![]() |
"Đưa em đi khắp thế gian" khiến tên tuổi của Murad cùng Nataly trở nên nổi tiếng và đem lại nhiều thành tựu trong sự nghiệp cho cặp blogger người Nga. Năm 2017, Murad Osmann được tạp chí Forbes chọn vào Top 3 Travel Influencer. Trên Instagram, cha đẻ của #FollowMeTo hiện có hơn 4 triệu follower. |
![]() |
Nhiếp ảnh gia 34 tuổi cho biết sau khi nổi tiếng, anh nhận được vô số các hợp đồng quảng cáo, lời mời hợp tác. Tuy nhiên, cặp blogger đã từ chối 95% các hợp đồng thương mại và chỉ hợp tác với những thương hiệu có chung mục tiêu. "Ngay từ đầu chúng tôi đã đặt nội dung lên hàng đầu. Vì vậy, chúng tôi không chạy theo sự cường điệu, thương mại hóa mà cố gắng phát triển những dự án của riêng mình", Murad nói. |
![]() |
Năm 2015, Murad và Nataly nên duyên vợ chồng. Đám cưới và bộ ảnh cầu hôn, hưởng tuần trăng mật lãng mạn của 2 người nhận được nhiều sự quan tâm. "Anh hứa sẽ nắm tay và nói yêu em mỗi ngày trong suốt quãng đời còn lại của chúng ta", nhiếp ảnh gia viết trên trang cá nhân. |
![]() |
Chuyện tình đẹp cùng cuộc hôn nhân viên mãn của bộ đôi "nắm tay em đi khắp thế gian" khiến nhiều người ngưỡng mộ và dành lời chúc phúc. Những khoảnh khắc tình tứ bên nhau vẫn thường xuyên được cả hai chia sẻ trên trang cá nhân sau khi về chung một nhà. Bộ đôi từng chia sẻ sau hơn 10 năm bên nhau, họ vẫn yêu thương đối phương như ngày đầu và cảm thấy may mắn khi được đồng hành trong cả sự nghiệp, lẫn cuộc sống. |
![]() |
Trên trang cá nhân, Murad vẫn đều đặn cập nhật hình ảnh #FollowMeTo cùng vợ. Trong năm 2019, hai vợ chồng blogger đã cùng nắm tay nhau du lịch hàng chục quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Mỹ... Ngoài công việc blogger, Murad còn là nhà sản xuất phim. Bên cạnh đó, anh và vợ còn đang điều hành thương hiệu thời trang riêng. |
![]() |
Cuộc sống sang chảnh, chu du khắp nơi, được check-in khách sạn, resort 5 sao của vợ chồng Murad khiến nhiều người ao ước, ghen tỵ. Tuy nhiên, theo Murad, anh và vợ cũng gặp không ít khó khăn, thử thách khi trở thành những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. "Cuộc sống của một travel influencer bao gồm rất nhiều công việc khó khăn. Giấc ngủ thường bị hạn chế, thiếu thời gian tận hưởng và cơ sở vật chất đôi khi có thể rất khủng khiếp, không giống những gì bạn chỉ thấy trên ảnh", Murad cho biết. |
Từ một anh chàng béo, nặng 190 kg, chàng trai người New Zealand lột xác, trở thành huấn luyện viên phòng gym.
" alt=""/>Hôn nhân viên mãn của cặp blogger tạo trend 'đưa em đi khắp thế gian'Chúng tôi ở chung với bố mẹ chồng. Mẹ chồng tôi bán rau ngoài chợ, bố chồng có lương hưu. Ông bà tiết kiệm xây được căn nhà 2 tầng khang trang. So với hàng xóm xung quanh, gia đình tôi có thu nhập ổn định, chi tiêu không phải quá căn ke, chắt bóp.
![]() |
Từ ngày tôi về làm dâu, mẹ chồng khoán trắng cho tôi việc chi tiêu trong nhà. Bà nói thẳng, tiền chạy chợ hàng ngày chẳng đáng là bao, bà để làm sổ tiết kiệm dưỡng già, phòng khi đau ốm không phải phiền các con.
Bố chồng đưa cho tôi mỗi tháng 1 triệu để đỡ tiền điện, nước. Tháng hè không đợi tôi kêu ca, ông đưa thêm 500 nghìn nhưng tôi khéo từ chối để ông không phải nghĩ ngợi.
Tôi sinh con trai đầu lòng, ông bà nội rất vui mừng có cháu đích tôn.
Nửa tháng nữa, tôi phải đi làm nên vợ chồng tôi nhờ ông bà nội trông cháu. Chúng tôi mong bà nghỉ bán rau ngoài chợ khoảng 1 năm, đợi cháu cứng cáp đi lớp thì bà tiếp tục đi chợ.
