Bác sĩ chẩn đoán hai bệnh nhân ngộ độc cấp khí độc Carbon monoxide (CO). Bệnh nhân ở trong tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng gây co giật rất mạnh, đại tiểu tiện không tự chủ, có hội chứng tiêu cơ vân và suy đa tạng cấp.
Các nạn nhân được chỉ định cho điều trị bằng phương pháp hồi sức cao áp (điều trị oxy cao áp kết hợp với hồi sức trong buồng cao áp), và phác đồ của viện nghiên cứu, có kíp hồi sức liên tục chăm sóc, theo dõi xử trí các diễn biến trong buồng cao áp.
Sau 30 phút điều trị, tình trạng bệnh nhân dần ổn định, không còn vật vã kích thích, các chỉ số về hô hấp tim mạch đều dần trở lại bình thường. Kết thúc phác đồ điều trị 6 tiếng, bệnh nhân tỉnh táo. Sau 18 tiếng, bệnh nhân tự ngồi dậy được.
Tuy nhiên, do quá trình thiếu oxy kéo dài, gây tổn thương các mô thần kinh, gan, cơ… nên bệnh nhân cần phải điều trị một thời gian để bình phục hoàn toàn.
CO là loại khí không màu, không mùi, không vị. Bình thường trong không khí, CO chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp (khoảng 0,001%). Điều nguy hiểm là khả năng kết hợp của loại khí này với Hb (hemoglobin - một chất vận chuyển oxy trong hồng cầu) mạnh gấp khoảng 240 lần so với oxy.
Vì thế, chỉ cần một lượng nhỏ của khí CO đã có thể chiếm hết hoặc gần hết chỗ vận chuyển oxy của Hb hồng cầu. Điều này dẫn đến tình trạng máu không thể mang oxy đến các mô và tế bào, gây tổn thương tế bào và các mô của cơ thể, có thể gây tử vong hoặc sống thực vật.
Công trình Toà nhà Câu lạc bộ golf nằm trong sân golf Đồi Cù (tên thương mại là sân golf Dalat Palace). Đây là sân golf 18 lỗ, có vị trí đắc địa ngay trung tâm TP Đà Lạt, hướng nhìn thẳng ra hồ Xuân Hương.
Cùng với sân golf, Công ty Hoàng Gia ĐL đang vận hành khách sạn Dalat Palace, khách sạn Duparc Dalat và hai biệt thự số 27A và số 27B Trần Hưng Đạo, TP Đà Lạt.
Tất cả các hạng mục trên thuộc dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt do Công ty Hoàng Gia ĐL làm chủ đầu tư. Dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 1991, tổng quy mô sử dụng đất 71,5ha và vốn đầu tư 875,6 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.
Theo chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ 9 vào tháng 7/2018, ba nhà đầu tư góp vốn 848 tỷ đồng (97% vốn) để thực hiện dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt gồm: Bà Dương Trương Thiên Lý góp 661 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Kim Phượng 93 tỷ và ông Nguyễn Hoàng Vũ 93 tỷ. 27,5 tỷ đồng còn lại là vốn vay.
Trở lại công trình Toà nhà Câu lạc bộ golf thuộc sân golf Dalat Palace, vào tháng 8/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản thống nhất bổ sung hạng mục, chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc Toà nhà Câu lạc bộ golf của Công ty Hoàng Gia ĐL.
Trên cơ sở đó, ngày 12/1/2023, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã cấp giấy phép xây dựng số 02/GPXD cho chủ đầu tư xây dựng công trình. Trong đó, tầng hầm công trình có diện tích 2.639m2, chiều cao 3,5m.
Đến tháng 2/2023, UBND tỉnh có văn bản về việc bổ sung diện tích tầng hầm cho công trình. Quá trình điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc công trình, Công ty Hoàng Gia ĐL chưa được cấp giấy phép điều chỉnh nhưng đã xây dựng.
