Lúc này, chị Đ.Q.T. (34 tuổi) có ở nhà nên hai anh em xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi, sau đó Đỗ Đình Giang đã dùng tay bóp cổ chị T. đến khi nạn nhân bất động.
Chị T. được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng đã tử vong. Sau khi gây ra cái chết cho em gái, người này đến trụ sở Công an TP Thái Bình đầu thú.
Được biết, chị T. đã lấy chồng ở huyện Hưng Hà nhưng mới về xã Phú Xuân mua đất và xây nhà. Hiện tại, chị T. đã có 2 con, trong đó có một bé đang học tiểu học, 1 bé mới sinh được 3 tháng. Còn mẹ chị T. tới nhà con gái để chăm con cháu mới sinh.
Nhận được thông tin, cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình phối hợp với đơn vị nghiệp vụ tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi phục vụ điều tra vụ án.
Nguyễn Thu Hằng
Thời gian chấp hành án phạt tù, nhiều lần đề nghị gia đình đưa 2 con đến trại thăm nuôi không được, Hiếu nảy sinh ý định sát hại bố mẹ và em gái.
" alt=""/>Gặp mẹ mượn sổ hộ khẩu, anh trai bóp cổ em gái tử vong do mâu thuẫnTheo quy hoạch, tại dự án ZeitGeist City Nhà Bè có 228ha đất đơn vị ở và 121ha đất ngoài đơn vị ở. Trong 228ha đất đơn vị ở có 155ha đất nhóm nhà ở, gồm: 14.000 căn hộ chung cư; 2.480 căn biệt thự; 2.678 căn nhà ở phức hợp.
Đây là lần thứ 7 Sở TN&MT TP.HCM mời chào đơn vị tư vấn để thẩm định lại giá đất của dự án trên. Thời điểm định giá đất được xác định vào tháng 12/2013.
Như vậy, sau gần 4 năm, Sở TN&MT vẫn chưa thể định lại giá đất dự án này theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.
Là khu đô thị lớn thứ hai khu Nam Sài Gòn, dự án ZeitGeist City Nhà Bè được khởi công từ cuối năm 2019. Đến nay, nhiều sản phẩm nhà ở tại một số phân khu của dự án đã được bàn giao cho khách hàng. Tuy nhiên, nghĩa vụ tài chính về đất đai của chủ đầu tư dự án vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Như VietNamNet đã thông tin, tháng 12/2014, UBND TP.HCM ban hành quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất dự án ZeitGeist City Nhà Bè là 3.214 tỷ đồng. Đến tháng 4/2017, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị UBND TP.HCM xác định lại giá đất của dự án này.
Trên cơ sở đó, tháng 3/2020, UBND TP.HCM chỉ đạo Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu để Thành phố quyết định giá đất của dự án.
Tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND TP.HCM và doanh nghiệp Hàn Quốc diễn ra vào tháng 3/2023, ông Cho Sung Yol, TGĐ Tập đoàn GS E&C tại Việt Nam đã ý kiến về việc TP.HCM thẩm định lại giá đất của dự án ZeitGeist City Nhà Bè.
Theo Cho Sung Yol, năm 2007, công ty đã ứng trước chi phí để UBND TP.HCM thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án. Theo thoả thuận, chi phí này sẽ được cấn trừ vào tiền sử dụng đất của dự án mà chủ đầu tư phải nộp khi được xác định.
Đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc than phiền rằng, nếu TP.HCM đơn phương thẩm định lại giá đất dự án và yêu cầu chủ đầu tư nộp thêm khoản chênh lệch sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định và niềm tin của doanh nghiệp FDI nói chung, trong đó có Tập đoàn GS E&C.
Những tín hiệu tích cực này một phần đến từ loạt chính sách giải quyết khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững trong 2 năm qua.
3 luật quan trọng vừa được Quốc hội thông qua, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản, giúp tháo gỡ “điểm nghẽn” về pháp lý cho hàng loạt dự án.
