Nằm khiêm tốn trong góc chợ Diên Hồng (TP Nam Định), quán bún sung của bà Hiền đã tồn tại gần 40 năm, là điểm đến quen thuộc của nhiều người dân Nam Định.
Nhắc tới bún sung, nhiều người sẽ thấy lạ lẫm nhưng thực ra, đây là món bún riêu cua ăn kèm với sung muối.
Bà Dương Thị Hiền (67 tuổi, chủ quán) chia sẻ, bà được truyền nghề từ mẹ ruột. Từ năm 1985, sau khi lấy chồng, bà đã mở quán bán riêng. Ban đầu, món ăn này đơn thuần là bún riêu cua, sau được bà thêm tóp mỡ, sung thái lát để tăng khẩu vị và được thực khách yêu thích.
Lâu dần, người ta quen gọi món bún này là bún sung, bún tóp mỡ. Cũng nhờ thế, quán bún của bà đã níu chân thực khách gần 40 năm qua.
Bà Hiền chia sẻ, linh hồn của món bún sung chính là nước dùng, được nấu hoàn toàn từ cua đồng nên có vị ngọt thanh, kết hợp dấm bỗng chua nhẹ tạo nên hương vị hài hoà. Trung bình, mỗi ngày quán sử dụng khoảng 20kg cua đồng để nấu nước dùng.
Quán mở bán từ 6h-20h nên từ 3h bà Hiền đã phải dậy sơ chế cua, đem đi xay để nấu nước dùng. Các nguyên liệu khác như rau sống, sung, rau thơm,… được chuẩn bị từ tối hôm trước.
“Mỗi ngày quán dùng hết khoảng 50kg sung và hơn 1 tạ bún. Những ngày đông khách như cuối tuần thì phải bán hết 2 tạ bún tươi.
Sung sau khi rửa sạch được thái mỏng, ngâm nước muối loãng cho khỏi chát và không bị thâm. Khi ăn khách sẽ tự trộn gia vị theo khẩu vị”, bà Hiền cho hay.
Mỗi bát bún thông thường gồm bún tươi, giá đỗ đã được trụng qua nước sôi, thêm tóp mỡ giòn rụm đã tẩm ướp gia vị vừa miệng và rau thơm rắc bên trên, sau đó chan nước dùng nóng hổi.
Đặc biệt, giá mỗi bát bún chỉ có 10 nghìn đồng nhưng trông vẫn rất đầy đặn, bắt mắt.
6 năm trở lại đây, bà Hiền mới thêm các loại đồ ăn kèm (topping) khác để khách có nhiều lựa chọn. Đến giờ, khoảng 70% khách gọi bát có topping, số còn lại vẫn chọn bún riêu cua, tóp mỡ truyền thống.
Khách dù chỉ ăn bát 10 nghìn đồng, bà vẫn vui vẻ phục vụ rau sống và sung muối không giới hạn. Nếu gọi thêm chả cá, cá rán, mọc viên hay chả lá lốt, bát bún sẽ có giá từ 15.000 - 30.000 đồng.
Với giá bình dân, bún sung trở thành món ăn được nhiều học sinh, sinh viên và những người lao động ở TP Nam Định yêu thích.
Từ sáng đến tối, hầu như không lúc nào quán ngơi khách nhưng đông nhất vẫn là buổi trưa và buổi tối. Để khách không phải chờ lâu, quán có tới 10 nhân viên thay nhau làm, mỗi người phụ trách một công việc.
“Bát bún 10 nghìn đồng mà khách ăn 2 rổ rau sống là tôi không có lãi đâu. Nhưng tôi vẫn vui vẻ, coi như khách ăn ít bù khách ăn nhiều. Khi bán hàng, thấy ai là người lao động nặng nhọc, tôi thường cho thêm bún để họ no bụng hơn”, bà Hiền nói.
Bà tin rằng, khi bán hàng bằng cái tâm, bằng tình yêu dành cho món ăn và cho thực khách, chắc chắn khách ăn sẽ cảm nhận được.
Có lẽ vì thế, quán bún sung của bà đã trở thành chốn tới lui của nhiều thế hệ người dân Nam Định. Có người ăn từ hồi nhỏ xíu, nay lớn lên, đã lập gia đình vẫn dắt con cháu tới ăn.
Anh Đoàn Xuân Ninh (TP Nam Định), một khách “ruột” của quán cho biết, anh đã ăn bún sung ở đây được gần 30 năm. Tuần nào, anh cũng phải đưa vợ ghé quán ăn một vài lần.