Cụ thể, đối với hạng mục đã được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư xây dựng sai phép với diện tích 3.294m2. Với hạng mục công trình chưa được cấp phép, Công ty Hoàng Gia ĐL đã tự ý xây 2 khối công trình, tổng diện tích xây không phép 20.406m2.
Cuối tháng 12/2023, qua kiểm tra công trình Toà nhà Câu lạc bộ golf, UBND phường 1, TP Đà Lạt đã lập biên bản các vi phạm trên, yêu cầu ngừng thi công.
Đến ngày 4/1/2024, UBND TP ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Hoàng Gia ĐL về hành vi thi công công trình sai phép và không phép, tổng số tiền phạt là 240 triệu đồng. Đồng thời, đề nghị chủ đầu tư khắc phục hậu quả.
Đối với thủ tục đất đai, từ tháng 12/2022 đến tháng 11/2023, Công ty Hoàng Gia ĐL đã hai lần nộp hồ sơ nhưng cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng 5.629m2 đất rừng phòng hộ để xây dựng công trình Toà nhà Câu lạc bộ golf.
Trong quá trình xử lý công trình vi phạm nói trên, giữa tháng 1/2024, Sở Xây dựng Lâm Đồng đã trả hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với hạng mục chưa có giấy phép của Công ty Hoàng Gia ĐL. Mới đây, cơ quan này tiếp tục thu hồi giấy phép xây dựng tầng hầm đã cấp trước đó.
Ông Dũng cho biết, việc đề xuất này phải phù hợp với các pháp luật về nhà ở, pháp luật về ngân sách, pháp luật về tín dụng, pháp luật về đầu tư công và các pháp luật khác liên quan. Bộ Xây dựng đang tập trung phối hợp với các bộ ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ đảm bảo đồng bộ, đúng quy định pháp luật.
Liên quan đến gói tín dụng này, tại thông báo mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoàn thành trong tháng 10/2024 việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 30.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở để thực hiện chính sách xã hội.
Trong đó, 15.000 tỷ đồng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ và 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay.
Cũng tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết thêm, mấu chốt của chính sách phát triển nhà ở xã hội là miễn tiền sử dụng đất và tín dụng ưu đãi. Tín dụng ưu đãi vừa hỗ trợ chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội, vừa hỗ trợ người dân khó khăn về nhà ở có đủ điều kiện và thời gian thu xếp tài chính để mua được nhà ở xã hội là rất cần thiết.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng cùng các bộ, ngành liên quan sẽ nghiên cứu để đảm bảo gói tín dụng được thực hiện đúng luật, khả thi và hiệu quả, giúp người thu nhập thấp tiếp cận vốn vay giá rẻ để mua nhà.
Theo Bộ Xây dựng, đến nay cả nước có 619 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai, quy mô hơn 561.800 căn.
Trong đó, 79 dự án hoàn thành, quy mô gần 40.700 căn; 128 dự án đã khởi công, với quy mô gần 111.700 căn; 412 dự án được chấp thuận chủ trương, quy mô hơn 409.400 căn.
Số căn hộ đã được khởi công, hoàn thành đến nay đạt khoảng 35,6% mục tiêu đặt ra đến năm 2025 là 428.000 căn.
Về kết quả thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ, theo Bộ Xây dựng, hiện ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank), có thêm 4 ngân hàng khác gồm TPbank, VPBank, MBBank và Techcombank đã có văn bản đăng ký tham gia chương trình, mỗi đơn vị 5.000 tỷ đồng (nâng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất lên 140.000 tỷ đồng).
Đến nay mới có 34/63 UBND tỉnh có văn bản, công bố 83 dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi trên cổng thông tin điện tử.
Tính đến cuối tháng 8, gói tín dụng đã giải ngân được 1.344 tỷ đồng, trong đó có 1.295 tỷ đồng cho các chủ đầu tư vay, 49 tỷ đồng cho người mua nhà vay.
" alt=""/>Gói 120.000 tỷ ‘ế’, Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu cho dân vay mua nhà xã hội