Việc giảm lãi suất ngân hàng cũng giúp doanh nghiệp và người dân đều được tiếp cận với nguồn vốn dễ hơn. Đặc biệt, với người vay mua nhà, nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất từ 1 - 2% so với hồi cuối năm 2023, xuống khoảng 5,9 - 6,5%/năm. Hết thời gian ưu đãi, mức lãi suất cho vay mua nhà thả nổi ở ngưỡng 9 - 11%/năm.
Tại cuộc họp hàng ngày 14/3, Thủ tướng đưa ra yêu cầu “5 tăng, 5 giảm, 5 tăng tốc, bứt phá” với ngành ngân hàng. Trong đó, ưu tiên 5 giảm gồm: giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, “sân sau”… Các chuyên gia đánh giá, đây sẽ là căn cứ để lãi suất cho vay tiếp tục “hạ nhiệt” trong thời gian tới.
Ở diễn biến khác, lãi suất huy động của ngân hàng cũng đã giảm mạnh từ cuối năm ngoái. Một lượng lớn tiền gửi ngân hàng sẽ “chảy” ra các kênh đầu tư khác tiềm năng hơn, trong đó có BĐS.
Một nguồn lực quan trọng khác là lượng kiều hối được chuyển về hàng năm, ước tính khoảng từ 17 - 18 tỷ USD/năm. Theo thống kê, khoảng 25% số tiền này được gửi gắm vào nhà đất.
Chủ đầu tư tích cực điều chỉnh mô hình kinh doanh
Các chủ đầu tư chủ động tung ra hàng loạt chính sách ưu đãi, điều chỉnh mô hình kinh doanh để thu hút người mua BĐS, điển hình là Vinhomes.
Ngay từ đầu năm 2024, đơn vị này đã triển khai đợt tuyển dụng lớn nhất kể từ đại dịch Covid-19. Chiến dịch này nằm trong định hướng xây dựng khối kinh doanh bán lẻ trực tiếp các sản phẩm BĐS cho khách hàng (tự doanh) mà đơn vị này đang hướng tới.
“Vừa “chân ướt chân ráo” quay trở lại thị trường sau 1 năm tạm nghỉ mà tôi đã phải chạy hết hơi vì khách gọi liên tục. Lượng khách quan tâm tăng gấp đôi, gấp ba so với năm ngoái, giao dịch cũng sôi động hơn. Rõ ràng, việc thành lập đội ngũ tự doanh của Vinhomes không chỉ mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người, mà còn là động thái cần thiết cho thị trường thời điểm này”, anh Văn Toản - nhân viên kinh doanh tự doanh của Vinhomes cho hay.
Song song lực lượng tự doanh, hệ thống đại lý của Vinhomes khắp cả nước cũng mạnh mẽ trở lại. Vinhomes sẽ tiếp tục có nhiều chính sách thúc đẩy các đại lý phát triển đồng thời, nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác, bao gồm cả việc đầu tư vào các công ty đại lý. Bên cạnh đó, các đại lý cũng được tiếp cận các thông tin từ chủ đầu tư và hưởng các quyền lợi, chính sách ngang bằng với khối tự doanh.
Tạo nên thế “kiềng ba chân” vững chắc cho mô hình kinh doanh của Vinhomes còn có kênh bán hàng trực tuyến Vinhomes Market - nơi khách hàng, cư dân, nhà đầu tư có thể “thuận mua vừa bán, thuận tiện trải nghiệm, thuận lợi đầu tư”. Trong năm 2024, Vinhomes sẽ nỗ lực hoàn thiện kênh phân phối này với các tiêu chí: văn minh, hiện đại, dễ sử dụng, dễ tra cứu, dễ giao dịch.
Đậu Linh
" alt=""/>Những ‘tín hiệu sáng’ hút dòng tiền vào bất động sản