“Tôi ăn chỗ khác thấy vị không hợp bằng ở đây, nên bao nhiêu năm rồi tôi vẫn chỉ ăn mỗi bún sung của bu Hiền”, anh Ninh chia sẻ.
TIN BÀI KHÁC:
Thế giới phản ứng về việc ông Kim Jong-il qua đờiChị Điệp trải lòng: “Khi nghe bác sĩ nói con bị ung thư, phản ứng đầu tiên của chúng tôi là không chấp nhận kết quả ấy, cho rằng có sai xót rồi. Con nhỏ bé, đáng thương như vậy sao lại mắc phải căn bệnh quái ác ấy được”.
Một lần nữa họ đưa con trở lại bệnh viện, nhưng chẳng thay đổi được gì. Tháng 1 năm nay, bé Bảo Anh gia nhập Khoa Ung bướu Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 2, để bắt đầu hành trình dài chiến đấu với bệnh tật, thuốc hóa chất, kim truyền.
Mỗi lần vô thuốc đều kéo dài nhiều ngày, cô bé bị “dập” tơi tả. Khi thức, con gào khóc, chẳng thiết ăn uống, cũng chẳng muốn ai tới gần. Giấc ngủ của con cũng chập chờn, thường vô thức kêu đau. Người mẹ trẻ những ngày này vừa mệt mỏi vì thiếu ngủ, lại thương con nên cũng suy sụp tinh thần, lần nào cũng cần có người thân đi cùng để phụ đỡ.
Sau những toa thuốc đầu tiên, thấy con kiệt quệ vì bệnh tật, phải bò lê lết vì chẳng đứng dậy nổi, vài người thân ở quê đã khuyên vợ chồng chị Điệp để con ở nhà. Nhưng họ chẳng thể nào nhìn con đau đớn đến chết, đồng ý mọi phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Sau ca phẫu thuật cắt bỏ khối u, tháng 5 năm nay, Bảo Anh được chuyển ra Huế để xạ trị. Lúc này, nhìn thấy con gái có chút sức sống, chị Điệp lại dâng trào hy vọng, nhưng lúc này gia đình chị đã lâm cảnh khốn cùng.
Nhiều năm trước, cha chồng của chị phát bệnh tâm thần, thường xuyên la hét, đánh đập, chọi đá người qua đường nên phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 tại Đồng Nai. Mỗi tháng gia đình phải đóng 3 triệu đồng, kéo dài đến nay cũng đã khoảng 10 năm.
Để có tiền cho ông điều trị, mẹ chồng chị Điệp phải đi lượm ve chai, thu gom phế liệu. Trước đây, khi Bảo Anh còn khỏe mạnh, vợ chồng chị đi làm thuê, vừa nuôi con, vừa đỡ đần cho cha mẹ. Đáng tiếc, từ ngày con gái phát bệnh, chị bận bịu chăm sóc, một mình anh Hiếu đi làm chẳng thể nào càng đáng chi phí lo cho con. Chỉ chưa đầy một năm, họ đã phải vay mượn hơn 200 triệu đồng để đóng viện phí, mua thuốc, đi lại và ăn uống.
Thương hoàn cảnh ngặt nghèo của gia đình, các hội, đoàn thể ở địa phương đã đứng ra kêu gọi làng xóm chung tay giúp đỡ, nhưng số tiền chẳng thấm là bao so với chi phí cho căn bệnh quái ác mà con đang mang.
Ông Trương Vũ Đình Nhựt, Trưởng thôn Quảng Lợi (xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông) xác nhận với VietNamNet, vợ chồng chị Điệp, anh Hiếu là người địa phương. Ngày thường, họ chịu khó làm lụng, do đất rẫy ít quá nên chủ yếu phải đi làm mướn kiếm sống. Nếu con gái không mắc bệnh hiểm nghèo thì cuộc sống gia đình cũng tạm đủ. Giờ họ đang rất khó khăn, điều cấp bách trước mắt là cần có kinh phí để tiếp tục chữa bệnh cho cháu bé.
Thông qua Báo VietNamNet, rất mong sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm đưa bàn tay ấm cưu mang đứa trẻ tội nghiệp, để con được trị bệnh, vơi bớt đau đớn.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2 hoặc chị Nguyễn Thị Hồng Điệp hoặc anh Phan Văn Trung Hiếu; Địa chỉ: thôn Quảng Lợi, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 0912600041. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.250 (Bé Phan Nguyễn Bảo Anh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản:0011002643148.Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |