- Nhìn lại quãng đường làm nghệ thuật, anh nhớ nhất điều gì?
Càng lớn tuổi tôi càng thấy mình nhỏ bé trong thế giới nghệ thuật. Rồi cũng đến lúc chia tay sân khấu, khán giả sau khi đã xong hết bổn phận. Tôi muốn rút lui trong cái đẹp, chứ không phải vì cái xấu hay scandal. Thầy tôi - nghệ sĩ lão thành Nguyễn Văn Phúc từng dặn: “Bước vào nghệ thuật bằng đường nào, sẽ ra bằng đường ấy”.
Khi giảng dạy cho các em - cháu, tôi luôn khuyên họ bỏ tư tưởng theo nghệ thuật chỉ để được hào quang danh vọng, hãy chăm chỉ, nỗ lực, đừng chọn con đường đi tắt ngoài tài năng.
- Trung Dân quen thuộc với hình ảnh nông dân lam lũ trên màn ảnh, còn ngoài đời, anh thụ hưởng cuộc sống thế nào?
Tôi không có nhu cầu cao trong cuộc sống. Rời sân khấu, tôi về nhà là một “gã nhà quê” chính hiệu. Tôi không mê xe hơi, nhà lầu mà chỉ thích chạy xe cub, sống trong một căn nhà vừa đủ, trồng cây cảnh cùng vật nuôi. Mỗi ngày bà xã cho ăn gì tôi ăn đó, miễn cơm đủ 3 bữa. Chiếc điện thoại tôi xài từ năm 2014 tới nay vẫn tốt nên không có ý định đổi.
Nếu không đi diễn, tôi ở nhà đọc sách, nghiên cứu tài liệu và viết lách. Tôi ít dùng mạng xã hội vì thấy xô bồ, cái xấu nhiều hơn cái tốt. Tôi dành thời gian rảnh nghe ca nhạc, cải lương và quây quần xem phim cùng gia đình. Con cái giờ lớn khôn, có cuộc sống riêng ổn định nên tôi cũng khỏe. Ngẫm lại đời sống vật chất lẫn tinh thần tôi may mắn hơn một số đồng nghiệp.
![]() | ![]() |
- Trong khi nhiều diễn viên gạo cội than cát-sê không đủ sống thì anh có vẻ khá đủ đầy. Danh hiệu “danh hài” hay “nghệ sĩ” mang lại cho anh những gì?
Tôi không đặt bản thân ở vị trí quá cao hay nổi tiếng. Tôi cũng không dám nhận là danh hài hay nghệ sĩ gạo cội đẳng cấp vì thấy to tát quá. Tôi chỉ xem mình là một nghệ sĩ biểu diễn, bình dân hơn cứ gọi là thợ diễn.
Cuộc đời này, làm được nghề yêu thích, có tên tuổi và chỗ đứng trong lòng khán giả - tôi không mong gì hơn. Đồng tiền tôi làm ra không quá lớn so với nhiều người nhưng đủ nuôi sống gia đình. Khán giả là ân nhân, cho chúng tôi một cuộc sống đủ đầy. Tôi tự tin vì đến giờ phút này sống được với nghề, không phải làm nghề tay trái.
Giữ mình trước mọi cám dỗ
- Quan điểm làm nghề của anh lúc này thế nào?
Tôi hoạt động nghệ thuật tự do, tự kiểm duyệt cho chính mình. Chương trình hay phim ảnh phù hợp tôi nhận lời, còn nếu lố hoặc phản cảm thì từ chối. Tuổi này tôi được phép thảnh thơi, không áp lực mưu sinh cơm áo. Tiền bạc cũng quan trọng song tôi không muốn bị nó chi phối, cuốn đi.
Có lần tôi nhận lời quảng cáo cho một sản phẩm với cát-sê rất cao. Do không tìm hiểu kỹ và có chia sẻ không phù hợp, tôi bị mọi người phản ứng. Ngay lập tức tôi làm một clip xin lỗi và tự phạt mình. Sau này dù nhiều nhãn hàng mời nhưng tôi không dám nhận nữa. Sự cố đó cũng là điều khiến tôi day dứt nhất trong mấy mươi năm làm nghề.
- Showbiz Việt rất chuộng lời khen còn khi làm sai ít ai lên tiếng xin lỗi, điển hình là trường hợp các nghệ sĩ quảng cáo lố sản phẩm gần đây, anh thấy sao về điều này?
Tôi không dám so sánh vì mỗi người một cuộc sống. Họ nổi tiếng, giàu có và có các mối quan hệ xã hội rộng hơn tôi rất nhiều. Tôi chỉ nghĩ từ cá nhân, vì tôi còn có con, sợ mắc cỡ với chúng. Tôi luôn dạy bọn trẻ làm gì cũng được, miễn đừng bao giờ để mọi người nhìn mình với con mắt thiếu tôn trọng.
