Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Everton, 18h30 ngày 26/4
Theo ông Khánh, trước khi có Nghị định 116, Luật Giáo dục 2005 quy định sinh viên sư phạm không phải đóng học phí; nhà nước miễn học phí cho sinh viên sư phạm thông qua cơ chế cấp ngân sách trực tiếp cho các cơ sở đào tạo giáo viên (thường gọi là kinh phí cấp bù sư phạm).Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện chính sách này đã bộc lộ một số nhược điểm như việc sử dụng ngân sách chưa đảm bảo hiệu quả do sinh viên ra trường không làm đúng ngành; việc cấp chi thường xuyên cho cơ sở đào tạo sư phạm chưa đảm bảo định mức chi phí đào tạo dẫn đến thiếu nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm đặc biệt trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; không công bằng với các ngành học khác; không thu hút được học sinh khá, giỏi vào ngành sư phạm; việc đào tạo không gắn với nhu cầu sử dụng.
Nghị định 116 được ban hành nhằm khắc phục những nhược điểm trên.
Chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm
Cụ thể, ông Trần Tú Khánh cho hay, tại điều 4 của của Nghị định 116 quy định sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí. Trong đó, tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học; mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Sinh viên sư phạm có thể đăng ký đào tạo theo các hình thức: giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu theo thông báo nhu cầu của các địa phương; đào tạo theo nguyên vọng của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp (đào tạo theo nhu cầu xã hội).
 |
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội, nếu cam kết làm trong ngành giáo dục, các em cũng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.
Đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nguyện vọng của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp, kinh phí đào tạo sẽ do cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả (không thuộc ngân sách nhà nước cấp).
Các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí
Nghị định 116 cũng quy định chi tiết các trường hợp nào phải hoặc không phải bồi hoàn khi phí đào tạo.
Sinh viên sư phạm không phải bồi hoàn là những người công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp 2 lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp.
Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí đào tạo gồm những em không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; hoặc công tác không đủ thời gian công tác theo quy định; hoặc sinh viên sư phạm chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
Với những sinh viên sư phạm thuộc các trường hợp “bất khả kháng” như nghỉ học tạm thời, bị đình chỉ học tập tạm thời sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời gian nghỉ học hoặc bị đình chỉ học. Sinh viên dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần), dừng học vì lý do khác không do kỷ luật, được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định, thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ.
Trách nhiệm thu hồi chi phí bồi hoàn được giao cho UBND cấp tỉnh (ra thông báo thu hồi và thông báo cho sinh viên sư phạm và gia đình đối với các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí). Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn.
Tối đa trong thời hạn 4 năm, kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi kinh phí sinh viên sư phạm, sinh viên và gia đình các em có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn. Số tiền thu hồi từ kinh phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước.
 |
Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thanh Hùng |
Về việc bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đối với sinh viên, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đặt ra tình huống: “Vậy sinh viên được hỗ trợ kinh phí trong quá trình đào tạo, nhưng trong quá trình tuyển dụng, sinh viên đó không trúng tuyển; hoặc có tình huống sinh viên đi thi tuyển dụng ở các tỉnh thành khác thì có phải nộp lại kinh phí đó hay không?
Hiện nay trách nhiệm thu hồi đang giao cho UBND tỉnh. Nhưng hiện nay, chúng tôi cũng đang vướng đối với đối tượng sinh viên cử tuyển. Lạng Sơn hiện còn hơn 10 sinh viên cử tuyển vi phạm. Tỉnh đã giao cho các sở chuyên môn đôn đốc thu hồi nhưng sau 5 lần thông báo vẫn chưa thu hồi được. Việc này rất khó khăn, bởi không có chế tài để xử lý. Việc thu hồi bồi hoàn này cũng vướng tương tự khi không có chế tài xử lý”, ông Huyên nói.
Về điều này, ông Trần Tú Khánh cho hay, mục tiêu của Nghị định 116 không phải là để thu hồi kinh phí, mà nâng cao chất lượng, gắn đào tạo với nhu cầu.
“Nếu sinh viên sư phạm làm trong ngành giáo dục bất cứ ở đâu trên cả nước, công lập hay ngoài công lập, hoặc có xác nhận công tác trong ngành giáo dục đều không phải bồi hoàn. Chỉ với những trường hợp cố tình không bồi hoàn, thì áp dụng chế tài dân sự. Nếu 3 lần thông báo mà không nộp lại thì có thể dùng các giải pháp theo quy định của Luật Dân sự để xử lý.