Như thế, vợ chồng tôi sẽ đảm nhiệm hết việc chi tiêu ăn uống của cả nhà, mỗi tháng biếu ông bà 3 triệu, coi như bà vẫn có khoản tiết kiệm như lúc đi chợ. Vậy mà bà nội bảo, vợ chồng tôi đưa 3 triệu là quá bèo bọt, không ghi nhận công sức của ông bà.
Bà nội nói, ở nhà trông cháu rất mệt mỏi và bí bách, bà muốn vợ chồng tôi mỗi tháng đưa 5 triệu. Bà kể chuyện bà An lên thành phố trông trẻ thuê, được bao ăn uống đầy đủ, lương tháng 6 triệu mà chủ nhà còn biếu xén đủ thứ để lấy lòng.
Nghe mẹ chồng nói vậy, tôi thấy chua chát và bức xúc quá. Bà tính toán rạch ròi như vậy có khác gì người dưng. Hàng xóm xung quanh, ông bà nào chả ở nhà trông cháu, làm gì có chuyện tính công sá như vậy.
Bà nội còn kể lể chuyện ngày xưa quanh năm đồng ruộng, con 4 tháng đã đi gửi trẻ vậy mà các con đều lớn khôn hết. Bà chán cái cảnh 'trẻ trông con, già trông cháu' và chỉ thích đi chợ kiếm đồng ra đồng vào, gặp gỡ bạn chợ mỗi ngày.
Tôi đành phải nhờ vả bà ngoại trông cháu. Mẹ tôi đồng ý ngay mà không đòi hỏi bất cứ đồng tiền nào. Mẹ bảo, vợ chồng tôi còn vất vả, mẹ sẽ nghỉ làm một năm để hỗ trợ trông nom cháu.
Khi sắp đặt chuyện trông con êm xuôi, tôi vô tình nghe được bà nội cu Tôm trò chuyện với bà hàng xóm bên cạnh. Bà nói chẳng việc gì phải ôm cháu 1 năm, suốt ngày bỉm sữa, giường chiếu bẩn thỉu, cháo lão đi dong khắp làng. Bà phải nói vống lên, lấy công 5 triệu để con dâu mang cháu về bên ngoại.
Từ xưa đến nay, 'cháu bà nội, tội bà ngoại', cứ thế mà làm. Bà ngoại thằng Tôm cùng xã, tội gì không tận dụng.
Tôi nghe chuyện mà thấy vô cùng bức xúc. Bà tính toán chi li không muốn đỡ đần con cái lúc này thì sau bà ốm đau, tôi cũng mặc kệ. Ngay tháng sau, tôi sẽ nói ông bà đóng góp tiền ăn 2 triệu vì thực phẩm đắt đỏ, tôi không đủ sức cáng đáng.
Có chị em nào có mẹ chồng như tôi không? Bây giờ tôi bảo bố mẹ đóng góp tiền ăn thì có quá đáng không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm nhưng mối quan hệ của tôi với mẹ chồng không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian.
" alt=""/>Con dâu nhờ trông cháu, mẹ chồng đòi trả công 5 triệu/thángAnh bảo tuy lo sợ, và có phần mất bình tĩnh, nhưng vẫn tìm cách đánh lạc hướng và kết thúc cuộc gọi với người kia. Và anh chưa chuyển tiền theo yêu cầu của họ. Trước khi gọi cho tôi, anh cũng đã gọi cho một người anh quen biết, đang công tác tại Công an tỉnh để nhờ tư vấn, hiến kế và đã được người này cung cấp các thông tin cần thiết, giải thích các quy định của pháp luật liên quan và trấn an.
Tuy vậy, do chưa an tâm, anh gọi cho tôi để được tư vấn thêm trong trường hợp nghiêm trọng này. Tôi bảo anh bình tĩnh và giải thích các khía cạnh tâm lý, pháp lý của các bên liên quan trong vụ việc, cũng như cách xử lý nếu tiếp tục có người tự xưng là công an gọi cho anh đe dọa, đòi chuyển tiền.
Anh không phải là người quen duy nhất của tôi bị gọi điện truy vấn hành vi phạm tội và yêu cầu chuyển tiền để xác minh như thế này. Bạn tôi, giáo viên một trường THCS ở thành phố Dĩ An, Bình Dương, cũng mới gọi tham vấn tôi "cách lấy lại tiền đã chuyển chuyển cho 'công an' trên mạng" sau khi biết mình đã bị lừa.