Một con người dù già hay trẻ cũng mắc khuyết điểm. Khi làm sai phải xin lỗi, đó là quy tắc ở đời. Tôi cứ cầu thị nhận lỗi và sửa sai, ít nhất để không thẹn với lòng. Còn vài người giấu giếm che đậy, có thể vì một lý do nào đó mà họ không tiện lên tiếng chăng?
Hình ảnh với người nghệ sĩ rất quan trọng, xây dựng 10 năm còn đập đổ chỉ một khắc. Nếu không làm khéo, rất dễ tiếp tay cho việc xấu và nạn nhân chính là khán giả. Tôi mong các em, các cháu hiểu rõ điều này để cẩn trọng và có trách nhiệm trong bất cứ vấn đề gì, đặc biệt là quảng cáo sản phẩm.
- Giữa anh và bà xã ban đầu là cuộc hôn nhân mai mối, không tình yêu. Điều gì giúp cả hai gắn bó mặn nồng sau 3 thập kỷ?
Tôi sống với vợ ban đầu vì trách nhiệm, bổn phận và bản năng của một người đàn ông. Nhưng có lẽ, sự hy sinh của cô ấy suốt bao nhiêu năm khiến tôi thay đổi. Khoảnh khắc bà xã sinh con đầu lòng và quằn quại trong cơn đau xé gan ruột, tôi biết phải có trách nhiệm với người phụ nữ này.
“Đàn ông đi biển có đôi/đàn bà đi biển mồ côi một mình”. Tôi tự hỏi tại sao một người phụ nữ xa lạ lại chấp nhận bước qua lằn ranh sống chết để sinh con cho mình. Tình yêu cả hai cũng vì thế được bồi đắp qua năm tháng.
Đến tận bây giờ tôi mang ơn bà xã rất nhiều. Tôi không mong cầu gì hơn, chỉ hy vọng mỗi ngày có thể trôi qua yên bình bên vợ đến cuối đời.
- Điều gì ở bà xã khiến anh trân trọng?
Vợ từng nói với tôi: “Em đối xử với anh như vậy, em không mong anh làm gì lớn lao cho em. Nhưng anh đừng lấy bất cứ thứ gì của gia đình đi dù nhỏ nhất”. Câu nói ấy khiến tôi suy ngẫm nhiều, rằng phải sống trách nhiệm và tử tế với tổ ấm nhỏ.
Cuộc đời nhiều cám dỗ nên tôi cố gắng giữ mình. Tôi nhìn từ truyền thống gia đình, ông bà cha mẹ để tự răn bản thân. Nếu chỉ vui chơi qua đường ở bên ngoài mà quên đi sự hy sinh của vợ thì liệu có xứng đáng là người chồng, người cha tốt chưa? Tôi không ngu dại gì mà đánh đổi. Tôi luôn cố tỉnh táo để tránh làm điều sai, khiến bản thân hối hận muộn màng.
Trung Dân tham gia 'Ơn giời! Cậu đây rồi'
Lần đầu tiên nghe con rể ngoại quốc thưa chuyện, ông gọi đó là “cú sốc” và buộc phải họp mặt gia đình để giải quyết.
" alt=""/>Nghệ sĩ Trung Dân U60 miệt mài đóng phim, kể về bà xã kín tiếngTừ nguồn giống quý, Tập đoàn TH đã trồng và phát triển vườn cam theo định hướng thực hành nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, tiêu chuẩn VietGap và xây dựng thương hiệu cam tươi FVF từ năm 2018.
Đến nay, vườn cam tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An diện tích hơn 70 ha, quy mô lớn bậc nhất miền Trung. Trong đó, 60% gốc cho quả năm thứ ba với sản lượng hơn 20 tấn một ha. Sản lượng toàn vườn cung cấp ra thị trường có thể lên đến hơn 1.000 tấn. Điều đặc biệt ở vườn cam này là mỗi năm chỉ thu hoạch một vụ duy nhất, diễn ra trong ba tháng cuối năm Âm lịch.
"Về tài chính, lãng phí khu vực này có thể lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Song hệ lụy nó gây ra khó đo đếm hết", ông nói.
Một trong số hệ lụy được ông Thông nhắc tới là lãng phí niềm tin nhân dân. Ông dẫn chứng, loạt dự án điện gió, mặt trời được nhà đầu tư bỏ vốn làm nhưng nhiều năm qua chưa thể đưa vào vận hành do vướng cơ chế, hay hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang tại các thành phố lớn.
Nhìn nhận thực trạng này ở góc độ nhà đầu tư, doanh nghiệp hay cơ quan quản lý Nhà nước, theo ông Thông, đều là sự lãng phí của cải, nguồn lực xã hội.