Thanh Hùng

SV Sư phạm không vào diện 'đặt hàng' có được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
Nhiều sinh viên dự kiến vào các ngành sư phạm băn khoăn về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
" alt=""/>Sinh viên sư phạm khóa 2021
Hai vợ chồng chị Lương Thị Lan (SN 1982) và anh Lương Văn Lai (SN 1976), bản Kẻ Nính, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An kể lại: Con trai Lương Mạnh Tuấn (SN 2008), học lớp 7A3, Trường THCS Hạnh Thiết đã tử vong khi cứu được 2 cháu cùng đi tắm sông.Khu vực 3 em học sinh bị đuối nước có bãi cát bồi, tạo nên những hố nước sâu giao nhau giữa sông Hiếu với một con suối chảy qua huyện Quỳ Châu.
 |
Khu vực ngã ba sông Hiếu chảy qua đoạn huyện Quỳ Châu, Nghệ An nơi 3 em học sinh tắm |
“Tôi đi làm keo thuê, mỗi ngày được 200 ngàn đồng. Vì vậy, Tuấn đi học về là làm việc nhà, nấu cơm canh cho bố ăn. Bố cháu bị căn bệnh động kinh" – chị Lan kể.
 |
Chị Lan thắp hương cho con trai |
Trưa 18/4, gia đình chị Lan làm lễ cúng “giải hạn” cho bà nội Vi Thị In (82 tuổi). Tuấn được mẹ bảo đi tìm con trâu đang thả rông.
Đến đầu giờ chiều, sau khi ăn cơm trưa, 3 cậu cháu là Lương Mạnh Tuấn; Hà Nhật Anh (học sinh lớp 5A) và Lương Bảo Khanh (học lớp 3A) - học sinh Trường Tiểu học Châu Hạnh 2 rủ nhau đi tìm trâu giúp mẹ.
“Buổi chiều, khi đang làm thẻ căn cước tại nhà văn hoá thì tôi nghe mọi người báo tin Tuấn bị đuối nước. Tức tốc chạy xuống thì con đã ngưng thở…” – chị Lan nhớ lại.
 |
Vợ chồng chị Lan và anh Lai |
 |
Liên tục mấy ngày qua nhiều người đến gia đình động viên, chia sẻ hai vợ chồng |
Hai cháu Nhật Anh và Bảo Khanh (cháu của Tuấn) kể lại: “Buổi chiều, 3 cậu cháu rủ nhau đi tìm trâu nhưng chưa thấy. Cháu tắm được một lúc thì bị chìm, chới với đưa tay lên thì cậu Tuấn bơi ra đẩy vào. Cậu đẩy cháu từ phía sau lưng. Cháu vào được bờ cát thì không thấy cậu nổi lên nữa”.
Ngay sau đó, Nhật Anh chạy về gọi ông ngoại.
“Lúc ông ngoại xuống tìm thì thấy có người đã với lên. Mọi người nỗ lực cứu cháu Tuấn nhưng đã không còn kịp nữa” – chị Lương Huyền (SN 1986) là mẹ cháu Bảo Khanh nhớ lại.
 |
Đoạn sông mà 3 học sinh xuống tắm |
 |
Con trai chị Lương Huyền may mắn được cứu sống |
Chị Lan mẹ cháu Tuấn kể, từ khi mất con chị như đứt từng khúc ruột. Ngày đưa tang, chị khóc lịm đi nhiều lần: “Lúc chuẩn bị đi an táng con, chị khóc nhiều quá nên ngủ thiếp một lúc. Chị mơ thấy con chạy lên một chiếc xe to rồi nói: Mẹ về đi, đừng đuổi theo con nữa…”
Hành động dũng cảm cứu người
Cô Võ Thị Hương – Hiệu phó Trường Tiểu học Châu Hạnh 2 cho biết, phía nhà trường thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở học sinh vào mùa hè cẩn thận trong việc tắm ở sông hay hồ, đập.
“Ngày nghỉ các cháu về gia đình, thời tiết miền núi nắng nóng và thói quen của đồng bào là thường đi tắm sông. Việc xảy ra ngoài ý muốn thật sự rất là thương” – cô Hương chia sẻ.
 |
Hai em học sinh lớp 5A và 3A Trường Tiểu học Châu Hạnh 2 được cứu sống - Ảnh Tú Linh |
Còn cô Nguyễn Thị Xuân - Hiệu trưởng Trường THCS Hạnh Thiết cho biết, ở lớp 7A3, Tuấn là một học sinh chăm ngoan, chịu khó học hành.
“Gia đình em Tuấn có hoàn cảnh khó khăn, một mình mẹ làm việc nuôi 2 con ăn học. Tuấn có chị gái là học sinh giỏi của Trường Dân tộc nội trú ở huyện Quỳ Châu” – cô Xuân thông tin.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, Sở đã hoàn thành hồ sơ và gửi Bộ GD-ĐT đề nghị truy tặng bằng khen cho em Lương Văn Tuấn.

