Nhưng đây hẳn sẽ không phải là nơi mà MaRin có thể thoải mái tung hoành như hồi còn ở LCK Hàn Quốc, bởi mới đây nhất, anh và đồng đội tại LGD vừa mới nhận trận thua bẽ bàng trước Qiao Gu Reapers. Trong trận đấu đầu tiên của tại LPL, MaRin cùng LGD đã thi đấu cực kì lép vế trước Qiao Gu, đội tuyển mà ở giải đấu Mùa Hè năm ngoái, họ đã giành chiến thắng để lên ngôi vô địch.
Khi mà MaRin không thể hiện được nhiều điều còn những vị trí chủ lực khác như imp hay We1less (nổi tiếng với cái tên GODV) cũng thi đấu cực kỳ thất vọng thì thất bại là điều khó tránh khỏi với LGD khi đối thủ của họ là một Qiao Gu đang thi đấu quá xuất sắc.
Ở trận đấu thứ hai tại LPL Mùa Xuân 2016, LGD Gaming sẽ gặp World Elite, đội tuyển vừa giành suất trụ hạng thành công khi thi đấu chật vật ở mùa giải 2015.
June_6th
" alt=""/>[LMHT] MaRin nhạt nhòa trong ngày “chào sân” LPLHillary Clinton và Donald Trump có thể là những cái tên trung tâm nhất của cuộc tranh luận bầu cử Tổng thống Mỹ đang diễn ra, nhưng Facebook và Twitter cũng được toàn thể dân chúng Mỹ “bám chặt” không kém, để theo dõi sự kiện này.
Trong hơn 1 năm qua, hai đại gia mạng xã hội của Silicon Valley luôn đẩy mạnh danh tiếng và sự có mặt của họ trong thị trường live-streaming và tất nhiên, nỗ lực đó không thể vắng trong sự kiện tranh luận này được.
“Đây là lần đầu tiên Twitter và Facebook thực sự đối đầu nhau trong một màn live streaming có cùng nội dung”, Jan Dawson, nhà phân tích cao cấp của Jackdaw Research nói. “Vì thế, sẽ rất thú vị khi cả hai công ty công bố về quy mô, lượng khán giả của họ sau sự kiện và liệu họ có sử dụng những thước đo giống nhau hay không”.
Hai mạng xã hội sẽ tiến hành live stream 3 cuộc tranh luận bầu cử Tổng thống sắp tới, cùng với cuộc tranh luận Phó Tổng thống giữa các ứng cử viên Mike Pence và Tim Kaine. Twitter sẽ tổ chức sự kiện với sự hợp tác cùng truyền hình Bloomberg Television còn Facebook bắt tay với ABC News.
" alt=""/>Lần đầu tiên Facebook và Twitter cùng live stream cuộc tranh luận bầu cử MỹVới mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc; Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, ngày 14/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử.
Trong báo cáo quý III/2016 tình hình thực hiện Nghị quyết 36a, Văn phòng Chính phủ - đơn vị được Chính phủ giao chủ trì triển khai Nghị quyết này cho biết, sau gần 1 năm thực hiện, các nhiệm vụ chung của Nghị quyết 36a đã được các bộ, ngành, địa phương cơ bản hoàn thành.
Các cơ quan đã phân công một số lãnh đạo phụ trách trực tiếp công tác ứng dụng CNTT; ban hành kế hoạch xây dựng cơ quan điện tử để thực hiện Nghị quyết 36a; công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và kết nối, liên thông phần mềm quản lý hồ sơ công việc của cơ quan mình với Văn phòng Chính phủ.
“Việc ban hành Nghị quyết 36a đã có tác động tích cực về mặt nhận thức để các bộ, ngành, địa phương quan tâm, tăng cường chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT”, Văn phòng Chính phủ đánh giá.
Cũng theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, thời gian vừa qua, cơ quan này đã phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT bước đầu thực hiện hiệu quả nhiều nhiệm vụ của Nghị quyết 36a với cách làm mới như: kế thừa những kết quả ứng dụng CNTT trước đây của các bộ, ngành, địa phương; tập hợp sử dụng nguồn lực cán bộ CNTT từ nhiều doanh nghiệp CNTT, cả các tập đoàn lớn của nhà nước như VNPT, Viettel; sử dụng hạ tầng kỹ thuật hiện có là Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước, không xây dựng hạ tầng mới, tạo điều kiện triển khai các ứng dụng trong thời gian ngắn hơn.
Tuy nhiên, thống kê sơ bộ của Văn phòng Chính phủ cho hay, đến hết tháng 9/2016, trong l68 nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành Trung ương được giao tại Nghị quyết 36a, mới chỉ có 8 nhiệm vụ cơ bản hoàn thành, đạt tỷ lệ hơn 11%.
Cụ thể, theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, 8 nhiệm vụ đã được các bộ, ngành Trung ương đã cơ bản hoàn thành gồm có: Kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương; Công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Thiết lập trang tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để công bố thông tin về doanh nghiệp nhà nước; Thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần hạ tầng viễn thông của Việt Nam theo phương pháp đánh giá phát triển Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc; Công bố đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh trên trang tin doanh nghiệp và Cổng dịch vụ công quốc gia; Cung cấp trực tuyến dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp; Thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá phát triển Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc; Tiếp tục rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình và t hủ tục kê khai thu và chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục kê khai tham gia bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp xuống còn 49 giờ.
" alt=""/>Khó đạt chỉ tiêu lọt vào top 4 ASEAN về Chính phủ điện tử