Ít tháng sau khi đợt tập trung đầu tiên, tới đây tuyển Việt Nam hội quân trở lại trong kỳ FIFA Days tháng 9, với các đối thủ mạnh như Nga, Thái Lan. Và câu hỏi một lần nữa được đặt ra đối với ông Kim Sang Sik rằng: ông thầy người Hàn chọn quân theo tiêu chí nào hòng giúp đội nhà tiếp tục lấy lại niềm tin từ người hâm mộ?
Không dễ để trả lời, nhưng khả năng rất cao tuyển Việt Nam sẽ khó đột biến về nhân sự, trừ khi các cầu thủ từng được gọi ở đợt tập trung gần nhất chấn thương.
Vì đâu?
Sòng phẳng mà nói, ông Kim Sang Sik chắc chắn không hề muốn sử dụng bản danh sách cũ và có thể được tư vấn bởi người đàn anh, HLV đồng hương Park Hang Seo như lần tập trung đầu tiên.
Nhưng, mong muốn làm mới tuyển Việt Nam có lẽ phải chờ, bởi dù chính thức dẫn tuyển Việt Nam vài tháng nhưng HLV Kim Sang Sik cũng chưa có nhiều thời trải nghiệm thực tế bằng các trận đấu từ V-League hay giải hạng Nhất.
Đây là lý do chính để có thể dẫn tới việc danh sách tuyển Việt Nam tham dự 2 trận đấu với tuyển Nga, Thái Lan trong dịp FIFA Days vào tháng 9 khó mới như kỳ vọng.
Bên cạnh đó, bản thân HLV Kim Sang Sik có thể cũng muốn ổn định một đội hình theo cách an toàn nhất tại AFF Cup 2024 - giải đấu vốn cũng chẳng còn nhiều thời gian cho một người mới đến như ông thầy người Hàn.
Nếu tuyển Việt Nam không có sự đột biến về nhân sự như kỳ vọng, hoặc tận dụng tối đa 4 trận giao hữu quốc tế trong tháng 9 và 10 tới như hoàn thiện lối chơi, khả năng vận hành chiến thuật… quả thực cũng có rất nhiều lo ngại cho ông Kim Sang Sik ở chặng đường phía trước.
Những địa điểm tập trung nhiều quán bán đồ ăn vặt cho học sinh nhất là Trường Tiểu học Bãi Cháy (phường Bãi Cháy), Trường Tiểu học Cao Xanh (phường Cao Xanh), Trường Tiểu học Cao Thắng (phường Cao Thắng) và Trường THCS Trọng Điểm (phường Hồng Hải)...
Đơn cử, tại cổng Trường Tiểu học Bãi Cháy có khoảng 10 quán bán đồ ăn vặt, chủ yếu do người dân tận dụng mặt bằng trước cửa nhà để bán.
Một chủ cửa hàng tại đây cho biết, trong ngày sẽ có 4 lần học sinh mua đồ ăn vặt nhiều nhất là lúc trước khi vào lớp và sau khi tan học của cả hai buổi sáng và chiều. Học sinh chủ yếu mua bim bim, kẹo, nước uống đóng vào túi và đồ ăn xiên que.
Tại cổng Trường Tiểu học Cao Thắng có khoảng 7 cửa hàng bán đồ ăn vặt nằm san sát nhau. Ngoài ra, vào thời điểm tan học còn có thêm nhiều xe lưu động bán viên xiên, xúc xích chiên dầu. Học sinh đa số mua thịt bò khô, que cay và nước ngọt với giá chỉ từ 3 đến 10 nghìn đồng.
Anh V.V.T (37 tuổi, trú phường Cao Thắng) cho biết, rất lo ngại khi thời gian gần đây đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán tràn lan trước cổng trường. Chính vì vậy, anh luôn luôn chủ động đưa con đi học và tới trước đón con về để tránh trường hợp con la cà đi theo bạn để mua đồ ăn trước cổng trường.
"Không phải khắt khe nhưng tôi không bao giờ cho con mình tiền mua đồ ăn vặt trong lúc đi học vì đồ ăn không đảm bảo an toàn. Đây cũng là biện pháp bảo vệ con cái trước những mối nguy hại tiềm ẩn trong đồ ăn không rõ nguồn gốc", anh T. chia sẻ.
Tại Trường THCS Trọng Điểm, sau giờ tan học, rất nhiều học sinh đi từng tốp tranh thủ tạt ngay vào những quán bán đồ ăn vặt trong thời gian chờ phụ huynh tới đón. Lúc này cũng là thời gian người bán xiên que bận rộn nhất khi vừa chào mời vừa chiên lại những viên chiên đã chế biến sẵn trước đó qua chảo dầu có màu sẫm.
Tương tự, tại TX Quảng Yên, hầu như cổng trường học nào cũng có quán bán đồ ăn vặt với đầy đủ mặt hàng. Những quán bán đồ ăn sáng như xôi, bánh mỳ sẽ bán kèm theo đồ ăn vặt mỗi khi học sinh có nhu cầu mua.
Nhận thấy đây là mối nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, TX Quảng Yên đã thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra các cơ sở kinh doanh tạp hóa tại 45 cơ sở trường học trên địa bàn.
Quá trình kiểm tra phát hiện và lập biên bản thu giữ nhiều đồ ăn vặt như kẹo, chân gà, cánh gà, bim bim, kẹo ngậm dạng tem giấy có in nhãn mác chữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc hoặc nhãn mác không đúng quy định.
Đáng chí ý tại cửa hàng tạp hóa D.T, tại xã Hiệp Hòa phát hiện nhiều loại kẹo bánh in chữ nước ngoài không có phiên âm tiếng Việt được bày bán. Lực lượng chức năng tiến hành thu giữ, tiêu hủy số bánh kẹo trên theo đúng quy định.
Đồng thời nhắc nhở, khuyến cáo chủ cửa hàng không bán hàng hóa không rõ nguồn gốc và thực hiện nghiêm việc buôn bán hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trước đó, tại Trường THCS thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn và Trường THCS&THPT Hoành Mô, huyện Bình Liêu có hơn 30 học sinh có các triệu chứng đau đầu, buồn nôn sau khi ăn một loại kẹo lạ có chữ nước ngoài được mua ở cổng trường.
" alt=""/>Sau hàng loạt ca ngộ độc, đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc vẫn 'bủa vây' cổng trường