tính chất đặc thù, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương. Cụ thể gồm 8 trạm do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, 4 hệ thống thu phí trên cao tốc do VEC quản lý chưa triển khai do vướng mắc về nguồn vốn và 7 trạm do địa phương quản lý.
Mặc dù hệ thống thu phí điện tử không dừng do nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ kết nối, các phương tiện tham gia giao thông chỉ cần dán 1 thẻ đầu cuối có thể qua tất cả các trạm trên toàn quốc.
Hệ thống nạp tiền, trả tiền tiền được đa dạng hóa với nhiều hình thức như áp dụng ví điện tử Momo, Viettel Pay, Zalo Pay…; kết nối liên thông giữa tài khoản giao thông và tài khoản cá nhân tại một số ngân hàng lớn như BIDV, VP Bank, VietcomBank.
Đặc biệt, có khoảng 2 triệu phương tiện đã dán thẻ tham gia dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng. Doanh thu thu phí điện tử không dừng trong quý I/2021 tại các trạm thu phí trung bình chiếm khoảng 19% và đến quý III/2021 tỷ lệ này tăng lên 35%.
“Hệ thống thu phí điện tử không dừng đưa vào hoạt động góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, bước đầu đã tạo được sự thuận tiện và niềm tin cho người tham gia giao thông”, Bộ GTVT đánh giá.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng: Do hệ thống thu phí điện tử không dừng lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, việc quản lý vận hành hệ thống liên quan đến nhiều đối tượng nên còn tồn tại một số lỗi gây bất tiện cho chủ phương tiện như: Xe qua trạm phải trả tiền mặt trong khi tài khoản giao thông vẫn trừ tiền; Nhiều phương tiện chưa đủ điều kiện (chưa dán thẻ hoặc dán thẻ mà không nạp tiền hoặc thiếu tiền) vẫn đi vào cửa dành riêng cho thu phí điện tử không dừng…
Nguyên nhân của các tồn tại nêu trên, ngoài yếu tố về giải pháp kỹ thuật còn do sự phối hợp giữa các nhà cung cấp dịch vụ, chủ đầu tư dự án và các cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ trong quá trình vận hành.
Bên cạnh đó, việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng còn có một số hạn chế khác như: vướng mắc về nguồn vốn của VEC chưa được tháo gỡ dẫn đến tiến độ triển khai tại các tuyến cao tốc do đơn vị này quản lý chưa được thực hiện; một số trạm thu phí có doanh thu rất thấp, số lượng phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ chưa cao...
Vân Anh
Các tài xế tuyệt đối không được điều khiển xe đi vào cửa dành riêng cho thu phí điện tử không dừng (ETC) khi xe chưa gắn thẻ đầu cuối hoặc đã gắn thẻ đầu cuối nhưng tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả cho giao dịch.
" alt=""/>Từ năm 2026, các trạm thu phí giao thông đường bộ sẽ không còn cabinThạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Sơn, Phó Trưởng Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, sau 10 phút, các bác sĩ đã lấy được chiếc bàn chải đánh răng dài 20cm còn nguyên vẹn ra khỏi dạ dày của bệnh nhân. Đây là trường hợp khá hy hữu, từ trước đến nay mới ghi nhận lần đầu tiên tại Trung tâm Nội soi Tiêu hóa.
Do dị vật lớn, cứng, dài (khoảng 20cm) nên khi nội soi, bác sĩ phải thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ để tránh nguy cơ làm tổn thường dạ dày, thực quản của bệnh nhân. Sau khi được lấy dị vật, A. có tuần hoàn ổn định, thoải mái, hết đau bụng, ăn uống bình thường và xuất viện.
Qua trường hợp này, bác sĩ Sơn khuyến cáo, sau khi nuốt hoặc hóc dị vật với kích thước lớn, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế sớm nhất, để được kiểm tra và gắp dị vật; không nên cố gắng uống hoặc ăn thêm thức ăn để hy vọng dị vật trôi xuống sẽ làm cản trở và gây khó khăn hơn trong quá trình gắp dị vật. Đặc biệt, tránh tình trạng để lâu ngày sẽ gây viêm, dẫn đến tắc ruột, thủng ruột, tổn thương dạ dày, nguy hiểm cho tính mạng.