Nam sinh lớp 7 tử vong sau khi cứu hai em nhỏ
Sở GD-ĐT Nghệ An đang làm đề xuất gửi các cấp đề nghị truy tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho em Lương Mạnh Tuấn, học sinh lớp 7, Trường THCS Hạnh Thiết, Quỳ Châu. Tuấn bị đuối nước tử vong sau khi cứu được hai em nhỏ.
" alt=""/>Giây phút nam sinh tử vong vì cứu 2 em nhỏ giữa ngã ba sông ở Nghệ An
Khó khăn đầu được tháo gỡDù có cơ hội tập trung sớm khi V-League dời sang tháng 2 năm sau, thế nhưng bài toán về thời gian vẫn là một trong những khó khăn lớn dành cho HLV Park Hang Seo.
Thuyền trưởng người Hàn Quốc không thể bắt tay vào công việc một cách trực tiếp khi phải cách ly 14 ngày kể từ thời điểm quay trở lại Việt Nam vào cuối tháng 7 vừa qua.
Cùng lúc, các cầu thủ hay những thành viên BHL từ vùng dịch Bình Dương, TP.HCM cũng phải thực hiện quy định này nên không thể tập trung, tập luyện cùng tuyển Việt Nam trong những buổi tập đầu tiên.
 |
HLV Park Hang Seo vừa được tháo gỡ khó khăn đầu tiên |
Thậm chí, nếu thực hiện đúng quy định cách ly trước đây, chân sút được kỳ vọng nhất tuyển Việt Nam là Tiến Linh chỉ có khoảng 2 tuần trước khi đá trận ra quân gặp Saudi Arabia ngày 2/9.
Tuy nhiên, rốt cuộc khó khăn này được tháo gỡ khi cơ quan chức năng đồng ý ý giảm một nửa thời gian cách ly cho những người tiêm đủ 2 mũi vắc xin nên HLV Park Hang Seo, Tiến Linh hay một số thành viên BHL chỉ mất 1 tuần là hội quân cùng tuyển Việt Nam.
... thầy Park vào việc thôi
Khó khăn đầu tiên dành cho HLV Park Hang Seo được tháo gỡ, và giờ vấn đề lớn nhất mà thuyền trưởng người Hàn Quốc phải làm ngay là lên phương án xử lý với những vướng mắc của tuyển Việt Nam trước khi sang Saudi Arabia.
Có lẽ thầy Park nên bắt đầu từ hàng công do đây đang là khu vực có nhiều nhân tố mới nhất trong lần tập trung này. Bởi không phải tự nhiên ông gọi lên một chân sút mới toanh như Tuấn Hải, hay cái tên khá vô duyên với tuyển Việt Nam trong nhiều năm qua là Tuấn Tài nhằm bổ sung thêm chất cho hàng công.
 |
HLV Park Hang Seo bắt tay vào làm mới hàng công |
HLV Park Hang Seo muốn thay đổi hàng công của đội nhà không chỉ nằm ở những nhân tố mới mà còn là chuyện chơi thế nào cho hiệu quả hơn trước các đội bóng rất mạnh sắp tới.
Các trận đấu cuối ở vòng loại thứ 2 diễn ra tại UAE dù đạt chỉ tiêu về số bàn thắng khi có 8 pha lập công trong các cuộc đối đầu với đội chủ nhà, Indonesia và Malaysia nhưng để hài lòng lại là chưa.
Hàng công của tuyển Việt Nam nhìn qua thì thấy chơi khá đa dạng khi ghi bàn từ nhiều cách khác nhau, nhưng mấu chốt lớn nhất là sự hiệu quả trong các pha triển khai đến kết thúc lại chưa phải quá cao.
Gần như mọi đường bóng rồi đến cả việc ghi bàn dồn lên đôi vai của Tiến Linh nên rõ ràng sẽ gặp rất khó nếu các đối thủ tập trung vào chân sút đang khoác áo Bình Dương.
Tìm thêm một tiền đạo mới chất lượng, và các phương án triển khai tấn công hiệu quả hơn đang là mục tiêu rất lớn mà HLV Park Hang Seo phải làm, hoàn thành cho tới trước khi sang Saudi Arabia.
Nhiệm vụ này không đơn giản, nhưng ít nhất HLV Park Hang Seo hay Tiến Linh cùng các thành viên BHL vừa được tháo gỡ quy định cách ly hy vọng thuyền trưởng tuyển Việt Nam làm được điều mình muốn.
Mai Anh

Công Phượng vắng mặt ở tuyển Việt Nam: Thầy Park tính cả rồi!
Công Phượng không có tên trong danh sách tuyển Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại thứ 3 World Cup gây nhiều bất ngờ. Nhưng với thầy Park thì đừng hỏi vì sao.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam khó khăn đầu được gỡ, thầy Park vào việc thôi