Cũng với kịch bản tương tự như trên, đang trong buổi lên lớp, bạn tôi nhận được liên tiếp hai cuộc gọi của cùng một số lạ, tự xưng là "công an Đà Nẵng", yêu cầu xác nhận thông tin thân nhân và thông báo bạn có liên quan đến một vụ án rửa tiền, yêu cầu chuyển số tiền 100 triệu đồng để xác minh. Lo sợ dính dáng đến pháp luật có thể ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường, lại tin rằng mình không vi phạm pháp luật nên muốn xác minh làm rõ, đồng thời phía bên kia cũng khẳng định nếu không phạm tội thì sẽ chuyển trả lại tiền, thế là bạn tôi chuyển luôn theo yêu cầu.
Chuyển xong, về nhà kể lại câu chuyện cho chồng nghe, bạn mới vỡ lẽ rằng mình đã bị lừa. Nhận cuộc gọi, tôi cũng chia buồn với bạn, và tư vấn, hướng dẫn cho bạn tố giác tội phạm đến cơ quan Công an sở tại.
>> 'Ngân hàng cần xác thực tài khoản lừa đảo thay vì bắt nhận diện khuôn mặt'
Đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp bị lừa thông qua hình thức gọi điện thoại tự xưng công an, báo nạn nhân đang dính dáng đến pháp luật và cần hợp tác để xác minh, và yêu cầu chuyển tiền. Thủ đoạn này ngày càng phổ biến, và gây nhiều hệ lụy cho nạn nhân và xã hội.
Về mặt tâm lý, tội phạm lừa đảo trên mạng phần đông đi săn con mồi "yếu đuối" là người cao tuổi, nhất là phụ nữ, trẻ vị thành niên, hoặc những người ít hiểu biết pháp luật, không rành công nghệ. Những đối tượng này có điểm yếu tâm lý là sợ dính dáng tới pháp luật, nhất là khi nghe "công an" phán họ đang liên quan đến các vụ án nghiêm trọng về ma túy, rửa tiền... Đây là điểm yếu tâm lý chí tử mà khi tội phạm tận dụng và ra tay thì thường nạn nhân sẽ bị hạ gục.
Tội phạm lừa đảo như vô hình trên không gian mạng, chúng khuất mặt, khuất mày và kịch bản thường đơn giản, tạo tình huống và dùng giọng điệu đanh thép để dồn nạn nhân vào góc tường và ra tay. Hơn nữa chúng hù dọa nạn nhân, thao túng tâm lý đến khi con mồi sập bẫy. Vì nhiều nguyên nhân, nạn nhân khi bị lừa, đau mà không dám chữa vì sợ tốn kém bởi quy trình tố tụng, giải quyết vụ việc theo quy định mất thời gian mà chưa biết kết quả như thế nào?
Về mặt pháp luật, điểm mù dẫn nạn nhân rơi vào bẩy của tội phạm và chuyển tiền cho chúng là không nắm được quy định của pháp luật về quy trình điều tra, truy tố người phạm tội. Bộ luật Tố tụng hành sự năm 2015 quy định cơ quan điều tra, điều tra viên phải trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm; trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Như vậy, theo quy định cơ quan điều tra, điều tra viên không được kiểm tra, xác minh, giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm, khởi tố điều tra vụ án, điều tra bị can một cách gián tiếp thông qua các phương tiện điện tử như tin nhắn Zalo, Messenger, và nhất là không được gọi điện thoại để thông báo việc phạm tội, thu giữ tiền, đồ vật liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, người bị tố giác.
Việc thu giữ vật chứng, tiền, tang vật liên quan đến hành vi phạm tội phải được lập Biên bản và bảo quản theo quy định. Riêng vật chứng là tiền phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định. Theo nội dung trên thì không có việc pháp luật quy định người phạm tội, nếu có phải chuyển vật chứng hoặc tang vật là tiền qua tài khoản cho "công an" bằng cách gọi điện thoại yêu cầu.
Để tránh bị mất tiền, mọi người nên biết rằng, chứng minh một người phạm tội là việc của các cơ quan pháp luật, và theo một quy trình luật định chặt chẽ, không thể và không phải bằng một cuộc điện thoại, một tin nhắn yêu cầu cài ứng dụng hay khai báo thông tin để kiểm tra hành chính. Khi có các yêu cầu này từ người tự xưng là "công an" thì hãy nghĩ ngay đến lừa đảo và tắt điện thoại, chặn số.
Và hãy nhớ hai điều: Thứ nhất, về nguyên tắc cơ quan Nhà nước không bao giờ làm việc với người dân qua điện thoại, nhất là lần đầu liên quan đến một sự việc nào đó. Thứ hai, nếu một người chưa gặp, không biết, gọi điện cho bạn thì phải bình tĩnh để xác định họ là ai? Khi chưa kiểm tra, xác định được mối quan hệ của người gọi với mình thì không trả lời, hoặc thực hiện bất cứ yêu cầu nào của họ, nếu cần hãy gọi người thân trợ giúp.
" alt=""/>Tự xưng 'công an' yêu cầu chuyển khoản 4 tỷ đồng