1. Chả tôm Thanh Hóa
Nhắc đến đặc sản xứ Thanh, người sành ăn không thể biết đến món nem chua và chả tôm nổi tiếng hấp dẫn. Chả tôm Thanh Hóa được làm từ tôm biển Sầm Sơn. Con tôm tươi sau khi được hấp lên được đem bỏ vào cối giã nhỏ cho tơi rồi trộn với hỗn hợp thịt rán băm nhỏ, một ít bánh phở cắt vụn, hạt tiêu bắc và một chút gia vị cho đậm đà. Để màu nhân được đẹp và đỏ hơn, đôi khi người ta còn cho thêm một chút thịt của quả gấc.
![]() |
Khác với những món chả khác, chả tôm được cuốn trong một lớp bánh phở dày và kẹp bằng nẹp tre rồi đem nướng trên bếp than củi hồng. Khi nướng, người ta cũng phải thật khéo léo và cẩn thận để chả chín đều từ trong ra ngoài.
![]() |
Chả nướng xong có màu vàng đậm, lớp bánh phở bên ngoài được mỡ của lớp nhân bên trong chiết ra giúp cho miếng chả không bị khô, ở ngoài giòn tan mà nhân bên trong vẫn mềm và không mất chất. Chả tôm được ăn kèm với nước chấm cua ngọt có đu đủ bóp, rau sống.
![]() |
2. Chả mực Hạ Long
Chả mực Hạ Long là đặc sản nổi tiếng của Quảng Ninh. Món này thậm chí đã lọt vào Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam, căn cứ theo tiêu chí đánh giá giá trị đặc sản Việt Nam do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ban hành. Điều này đã chứng minh cho sự đặc sắc và hấp dẫn của món ăn này.
![]() |
Quả thực chả mực Hạ Long vô cùng hấp dẫn khi được làm từ mực mai tươi với nhiều công đoạn công phu. Mực được làm sạch, lau khô rồi bỏ từng miếng một vào cối và giã bằng tay, có miếng giã kĩ, có miếng được giã hơi rối, vừa đủ để bắt dính. Đây là điều kiện để có miếng chả mực giòn hơn.
Trong khi giã, người làm thả thêm vào đó hạt tiêu vỡ để hạt tiêu mới đều được vào thịt mực, vì sau khi giã, mực sẽ bắt dính chắc, rất khó trộn.
Sau khi hoàn thành công đoạn giã, chả mực được nặn viên vừa ăn và rán sơ. Chả mực được đưa đến tay thực khách có màu vàng nhạt đặc trưng, khi ăn chỉ cần rán nóng lại là được tận hưởng vị thơm ngọt của mực tươi... Món này ăn nhậu hay ăn cùng cơm, xôi đều rất ngon lại bảo quản được lâu nên đây là đặc sản hầu như ai đến thăm Quảng Ninh, Hạ Long đều mua về để làm quà.
3. Chả cá Nha Trang
Hầu như miền biển nào của Việt Nam cũng có thể làm được chả cá nhưng chả cá ngon và đặc sắc nhất phải kể đến chả cá Nha Trang. Chả cá của tình này nổi tiếng ngon vì làm từ cá tươi trong đó các loại thường dùng cá mối, cá thu, cá thởn, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ... nhưng ngon nhất là chả cá nhồng hương, giờ rất hiếm.
![]() |
Người làm chả cá Nha Trang bảo cách làm chả cá không khó, chỉ mất công ở khâu giã cá. Cá tươi nạo lấy thịt cùng hành, tỏi, tiêu, gia vị bỏ vào cối quết thật nhuyễn, càng nhuyễn càng dai. Nếu là chả cá hấp thì có thể cho thêm mỡ khổ xắt hột lựu, ít nấm mèo thái nhuyễn, hấp đến khi gần chín, đập thêm một quả trứng cho bề mặt có màu vàng.
![]() |
Chả cá thường hấp hay chiên và mỗi loại lại có một đặc trưng riêng như chiên thì thơm hơn còn hấp lại ngọt hơn. Dù chiên hay hấp, chả luôn có đặc trưng là dai, mềm và ngọt vị cá, càng đậm đà hơn nếu chấm một chút nước mắm ớt tỏi đặc. Chả cá Nha Trang là nguyên liệu chính của món bánh canh, bún cá hay mì Quảng.
(Theo Tri thức trẻ)
" alt=""/>Các món chả ngon ở vùng biển Việt Nam